>>> 7 quan niệm chưa đúng khi ăn trứng
Giữ cho mình một sức khỏe tốt là một việc vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều phương pháp, bí kíp khác nhau được truyền miệng mà không có cơ sở khoa học. Điều này có thể dẫn tới việc chăm sóc sức khỏe không hiệu quả, thậm chí có tác dụng ngược.
Bài viết này sẽ đưa ra một số bí kíp “dỏm” nhiều người tin về việc chăm sóc cơ thể. Tránh xa những bí kíp này, bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt.
1. Bị cảm cúm là do không mặc đủ ấm
Cảm cúm là do virus gây nên và có thể mắc vào tất cả các mùa. Tuy nhiên, thời tiết khô và lạnh tạo điều kiện cho virus sinh sôi và phát triển. Vì thế, nhiều người bị cảm tưởng đó là do không mặc ấm khi trời lạnh.
2. Sử dụng càng nhiều vitamin sẽ càng có lợi
Việc sử dụng nhiều vitamin chỉ tốt khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Khi bạn mắc bệnh, cơ thể sẽ cần một số lượng lớn vitamin để có thể bù đắp những chất quan trọng đã bị mất. Trong điều kiện bình thường, việc quá lạm dụng vitamin sẽ gây nguy hại cho cơ thể bạn, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.
3. Càng uống nhiều sữa càng tốt
Sữa bổ sung vitamin D và canxi rất tốt cho sự phát triển của xương. Nhưng có một nghịch lý, chính những nguyên liệu này trong sữa gây ra tỷ lệ loãng xương ở hông rất cao, theo một nghiên cứu của American Society for Bone and Mineral Research.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu người Thụy Điển, đứng đầu là Karl Michaelsson, còn chứng minh rằng uống quá nhiều sữa sẽ làm giảm tuổi thọ, đặc biệt ở nữ giới.
4. Bơi sau khi ăn dễ bị chuột rút
Thời gian để bạn tiêu hóa thức ăn khi đi bơi cũng như bình thường chứ không gây co thắt dạ dày như nhiều người lầm tưởng. Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra trong khi bơi song hoàn toàn không có mối liên hệ nào với dạ dày.
5. Nuốt kẹo cao su sẽ bị “dính ruột”
Chúng ta khi còn nhỏ thường xuyên tin vào câu chuyện nuốt kẹo cao su sẽ bị dính ruột. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: kẹo cao su bị nuốt sẽ được tiêu hóa như những đồ ăn bình thường.
Nhiều người nghĩ rằng đồ ăn bị rơi xuống đất nếu nhặt lên trước 5 giây thì vẫn có thể ăn được. Nhưng ít ai biết, với một số loại đồ ăn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong một phần triệu giây.
7. Ăn sữa chua liên tục giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa
Ngày nay có nhiều loại sữa chua được quảng cáo có chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Song thực chất, lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa vẫn hoạt động tốt mà không cần ăn sữa chua liên tục để bổ sung.
8. Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ làm bạn luôn khỏe mạnh quanh năm
Trong mỗi quả táo có chứa rất nhiều vitamin C và chất xơ. Điều này khiến nhiều người cho rằng khi ăn kiêng, mỗi bữa chỉ cần ăn một quả táo là đủ.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng: táo không thể thay thế bữa ăn chính và dù ăn kiêng cũng cần bổ sung các chất cần thiết khác, đặc biệt là protein.
9. Ốm thì không được ăn kem
Khi bạn nói với bố mẹ rằng mình muốn ăn kem trong khi đang ốm, chắc chắn bố mẹ sẽ không đồng ý. Nhưng có một điều bất ngờ rằng trong trường hợp này, câu “dĩ độc trị độc” lại có thể áp dụng đúng đắn.
Rất ít người biết rằng đồ ăn lạnh có thể làm dịu đi nhưng cơn đau họng và có thể cung cấp năng lượng nếu bạn không thể ăn cơm.
10. Bẻ “khục” ngón tay, chân gây ra chứng viêm khớp
Nghe thoáng qua thì điều này nghe cũng có lý. Bẻ các khớp ngón tay sẽ gây ra một số tác động lên các khớp, nhưng thực sự chừng đó cũng không đủ để gây viêm.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ bị viêm khớp của người bẻ khớp ngón tay hay không bẻ khớp ngón tay là như nhau.