ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chiếc bình vỡ có giá gần 21 tỷ đồng
Wednesday, December 31, 2014 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một chiếc bình với phần miệng bị sứt mẻ, rạn nứt được đặt trong góc phòng khách và cắm hoa giả của một đôi vợ chồng người Anh bỗng dưng thành món đồ có giá trị bằng cả khối tài sản khổng lồ.

Cặp vợ chồng giấu tên sinh sống tại Anh được thừa hưởng chiếc bình gốm cũ sứt mẻ này từ cha của người vợ. Họ hoàn toàn không biết về xuất xứ và giá trị của chiếc bình, nhưng vì món đồ này đã nằm trong căn nhà của người cha từ rất lâu, nên họ đã quyết định thử gửi ảnh tới nhà đấu giá để thử vận may.

Ban đầu, họ chỉ hy vọng món đồ này đủ cổ để có thể đem bán và không hy vọng sẽ nhận được một số tiền lớn. Nhưng ngay lập tức, một chuyên gia trong lĩnh vực đồ gốm cổ đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chiếc bình và xác định được niên đại của nó. Bên cạnh đó, những họa tiết, thơ phú vẽ trên bình còn cho thấy đây là một món đồ trang trí để tiến cung dưới thời vua Càn Long.

Phần miệng bình đã bị sứt mẻ, rạn nứt từ khoảng thế kỷ 19, sau đó được sửa chữa lại một cách vụng về. Chiếc bình đã có mặt trong nhà của cặp vợ chồng may mắn từ thời cha của họ còn sống. Đôi vợ chồng này không biết gì về việc tại sao và từ khi nào chiếc bình gốm có viết thư pháp này lại từ Trung Quốc lưu lạc sang Anh.

Họ chỉ biết rằng cha của họ đã mua lại chiếc bình lại một chợ bán đồ cũ hồi thập niên 1960. Sau khi người cha qua đời, cặp vợ chồng đã đặt chiếc bình trong góc phòng khách và cắm hoa giả vào đó. Họ đã rất sốc khi nhà đấu giá đưa ra mức giá ước tính ban đầu đối với chiếc bình là 10.000 bảng, nhưng thực tế, mức giá xác lập vượt xa con số này.

Ngay khi tin tức về chiếc bình gốm cổ lưu lạc từ hoàng thất Trung Hoa sang Anh được công bố, những người mua đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… đã đổ về buổi đấu giá và ngay lập tức mức giá tăng vọt chóng mặt. Và giá trị cuối cùng của được đẩy lên tới hơn 630.000 bảng Anh (21 tỷ đồng).

Nhà đấu giá cho biết vì chiếc bình bị sứt mẻ nhiều nên mức giá chỉ dừng lại như vậy, nếu chiếc bình còn ở trạng thái hoàn hảo, “cuộc chiến phát giá” sẽ còn gay cấn hơn và một con số kỷ lục chắc chắn sẽ được xác lập.

Chiếc bình gây ra cơn sốt đối với các nhà sưu tầm là bởi trên đó có một bài thơ do chính vua Càn Long chấp bút và có hình dấu triện ở cuối.

Trong bài thơ, vị hoàng đế đã ca ngợi bốn loài hoa tượng trưng cho bốn mùa ở Trung Quốc: hoa đào cho mùa xuân, hoa sen cho mùa hè, hoa cúc cho mùa thu và hoa mẫu đơn cho mùa đông.

Chiếc bình vỡ có giá gần 21 tỷ đồng - Ảnh 1

Chiếc bình hoa đã bị sứt mẻ nhiều.

Trước đó, có hai anh em sống ở Pinner, Anh quốc dọn nhà sau khi bố mẹ họ qua đời. Họ đã tìm thấy một chiếc bình hoa cũ và mang nó tới người chủ trì cuộc bán đấu giá Bainbridges ở vùng Ruislip gần đó, ông này rất hào hứng với món đồ và định giá chiếc bình khoảng 1,9 triệu đô (khoảng 39,9 tỷ đồng).

Tuy nhiên, không ai ngờ sau 30 phút đấu giá, giá cuối cùng của chiếc bình bao gồm cả tiền hoa hồng và thuế giá trị gia tăng đã lên tới 85 triệu đô (khoảng 1.785 tỷ đồng). Chiếc bình sứ thế kỷ 18 thời vua Càn Long này được cho là có giá trị cao nhất trong số những món đồ nghệ thuật của Trung Quốc từng được đem ra đấu giá.

Hay trường hợp một gia đình ở New York đã mua một chiếc bát Trung Quốc với giá 3 đô (khoảng 63.000 đồng). Sau đó, họ đã phát hiện ra chiếc bát là đồ cổ 1.000 năm tuổi, trị giá 2,2 triệu đô (khoảng 46,2 tỷ đồng).

Chiếc bát sứ với đường kính 12cm có hoa văn hình răng cưa cuối cùng được bán cho một nhà buôn đồ cổ tên là Giuseppe Eskenazi đến từ Lon Don tại buổi đấu giá của Sotheby ở New York vào tháng 3/2013.

Sotheby cho biết chiếc bát này có từ thời Nam Tống (trị vì Trung Quốc từ năm 960 tới năm 1127), triều đại này nổi tiếng về văn hóa và tinh hoa nghệ thuật. Chiếc bát duy nhất nổi tiếng tương tự về kích cỡ và kiểu dáng đã nằm trong bảo tàng vương quốc Anh trong hơn 60 năm.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.