Thụy Điển đã bắt đầu giảm dần các hoạt động tìm kiếm sau gần 1 tuần săn tìm một “đối tượng lạ” mà không có kết quả.
Theo báo Telegraph của Anh, sau khi một bức ảnh nghiệp dư cho thấy một tàu ngầm xuất hiện ngoài khơi bờ biển Thụy Điển, một số người có thể tự hỏi tại sao một tàu ngầm có thể vào gần như vậy mà không bị phát hiện.
Đối với tàu ngầm, có hai trường hợp để nó khó bị phát hiện. Một là hoạt động yên tĩnh nhất và hai là lặn ở vùng ven biển – vùng nước ồn ào, luôn nhiều sóng cùng với các hoạt động của các sinh vật biển và tàu chở hàng tạo ra tiếng ồn xung quanh khiến khả năng phát hiện bằng sóng âm giảm đi rất nhiều.
Vụ việc ở Thụy Điển cho thấy các công nghệ săn ngầm vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh minh họa.
Nguyên lý hoạt động của Sonar thủy âm là phát ra các sóng âm và dựa vào các sóng phản xạ mà phát hiện ra tàu ngầm. Nhưng trong một số trường hợp, Sonar rất khó khăn để hoạt động.
Thêm vào đó, Sonar được chứng minh là nguyên nhân gây tổn hại cho các loài sinh vật biển cho nên người ta không thể sử dụng nó trong vòng 12 hải lý ven bờ biển. Nếu khi sử dụng Sonar mà người ta phát hiện thấy ở đó có các sinh vật như cá heo, cá voi, người ta sẽ phải tắt hoàn toàn.
Ngoài ra, sóng biển cũng là một trở ngại cho hoạt động của Sonar thủy âm. Ví dụ, tàu ngầm có thể tìm thấy các vùng lõm của sóng âm Sonar đối phương, được gọi là “vùng tối”. Ở đó, tàu ngầm có thể trú ẩn và quan sát kẻ thù mà không bị phát hiện.
Khả năng yên tĩnh cũng rất quan trọng. Các tàu ngầm diesel là cực kỳ yên tĩnh, nhất là khi nó di chuyển ở tốc độ thấp và sử đụng động cơ điện khi lặn. Ngoài ra còn một lớp cao su hấp thụ âm thanh trên thân tàu cũng giúp nó tránh bị phát hiện.
Đó là những lý do đơn giản để giải thích vì sao các tàu ngầm vẫn đang nắm giữ lợi thế khi nói đến các thiết bị quân sự trên biển.
Trần Vũ
Xem thêm video clip : Mỹ không kích, tiêu diệt hàng trăm tay súng IS
2014-10-23 00:48:10
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/su-viec-o-thuy-dien-boc-lo-nhuoc-diem-cua-cong-nghe-san-ngam-a156201.html