ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Gọi mãi bác sĩ mới xuất hiện, bé trai 5 tháng tuổi tử vong
Saturday, November 15, 2014 13:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Được các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh thông báo cậu con trai 5 tháng tuổi của mình tử vong do bị suy tim, suy hô hấp cấp, chị Xuân như không tin nổi bởi trước đó các bác sĩ chẩn đoán bé chỉ bị mắc bệnh sốt phát ban.
B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly8zLmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tVHJDckR4cXN5R00vVkdNSlZwbC00N0kvQUFBQUFBQUFSNWMvalpldzRnMGxxNGMvczE2MDAvMjAxNDExMDYtMDcwNTMyLWJlLTUtdGhhbmctdHUtdm9uZy0xXzUyMHgzOTAuanBn
Chị Đỗ Thị Xuân bàng hoàng và bức xúc trước cái chết bất thường của con trai mình.
Vào khoảng 10g10 phút ngày 2/11, gia đình chị Đỗ Thị Xuân, 22 tuổi (trú tại tổ 7, khu 3, phường Hà Lầm, TP. Hạ Long) đã nhận được thông báo từ phía bệnh viện rằng con trai mình là cháu Nguyễn Trung Kiên (SN 20/5/2014) đã bị tử vongvới các biểu hiện suy hô hấp, suy tim, và không loại trừ khả năng bị phản vệ do tiêm vắc-xin… Không đồng tình với kết luận đưa ra từ phía bệnh viện, gia đình đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã có mặt để đảm bảo an ninh cũng như tiến hành làm các thủ tục khám nghiệm, và để gia đình đưa nạn nhân về mai táng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Văn Mạnh – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh thừa nhận, việc cháu bé nhập viện với tình trạng bị sốt phát ban và tử vong là có thật. Tuy nhiên, mọi kết luận còn phải chờ vào kết quả từ phía cơ quan công an. Về phía bệnh viện, cuộc họp hội chẩn kỹ thuật vẫn chưa được tiến hành. Theo giải thích của ông Mạnh, là do phía công an đã niêm phong mọi giấy tờ, sau khi có được hồ sơ từ phía công an, bệnh viện sẽ tiến hành họp kỹ thuật.

Nụ cười đã tắt trên đôi môi cháu trai bụ bẫm.

Chia sẻ với phóng viên, chị Xuân (mẹ đẻ cháu bé) kể lại những khoảnh khắc cuối cùng bên cậu con trai bé nhỏ: vào ngày 25/10, gia đình chị có đưa con đi tiêm vắc-xin “5 trong 1”, nhưng cháu không hề có biểu hiện phản ứng gì với thuốc. Tuy nhiên, đến đêm 27/10, cháu có biểu hiện sốt nhẹ. Đến đêm ngày 29, cháu Kiên sốt cao đến 39 độ C, trên mặt có xuất hiện một vết đỏ nổi lên. Gia đình đã sử dụng khăn ướt và miếng dán Aikido để hạ sốt.
Do thấy con không có dấu hiệu giảm sốt, sáng 30/10, chị Xuân cùng gia đình đưa cháu đến Bệnh viện đa Khoa Quảng Ninh khám bệnh. Tại đây, cháu bé được xác định bị sốt phát ban với các biểu hiện sốt, trên mặt và người có những nốt mẩn đỏ. Phía bệnh viện đã yêu cầu gia đình làm thủ tục nhập viện, sau đó cháu Kiên được điều trị tại khoa Lây – Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh.
Sau khi nhập viện, cháu Kiên được các bác sĩ kê cho thuốc Oresol và thuốc hạ sốt để uống, cùng với đó cháu được truyền một chai nước 250ml, đến tối ngày 30/10, cháu có dấu hiệu hạ sốt. Sáng 31/10, cháu Kiên tiếp tục sốt lại và được bác sĩ kê lại liều thuốc như ngày 30/10. Tuy nhiên, khi cho cháu uống thuốc hạ sốt, cháu lại nôn ra.
Đặc biệt, chiều ngày 31, khi quan sát thấy phần chân phía cắm kim truyền có dấu hiệu phù nề và sưng đỏ, phía gia đình đã yêu cầu các bác sĩ tháo kim truyền cho cháu. Sau khi kiểm tra, một điều dưỡng đã thực hiện động tác không chính xác, khi rút kim truyền đã làm cong kim. Đêm 31/10, Kiên tiếp tục có biểu hiện sốt cao, kèm theo đó là tiêu chảy. Cháu tiếp tục được chỉ định dùng thuốc hạ sốt, kèm theo truyền nước, và uống hỗ trợ men tiêu hóa. Sau đó, cháu Kiên được đưa đi thực hiện siêu âm, nội soi… nhưng vẫn hoàn toàn bình thường.
Khoảng 19g30 phút ngày 1/11, sau khi thấy con có biểu hiện sốt cao, cháu bé được điều dưỡng cho dùng thuốc hạ sốt, dạng viên đút đít. Khoảng 20g, cháu Kiên sốt cao và quấy nhiều hơn. Lúc này, điều dưỡng tiếp tục đưa cho gia đình 1 vỉ gồm 4 viên thuốc ngủ cho cháu bé uống, và chỉ giải thích rằng uống cho đỡ quấy(?). Khoảng 22g, khi thấy con không có dấu hiệu hạ sốt, gia đình tiếp tục gọi bác sĩ lên thăm khám. Lúc này, điều dưỡng đã đưa cho gia đình chị Xuân một viên thuốc hạ sốt nữa, và yêu cầu thực hiện đút đít cho cháu.
Gia đình chị Xuân không đồng ý vì cho rằng, cháu vừa sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc ngủ xong. Tuy nhiên, khoảng 5 phút sau, điều dưỡng quay lại và tiếp tục cho cháu bé uống thuốc hạ sốt. Khoảng 0 giờ ngày 31, cháu Kiên tiếp tục sốt cao, điều dưỡng mang lên một bịch chứa dung dịch để truyền. Chị Xuân nói:“Khi mang lên, bịch dung dịch này đã bị thủng và không thể truyền được. Sau đó, điều dưỡng đã dùng kim tiêm, tiêm thẳng vào kim truyền của con tôi 3 lần, mỗi lần 5cc”.
30 phút sau, cháu bé vẫn sốt và có dấu hiệu thở nhanh. Gia đình đã gọi bác sĩ, nhưng bác sĩ vẫn không có mặt mà chỉ có điều dưỡng xuất hiện và tư vấn gia đình dùng khăn ướt để đắp cho cháu. 1g30 phút, thấy con vẫn sốt cao, chị Xuân tiếp tục gọi bác sĩ, khi đó điều dưỡng đã lên và tiêm cho cháu một mũi tiêm khoảng 5cc nói là thuốc ngủ, cùng với việc cho sử dụng thuốc điện giải.
Khoảng 2g30 phút sáng ngày 2/11, cháu Kiên có biểu hiện thở gấp, hơi thở yếu. Gia đình gọi bác sĩ, lúc này bác sĩ trực chính trong ê kíp, tên Hà, mới xuất hiện. Theo gia đình chia sẻ, thời điểm này huyết áp của cháu Kiên đã giảm xuống còn khoảng 70/45. Do cháu Kiên có biểu hiện thở nhanh, ê kíp trực đã tiến hành cho cháu sử dụng máy khí dung. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không tiến triển mà có dấu hiệu xấu đi, cơ thể có dấu hiệu tím tái…
Khoảng một lúc sau, bác sĩ Kiên trưởng khoa Lây, cùng với các bác sĩ khác mới có mặt. Lúc này cháu Kiên được chỉ định cho sử dụng máy thở oxy, và được chuyển xuống phòng cấp cứu.
Đến 10g10 phút ngày 2/11, gia đình chị Xuân đã nhận được thông báo từ phía bệnh viện: cháu Kiên bị tử vong với các biểu hiện suy hô hấp, suy tim, và không loại trừ khả năng bị phản vệ do tiêm vắc-xin… Gia đình hoàn toàn không đồng tình với kết luận đưa ra từ phía bệnh viện.
Quá bức xúc trước cái chết của cháu bé, gia đình đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ nguyên nhân. Nhiều nghi vấn được đặt ra: liệu có phải cháu Kiên bị tử vong do sốt phát ban? hay tử vong do sốc phản vệ với vắc-xin 5 trong 1? có hay không việc ê kíp trực cho sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, thuốc ngủ…khiến cháu Kiên tử vong bất thường?.
Ngoài việc cần làm rõ nguyên nhân về cái chết của con trai mình, chị Xuân còn cho rằng: “Con trai tôi tử vong một phần do sự thiếu trách nhiệm của ê kíp trực. Khi cháu có biểu hiện sốt cao liên tục, gia đình đã gọi bác sĩ rất nhiều lần, nhưng chỉ có sự xuất hiện của điều dưỡng và y tá thực tập, còn bác sĩ trực chính trong ê kíp thì mãi khi cháu có biểu hiện nguy kịch mới xuất hiện. Bên cạnh đó, phía gia đình đã hai lần đề nghị với bác sĩ Kiên (trưởng khoa Lây), và bác sĩ Hà cho con tôi chuyển viện, nhưng bác sĩ không trả lời và cũng không giải thích với gia đình mà chỉ ậm ừ cho qua chuyện”.
Ngày 3/11, một ngày sau khi cái chết bất thường của cháu Kiên tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh, gia đình đã tổ chức lễ an táng cho cháu Kiên. Nỗi đau đớn và những nghi vấn về cái chết của cháu Kiên vẫn hằn sâu trên khuôn mặt mỗi người trong gia đình chị Xuân.
Theo Phụ Nữ Online
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.