Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay vừa diễn ra tại Brisbane, Úc.
Sự có mặt của các lãnh đạo quan trọng đã thu hút chú ý của toàn thế giới.
Trước hội nghị, nhiều người Úc đã yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Vấn đề Pháp Luân Công được đưa vào như là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần xử lý thích đáng ngay lập tức.
Ngày 14/11, Đài ABC phát một phóng sự đặc biệt về hội nghị thượng đỉnh G20.
Phóng sự tập trung vào các vấn đề thu hút sự quan tâm nhất của công chúng.
Trong các vấn đề liên quan tới Trung Quốc, Hãng ABC đã phỏng vấn ông John Mạnh, một học viên Pháp Luân Công và là cựu giáo sư Đại Học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Ông Mạnh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1996.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu năm 1999, ông Mạnh dành hết sức mình nói rõ sự thật cho moi người và bị bỏ tù phi pháp 9 năm.
Trong thời gian ở tù, ông Mạnh đã phải chịu tra tấn tàn khốc như đánh đập, cưỡng chế tẩy não, không cho ngủ và lao động nô dịch.
Ông Mạnh cũng nhiều lần bị cưỡng chế lấy máu, để xây dựng dữ liệu nội tạng của các học viên Pháp Luân Công nhằm thu hoạch.
Ông Mạnh kêu gọi ông Tập Cận Bình hãy chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và sau đó bắt thủ phạm chính là Giang Trạch Dân và những quan chức khác..
Vào sáng 15/11, các học viên Pháp Luân Công tập trung tại công viên Emma Miller ở Brisbane.
Họ kêu gọi các lãnh đạo thế giới, truyền thông toàn cầu cùng nỗ lực chấm dứt bức hại Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng sống, một hành vi phản nhân loại.
Cuộc biểu tình thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông lớn của Úc.
Các đài truyền hình lớn đã đưa tin về cuộc biểu tình ôn hòa này. Một số hãng truyền thông Quốc tế cũng tham gia.
Tổng biên tập Ngũ Phàm: “Truyền thông và các nghị sỹ Úc rất coi trọng vấn đề nhân quyền.
Họ xem Pháp Luân Công, Tây Tạng và Tân Cương là các vấn đề nhân quyền.
Các học viên Pháp Luân Công cũng nhận được phỏng vấn từ truyền thông địa phương.
Họ hiện đang công khai về các vấn đề Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng sống.”
Ngũ Phàm nói những vấn đề như vậy sẽ không bao giờ được phép thảo luận tại hội nghị APEC tại Bắc Kinh vừa rồi cũng như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Myanmar.
“Những chủ đề này chỉ có thể được động đến ở những nơi như Úc.
Vì vậy nước Úc sẽ nói ra các vấn đề nhân quyền như sự bành trướng của Trung Quốc và bức hại Pháp Luân Công.