ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thêm một cận thần của Giang Trạch Dân mất ảnh hưởng
Tuesday, November 4, 2014 17:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2014/11/02/156370842z_Liu_Yunshan-676x450.jpg

Lưu Vân Sơn, người đứng đầu Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, tham dự phiên họp bế mạc Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ tại Bắc Kinh, 14/11/2012. Tại Đại hội, ông Tập Cận Bình được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Đảng. Kể từ đó, ông Lưu đã lợi dụng quyền lực của mình để gây rắc rối cho ông Tập (Feng Li/Getty Images)

Phân tích thời sự

Nhiều dấu hiệu cho thấy quyền lực của một nhân vật chủ chốt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời là đồng minh thuộc phe cánh Giang Trạch Dân, đã giảm sút.

Lưu Vân Sơn là một quan chức cấp cao lưu nhiệm trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Ông đã giữ vị trí này từ năm 2007 và tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2012 nhờ có mối quan hệ mật thiết với Giang Trạch Dân. Kể từ năm 2002, để phục vụ lợi ích của chủ tịch Giang, ông Lưu đã kiểm soát chặt chẽ bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ.

Một dấu hiệu cho thấy vai trò của ông Lưu đã giảm sút là từ lịch trình các cuộc họp kể từ sau phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương. Theo thông lệ của ĐCSTQ, sau đại hội thường niên của Ủy ban Trung ương, mỗi bộ, ban, ngành của Đảng và nhà nước sẽ tổ chức họp để thúc đẩy các thông điệp quan trọng của Ủy ban Trung ương.

Ngày 23/10 vừa qua, một ngày sau khi phiên họp lần thứ 4 kết thúc, Ban Chỉ đạo Trung ương về Thông tin và An ninh mạng (the Central Internet Security and Information Leading Group) đã tổ chức hội thảo để truyền tải tinh thần của cuộc họp. Đại hội Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cũng tổ chức các buổi hội thảo với chủ đề tương tự trong cùng ngày.

Người đứng đầu Ban Tuyên truyền liên tục gây rắc rối cho Tập Cận Bình bằng cách kiểm duyệt và truyền tải sai các bài phát biểu của ông Tập

Tuy nhiên, mãi cho đến ngày 25/10, Ban Tuyên truyền do ông Lưu Vân Sơn đứng đầu mới tổ chức họp về việc “Thực hiện Tinh thần của Phiên họp lần thứ 4”. Đối với những người quan tâm tới tình hình chính trị tại Trung Quốc, việc trì hoãn này là một dấu hiệu vô cùng quan trọng, cho thấy vị thế của cuộc họp của Ban Tuyên truyền đã giảm sút.

Thêm vào đó, giám đốc Văn phòng Thông tin và An ninh Mạng, ông Lỗ Vĩ, đã không tham dự cuộc họp của Ban Tuyên truyền, mặc dù Internet là một phần vô cùng quan trọng trong bộ máy tuyên truyền của Đảng. Thay vào đó, ông Lỗ lại chủ trì một buổi hội thảo riêng dành cho bộ phận An ninh Mạng vào một ngày trước đó.

Sự vắng mặt của ông Lỗ trong cuộc họp Ban Tuyên truyền đã cho thấy Văn phòng Thông tin và An ninh Mạng không còn nằm dưới sự kiểm soát của Lưu Vân Sơn nữa.

Trước đây, văn phòng này có tên là “Văn phòng Thông tin Internet Nhà nước” và phải báo cáo lên Tổng cục Hội đồng Nhà nước (State Council General Office). Ngày 27/2/2014, lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình đã tiếp quản cơ quan này, đổi thành tên gọi như hiện nay, và biến nó thành một cơ quan trong tổ chức trung ương Đảng.

Mặc dù cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đã phải nhường lại vị trí lãnh đạo Đảng cho ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2002, nhưng ông Giang vẫn còn sức ảnh hưởng lớn tới mọi sự kiện trong suốt 10 năm nhiệm kỳ của ông Hồ. Và kiểm soát Ban Tuyên truyền chính là một biện pháp của ông Giang nhằm hạn chế quyền lực của Hồ Cẩm Đào.

Kể từ trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào 11/2012, Giang Trạch Dân và những người ủng hộ đã tìm cách hạn chế quyền lực của tân lãnh đạo họ Tập. Họ thậm chí còn tìm cách thay thế vị trí của ông Tập. Bản thân Lưu Vân Sơn cũng liên tục gây rắc rối cho Tập Cận Bình bằng cách kiểm duyệt và truyền tải sai các bài phát biểu của ông Tập.

Chẳng hạn như, ấn bản mừng tân niên 2013 của Southern Weekly mới đầu đã đăng một bài xã luận với tiêu đề “Giấc mơ Trung Hoa, Giấc mơ hợp hiến” nhằm kêu gọi lấy Hiến Pháp Trung Quốc làm nền tảng. Theo lệnh của Đà Chấn, trưởng ban tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông (tạp chí Southern Weekly cũng được xuất bản tại đây), bài xã luận đã bị thay đổi bằng một bài viết ngợi ca ĐCSTQ.

Ý tưởng về “Giấc mơ hợp hiến” được dựa trên một bài phát biểu của ông Tập vào ngày 4/12/2012 nhằm tăng cường quyền lực của Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Trong bài phát biểu của ông Tập có đoạn: “Một quốc gia được cai trị bằng pháp luật thì đầu tiên phải được cai trị bằng Hiến pháp, và việc cai trị bằng pháp luật cũng phải dựa trên Hiến pháp”.

Một ví dụ khác về sự can thiệp của ông Lưu Vân Sơn là sự kiện ngày 15/10/2014. Em trai của chủ tịch Tập là Tập Viễn Bình đã công bố một bài kỷ niệm trên Nhật báo Thâm Quyến. Trong đó là những câu chuyện về cha ông (Tập Trọng Huân) và những thành viên khác trong gia đình, cùng với tấm ảnh của ông Tập Viễn Bình bên cạnh vợ và mẹ.

Bài báo đã được lan truyền rộng rãi trên nhiều website của các hãng truyền thông trực thuộc cơ quan ngôn luận Đảng, như: Tân Hoa Xã (Xinhua), Nhân dân Nhật báo (People’s Daily), và Tin tức Trung Quốc (China News). Tuy nhiên, chỉ trong một vài giờ sau đó, tất cả những bài báo này đều bị gỡ bỏ.

Bài phát biểu trong hai tiếng đồng hồ vào ngày 15/10 của ông Tập đã nêu lên nhiều vấn đề về sáng tác văn học nghệ thuật. Nhiều người cho rằng đây là cú đáp trả của ông Tập đối với hệ thống tuyên truyền do Lưu Vân Sơn lãnh đạo.

Dịch Anh ngữ và nghiên cứu bổ sung bởi Lu Chen.

 

 

Theo Vietdaikynguyen.comom

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.