Sau khi được Israel cho mượn một chiếc Mig-21 còn nguyên vẹn, Mỹ đã ráo riết nghiên cứu chiếc máy bay này để tìm điểm yếu nhằm đề ra chiến thuật đối phó với Không quân Việt Nam.
Tổng cộng không quân Mỹ đã thực hiện 102 chuyến bay với MiG-21 trước khi trả nó lại cho Israel. Chỉ có 11 phi vụ bị hủy do trục trặc kỹ thuật, một số vụ có nguyên nhân được cho là do kỹ thuật viên Mỹ chưa kịp làm quen với MiG-21.
Sau khi đánh cắp được chiếc MiG-21 từ Ai Cập và thu được những lợi ích rõ rệt từ phi vụ này, Israel quyết định cho Mỹ, đồng minh thân cận, mượn chiếc MiG-21 trong khoảng thời gian ngắn, từ 23/01 đến 08/04/1968.
Mỹ sau đó đã đưa chiếc MiG-21 tới Vùng 51 để thử nghiệm và đánh giá. Tại đây, MiG-21 được đưa vào những cuộc giao chiến mô phỏng với những chiến đấu cơ Mỹ gồm F-4, F-105, F-111, F-100, F-104, B-66, RF-101, RF-4 và F-5.
Tổng cộng không quân Mỹ đã thực hiện 102 chuyến bay với MiG-21 trước khi trả nó lại cho Israel.
Phi công Mỹ làm quen với MiG-21.
Cũng như đa số chiến đấu cơ Liên Xô khác, thiết kế của MiG-21 ưu tiên tính đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng. Nó có thể hoàn thành 1 phi vụ, hạ cánh và thực hiện 1 phi vụ khác sau 20 phút. Những chuyên gia và phi công Mỹ đánh giá MiG-21 là 1 máy bay rất “lành”.
Tổng cộng chỉ có 11 phi vụ bị hủy do trục trặc kỹ thuật, một số vụ có nguyên nhân được cho là do kỹ thuật viên Mỹ chưa kịp làm quen với MiG-21.
Nhờ có kích thước tương đối nhỏ so với những chiến đấu cơ khác, MiG-21 cũng có diện tích bề mặt phản xạ thấp. Nhiều phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng xác nhận việc radar của mình đôi lúc gặp khó khăn trong việc phát hiện MiG-21.
Đội ngũ kỹ thuật viên phụ trách MiG-21 tại Khu 51 gồm 6 người.
Kết quả từ những thử nghiệm này cho thấy MiG-21 có vận hành rất tốt ở hầu hết mọi điều kiện bay, nhưng hiệu năng bị hạn chế ở độ cao dưới 4.500 m. Khi thử nghiệm ở độ cao lớn, MiG-21 có thể đạt vận tốc tối đa Mach 2 nếu không mang theo vũ khí. Nhưng ở độ cao dưới 4.500 m, máy bay gặp rung động rất mạnh khi đến ngưỡng vận tốc cận âm, khoảng từ 1.100 km/h và không thể tác chiến hiệu quả.
Tên lửa Sidewinder được gắn thay thế cho Atoll.
Trong khoảng độ cao này, khả năng điều hướng mũi máy bay chúc lên xuống cũng bị hạn chế nếu vận tốc vượt quá 940 km/h. Ngoài ra, MiG-21 gặp nhiều khó khăn khi bay trong điều kiện có nhiễu động không khí mạnh. Điều này có thể vì máy bay không có cơ cấu hỗ trợ tự cân bằng.
Điểm yếu khi tác chiến ở độ cao thấp phù hợp với vai trò nhiệm vụ ban đầu của MiG-21, đó là một máy bay đánh chặn tầm cao. Trong thực tế chiến tranh Việt Nam thì trong các phi vụ của MiG-21 thường có MiG-17 phối hợp ở tầm thấp.
MiG-21 có thể đạt vận tốc tối đa Mach 1.6 nếu mang theo vũ khí ở độ cao lớn.
Một nhược điểm khác là góc quan sát cả phía trước và phía sau của máy bay bị hạn chế. Phía sau buồng lái là góc mù 50 độ. Phi công có thể phát hiện một mục tiêu như F-4 ở khoảng cách từ 5 đến 8 km. Cơ số đạn của pháo 30mm thấp, cơ cấu ngắm không ổn định và không có tác dụng khi ở mức gia tốc trên 3G.
MiG-21 cũng dễ mất tốc độ khi quay vòng ở gia tốc cao, mặc dù điều này cũng có lợi ích là làm giảm bán kính cần thiết để quay vòng. Động cơ phản lực phản ứng rất chậm khi cần tăng sức đẩy, thời gian cần thiết để đạt mức sức đẩy tối đa không dùng đốt hậu là 14 giây.
Ngoài ra, khi dùng đốt hậu ở độ cao trên 4.500 m sẽ tạo vệt khói trắng do nhiên liệu thừa không được đốt hoàn toàn và có thể bị phát hiện từ xa.
Điểm yếu đáng chú ý nhất là khả năng chịu hỏa lực đối phương của MiG-21 khá thấp, do kích thước nhỏ, vật liệu nhẹ, động cơ và thùng nhiên liệu không có cơ chế bảo vệ, cộng với bình chứa khí oxy áp suất cao.
Sau khi thu được kết quả từ những phi vụ bay thử nghiệm, Không quân Mỹ đã đưa ra một số biện pháp để đối phó với MiG-21. Cụ thể những biện pháp đó là gì? Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo.
Theo Đại Lộ
2014-11-26 20:56:39
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/my-tim-diem-yeu-cua-mig-21-de-doi-pho-kq-viet-nam-nhu-the-nao-a164057.html