ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Flappy Bird, Haivl lọt top 10 sự kiện ICT ‘nóng’ nhất năm 2014
Tuesday, December 30, 2014 18:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Haivl đóng cửa, Flappy Bird gây “sốt” toàn thế giới, VCCorp bị hacker đánh sập… là những sự kiện gây “sốt” dư luận trong chuỗi sự kiện ICT ‘nóng’ nhất năm 2014.

Flappy Bird gây “sốt” toàn thế giới

Xuất hiện từ cuối tháng 1/2014 trên hai chợ ứng dụng Google Play và App Store, game Flappy Bird của tác giả người Việt có tên Nguyễn Hà Đông đã gây sốt trên toàn cầu, vì tính đơn giản nhưng rất khó chơi của trò chơi trên thiết bị di động này.

Sau khi nổi tiếng trên toàn cầu, một số trang tin nước ngoài đã có những bình luận cho rằng Flappy Bird “đạo” hình ảnh đồ họa từ trò game kinh điển Mario của hãng Nintendo, tuy nhiên sau đó chính Nintendo đã khẳng định Flappy Bird không vi phạm tới bất kỳ bản quyền nào của hãng.

Flappy Bird trở thành hiện tượng game nổi tiếng toàn cầu và được báo chí thế giới ca tụng hết lời. Tuy nhiên, sau khi có thông tin doanh thu từ quảng cáo của Flappy Bird có thể lên tới 50 ngàn USD/ngày, các cơ quan quản lý thuế đã đề cập đến vấn đề truy thu thuế đối với tác giả Nguyễn Hà Đông.

Người chơi Flappy Bird cũng bắt đầu có xu hướng phát cuồng vì trò game quá khó, dẫn tới những hành động tiêu cực như đập điện thoại, có những hành vi mất kiểm soát cùng việc đưa lên YouTube các video cay cú vì trò game này.

Trước những áp lực từ người chơi trên toàn cầu về những tác động tiêu cực, cùng những quan điểm trái chiều tại Việt Nam đòi truy thu thuế Flappy Bird hay sự đố kỵ rằng trò game này chỉ là sự vi phạm bản quyền về hình ảnh và ý tưởng, Nguyễn Hà Đông đã quyết định gỡ bỏ trò game này khỏi hai chợ ứng dụng di động trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Flappy Bird vẫn được lọt vào 10 từ khóa tìm kiếm trên Google nhiều nhất toàn cầu năm 2014, và Nguyễn Hà Đông cũng lọt vào danh sách 10 triệu phú công nghệ làm giàu từ Internet do trang The Richest bình chọn.

Flappy Bird, Haivl lọt top 10 sự kiện ICT 'nóng' nhất năm 2014 - Ảnh 1

Flappy Bird vẫn được lọt vào 10 từ khóa tìm kiếm trên Google nhiều nhất toàn cầu năm 2014

VCCorp bị hacker đánh sập toàn bộ hệ thống thiệt hại khoảng 20-30 tỷ đồng

Ngày 13/10/2014, nhiều báo điện tử lớn cùng hàng chục trang tin của Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp) bất ngờ ngừng hoạt động. Lãnh đạo VCCorp cho biết đã khắc phục sự cố Data Center nhưng đến ngày 16/10, hệ thống website này lại bị sập một lần nữa.

Sau khi phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết sự cố, VCCorp cho biết đã phát hiện phương thức tấn công rất tinh vi – nhóm thủ phạm đã cài lén virus gián điệp vào hệ thống máy tính của công ty này từ nửa năm trước. VCCorp ước tính tổng thiệt hại sau vụ tấn công khoảng 20-30 tỷ đồng.

Phát hiện Công ty Việt Hồng cài phần mềm nghe lén hàng chục nghìn khách hàng

Tháng 6/2014, đoàn thanh tra liên ngành giữa Sở TT&TT Hà Nội, Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao (CATP Hà Nội) đã phát hiện Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng cung cấp phần mềm Ptracker cho phép nghe lén và lấy trộm thông tin từ điện thoại smartphone, quá trình cài đặt chỉ mất từ 3-5 phút. Công ty Việt Hồng đã cung cấp dịch vụ để cài đặt phần mềm gián điệp Ptracker cho hơn 14.000 điện thoại tại Việt Nam.

Hiện các đối tượng kinh doanh phần mềm Ptracker đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để phục vụ quá trình điều tra và xử phạt theo pháp luật.

Haivl đóng cửa

Với những người thường xuyên sử dụng internet tại Việt Nam, cái tên Haivl đã chẳng còn xa lạ. Đây là trang web hoạt động theo mô hình mạng xã hội giải trí với nội dung chuyên về các thông tin và hình ảnh hài hước tương tự như trang 9gag nổi tiếng toàn cầu.

Xuất hiện từ đầu năm 2013 trên Internet, trang web Haivl.com được cộng đồng mạng tại Việt Nam biết đến với nhiều video clip và hình ảnh chế hài hước do thành viên tự đăng tải lên và bình luận.

Trong năm 2014, Haivl.com trở thành một trong những trang web có lượng truy cập hàng đầu tại Việt Nam với lượng fan đông đảo, chủ yếu là giới trẻ, có doanh thu quảng cáo vào khoảng 9 tỷ đồng/năm.

Ngày 8/10/2014, Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H đã mua lại Haivl.com với số tiền vào khoảng 33 tỷ đồng. Chỉ hơn hai tuần sau, ngày 24/10, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ra quyết định xử phạt hành chính và thu hồi giấy phép đối với Công ty Cổ phần Công nghệ APPVL Việt Nam, đơn vị đang sở hữu website đình đám này vì đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về thông tin điện tử trên mạng. Quyết định này có hiệu lực ngay từ ngày kí.

Bên cạnh việc bị tước giấy phép hoạt động, công ty APPVL Việt Nam còn phải nhận mức phạt với tổng số tiền là 205 triệu đồng vì hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc trên mạng xã hội www.haivl.com của công ty này; Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép mạng xã hội theo quy định khi thay đổi người chịu trách nhiệm chính trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến haivl.com.

Flappy Bird, Haivl lọt top 10 sự kiện ICT 'nóng' nhất năm 2014 - Ảnh 2

Haivl đóng cửa vĩnh viễn.

Liên tục đứt cáp quang biển, gây mất kết nối Inernet đi quốc tế

Từ ngày 2/3 đến ngày 9/3/2014, người dùng Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng khi kết nối đi quốc tế vì tuyến cáp quang biển AAG tiến hành bảo dưỡng.

Ngày 5/7/2014, tuyến cáp quang biển này lại bị sự cố tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 18 km lại gây gián đoạn việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, ngày 15/9/2014 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng chủ yếu đi Hồng Kông, Mỹ, đoạn thuộc vùng biển gần Hồng Kông lại bị đứt khiến Inernet của Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như vậy, trong năm 2014, liên tục các sự cố đứt cáp quang biển AAG đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng Inernet bởi sự cố này làm mất từ 40 – 70% lưu lượng kết nối Inernet đi quốc tế của Việt Nam.

Sự cố liên tiếp của tuyến cáp quang biển AAG cũng đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính đến phương án kết nối khác để đảm bảo hạn chế tối đa những sự cố đứt cáp quang biển ảnh hướng lớn đối với sử dụng dịch vụ.

MobiFone tách ra khỏi VNPT, nâng cấp thành Tổng công ty

Ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 888/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2014 – 2015, theo đó điều chuyển nguyên trạng MobiFone tách khỏi tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT quản lý.

Đây là chuyển biến quan trọng trong lộ trình tái cơ cấu tập đoàn VNPT để tinh gọn bộ máy, tăng cường tính hiệu quả cho tập đoàn VNPT. Tuy nhiên, việc MobiFone được tách khỏi tập đoàn mà không phải gánh theo 60 đơn vị khác của VNPT đang làm ăn thua lỗ lại khiến nhiều người bất ngờ.

Samsung rót tiếp 3 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Tháng 11/2014, tỉnh Thái Nguyên chính thức trao chứng nhận đầu tư cho công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEVT) để xây dựng một nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại mới với tổng vốn đầu từ 3 tỷ USD. Khi nhà máy này đi vào hoạt động, tổng số công nhân tại 3 nhà máy của Samsung sẽ lên đến con số 100.000 người. Với tổng vốn đầu tư tại Việt Nam là 11,2 tỷ USD, Samsung trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36 nhằm thay thế Chỉ thị 58 về ứng dụng CNTT

Ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Nghị quyết này nhằm thay thế Chỉ thị 58 về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Bộ Chính trị ban hành năm 2000. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 cho thấy sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng đối với công tác ứng dụng, phát triển CNTT trong đời sống xã hội.

Thủ tướng phê duyệt chủ trương cho cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT

Tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT diễn ra cuối tháng 6/2014, Thủ tướng đã đồng ý cho các cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT để tạo ra thị trường cạnh tranh, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, cung cấp các dịch vụ CNTT.

Việc cơ quan Nhà nước thuê dịch vụ CNTT sẽ giúp tiến độ triển khai các dự án CNTT trong cơ quan Nhà nước sẽ được đẩy nhanh hơn vì không phải mất quá nhiều thời gian vào việc lập kế hoạch xây dựng dự án đầu tư.

Uber xuất hiện Việt Nam gây nhiều tranh cãi

Uber dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng di động, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế chỉ xuất hiện ở TPHCM và Hà Nội trong một thời gian ngắn đã gây bão dư luận. Những xe tham gia Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng. Ban đầu dịch vụ Uber thường rẻ hơn, lại phục vụ tốt hơn, có sự tham gia của cả các xe sang, khiến cho các hãng taxi phản ứng quyết liệt.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM liên quan đến việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép taxi Uber hoạt động tại Việt Nam.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.