ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Loạt Bài Về Uber: Công Nghệ Phản Động
Sunday, December 21, 2014 12:17
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Bài 1: Uber và nền kinh tế thuê, nhờ, sẻ chia….
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1WaWxmTWpXV3hsZy9WSmNIal9TQkJDSS9BQUFBQUFBQVNtNC9qMU1UX3ZydEx0QS9zMTYwMC91YmVyLmpwZw==
Theo Thanh Hương – TBKTSG – 27 Aug 2014
Tính cách của thế hệ Y (hay còn gọi là millennial), những người sinh sau năm 1980 và trước năm 2000, đang tạo ra bước ngoặt trong xu hướng tiêu dùng của thế giới. Nó đang thách thức mô hình chuỗi cung ứng cũ và tạo ra loại hình kinh doanh mới kết hợp giữa kỹ thuật công nghệ và nền kinh tế dựa vào thói quen thuê, nhờ, sẻ chia…
Thế hệ không lệ thuộc vào sở hữu
Theo đánh giá mới đây của tờ Forbes và Business Insider dựa trên các nghiên cứu xã hội và tiêu dùng, thế hệ Y là những người cực kỳ lạc quan, dù đang ở trong khủng hoảng kinh tế vẫn luôn cho rằng mình đủ tiền sống ổn thỏa.
Nếu thế hệ cha chú coi việc phải sở hữu nhà cửa, xe hơi, và những vật dụng nào đó như cách bảo đảm sự thành đạt và một cuộc sống hạnh phúc, thì thế hệ Y này (ít ra là cho đến lúc này), không lệ thuộc vào những quy ước đó. Họ ngày càng ưa thích những phương cách ít tốn kém hơn là sở hữu.
Vì thế, họ có xu hướng thuê, đi nhờ, ở nhờ, chia sẻ, mua-bán lại những đồ đã sử dụng thay vì mua và sở hữu mọi thứ. Và chính điều đó đang làm đảo lộn toàn bộ nền công nghiệp bán lẻ và dịch vụ hiện nay.
Các nhà bán lẻ hoặc dịch vụ đã không chú ý tới hoặc coi trọng đặc điểm hành vi tiêu dùng của nhóm này, đã bỏ lỡ một nhịp cơ hội đón đầu xu hướng đó. Họ đang phải trả giá khi những doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Rent The Runway, Spotify, Airbnb, Uber, Lyft… đã chiếm lĩnh thị trường và lớn nhanh như vũ bão chỉ bằng cách thúc đẩy làn sóng thuê, chia sẻ, đi nhờ xe, nhà cửa, vật dụng, trang phục… thành một xu hướng mới của nền kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là “kinh tế chia sẻ” (sharing economy).
Uber – nhân vật tiêu biểu
Nếu muốn biết về kinh tế chia sẻ, hãy nhìn vào Uber, “nhân vật điển hình” của phương thức kinh doanh này, mà giới truyền thông chú ý và theo dõi ngay từ khi mới đi vào hoạt động vì tính chất mới mẻ, táo bạo, luôn ứng dụng công nghệ mới với những bước phát triển nhanh đến mức không tưởng.
Tháng 7-2010 Uber lần đầu tiên đưa ứng dụng dịch vụ “đi nhờ xe” tại San Francisco, khởi đầu trên iPhone và chỉ 10 tháng sau đó đã có trên Android. Chỉ cần điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng Uber, người dùng có thể gọi đặt xe ở bất cứ nơi nào có dịch vụ Uber phủ sóng. Nhập địa chỉ nơi bạn muốn xe đến đón, ứng dụng Uber sẽ kết nối bạn với những tài xế trong khu vực, đưa ra các lựa chọn về các loại xe từ bình dân đến cao cấp, với những mức giá khác nhau. Bạn cũng có thể theo dõi hành trình của xe, tự ước tính cước phí của chặng đường sắp đi và cũng có thể chia sẻ cước phí với hành khách khác. Tất cả quy trình cung-cầu đều được thao tác trên chiếc điện thoại.
Một năm sau, Uber đã triển khai đến New York, rồi đến các thành phố lớn của Mỹ và tiếp tục ra thị trường quốc tế, sang châu Âu rồi đến tận châu Á-Thái Bình Dương.
Tính đến thời điểm này, Uber đã gây quỹ 1,5 tỉ đô la từ các nhà đầu tư, đã có mặt ở 42 quốc gia và 151 thành phố lớn trên thế giới. Trong đó ở thị trường châu Á, Uber đã tiếp cận 27 thành phố lớn, có cả TPHCM của Việt Nam.
Từ cuối năm 2012, Uber phải đối mặt với nhiều cản trở từ chính quyền các thành phố với nhiều vấn đề đang để ngỏ về thủ tục, quy định pháp lý trong quản lý kinh doanh; cũng như những phản ứng dữ dội của khách hàng về việc tăng giá dịch vụ, đặc biệt vào dịp năm mới.
Thế nhưng Uber vẫn tiếp tục mở rộng địa bàn và sản phẩm, triển khai UberX, có giá cả phải chăng hơn do sử dụng xe “hybrid”, sử dụng nhiều nguồn năng lượng (xăng và năng lượng mặt trời); thử nghiệm Uber dọn nhà, UberRUSH (tận dụng các nhóm đi xe đạp và cả những khách bộ hành để vận chuyển hàng hóa). Tưởng tượng có UberRUSH ở Việt Nam, những tài xế xe ôm, người đi đường hay người bán hàng rong đều có thể trở thành người vận chuyển và phân phối sản phẩm qua “người môi giới” Uber.
Phát triển nhiều sản phẩm và phân khúc đa dạng như vậy, nhưng Uber không “dễ thương” đến mức để bạn dễ dàng chọn lựa giữa Uber và các đối thủ cạnh tranh. Công ty này từng chặn một ứng dụng tên là Corral cho phép người dùng so sánh các phương án vận chuyển khác nhau như Uber, Lyft, Sidecar, đi bộ và các phương tiện công cộng khác.
Tham vọng và rắc rối
Báo chí quốc tế mấy ngày nay lại đua nhau nói về Uber.
Các trang kỹ thuật như TechCrunch nói có nhiều nguồn tin khẳng định là Uber sắp tung ra ứng dụng lập trình giao diện (API) công cộng, có lẽ đã bắt đầu với Google Maps, và đoán già đoán non nào là rất có thể sẽ có nút ứng dụng Uber ngay trên bản đồ sau khi chọn đường đi và địa điểm; nào là ứng dụng bảo hộ trẻ em, như là trẻ chỉ được khởi hành sau khi được cha mẹ duyệt giá cả; hay có thể là kết hợp với các ứng dụng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhắn tin… Trang Re/Code khẳng định Uber đã thảo luận với Facebook để đưa ứng dụng vào Messenger rồi.
Các tờ The New York Times, Businessweek, The Wall Street Journal… lại bình luận chi tiết vụ tranh chấp giữa hai công ty đối thủ Uber và Lyft. Uber cáo buộc là những tài xế và nhân viên của Lyft đã gọi và hủy 13.000 chuyến vận chuyển của Uber và Lyft cũng cáo buộc phía Uber đã làm tương tự đối với 5.000 chuyến của họ.
Cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn và ngày một căng thẳng.
Nhiều tờ báo cũng tường thuật người dùng ở San Francisco rất tức giận vì cuối tuần qua khi đi từ công viên Golden Gate đến festival âm nhạc ở East Coast mà phải trả đến 472 đô la qua dịch vụ của Uber, quá đắt so với quãng đường do đông người cùng có nhu cầu đến một nơi. Tờ MarketWatch, nhân sự việc này, nghi ngờ nhiều xe mà Uber môi giới hoạt động như là taxi trong khi không áp dụng những quy tắc nghề nghiệp của loại hình kinh doanh taxi, và tăng giá vô tội vạ bất cứ khi nào có cơ hội.
Tờ báo đặt vấn đề một cách gay gắt, cho rằng điều này cũng xảy ra tương tự như với Airbnb, VRBO trong hoạt động thuê, chia sẻ nhà ở: chủ những căn nhà, căn hộ cung cấp chỗ ở qua các dịch vụ nói trên đã thực sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này và cả khách sạn, nhưng lại không đóng thuế và mua các loại bảo hiểm liên quan. Dường như không kiềm chế được, tờ này bảo Uber đã biến “kinh tế chia sẻ” thành “kinh tế như ghẻ”!
Tờ Forbes nhẹ nhàng điềm đạm hơn, đặt vấn đề, tại sao những đổi mới lại không hòa hợp được với những quy định?
Cuộc thay thế chuỗi cung ứng già cỗi
Báo chí không phải vô cớ săm soi từng bước đi của Uber, bởi nó mới và những gì xảy ra với Uber chưa có trong sách vở hay luật lệ. Qua những tranh cãi, những lúc mang bộ mặt xấu xí hay tham lam trước truyền thông, và dẫu còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh, Uber vẫn tiếp tục đường đi của nó.
Tuần trước, chính quyền thành phố Berlin, Đức, dọa sẽ phạt Uber 25.000 euro nếu công ty này tiếp tục hoạt động tại đây, nhưng Uber cứ phớt lờ đe dọa này. Nhưng ở Washington D.C và San Francisco, Uber đã thành công, những lệnh cấm và án phạt cứng nhắc đã được thay thế bằng những lời hứa sẽ nới rộng phạm vi hoạt động và không áp đặt những quy định của dịch vụ vận chuyển đã có. Hội đồng thành phố D.C đã dỡ bỏ lệnh cấm, không những thế còn đưa ra loại dịch vụ chuyên chở điều phối điện tử. Còn ở California, Hội đồng dịch vụ công đã cho phép Uber vẫn hoạt động trong lúc chờ điều chỉnh các quy định hiện hành cho phù hợp.
Hội đồng này đang xem xét những thay đổi cho phép Uber và những dịch vụ dựa vào các ứng dụng di động tương tự là Lyft và Sidecar, tiếp tục mở rộng các hoạt động đi nhờ xe hay cho phép người bình thường dùng tài sản cá nhân còn nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập.
Đổi mới và quy định cũ không hòa hợp đơn giản vì hai bên không làm việc với nhau, Forbes kết luận. Những quy định, luật lệ, chuỗi cung ứng sẽ đi ra ngoài quy luật thị trường nếu cấm cản những yếu tố cạnh tranh mới.
Bởi công nghệ và nhu cầu của thế hệ mới sẽ không dừng lại.
Người ta đã quá bám chặt vào những quy định kiểu như “giấy phép hoạt động”, “tổng đài điều phối”, “đồng hồ ki lô mét”… mà không nhận ra rằng, không chỉ trong ngành kinh doanh vận chuyển, mà cả những ngành công nghiệp đã định hình, mô hình chuỗi cung ứng đã tồn tại đủ lâu, đủ già cỗi để đến lúc phải đổi mới và cả thay thế. Và những công ty mới, đại diện của nền kinh tế thuê, nhờ, chia sẻ… cùng với công nghệ mới này, đang thực sự góp phần vào quá trình sụp đổ đó.
Bài 2: Uber và Xu thế Thời Đại
Huỳnh Thế Du – TBKTSG – 9 Dec 2014
Nhìn dòng xe hơi, xe máy bất tận trên những đường phố kẹt cứng với đa phần một người một xe, nhiều người ắt hẳn sẽ đặt ra các câu hỏi “giá mà…”
Giá mà một phần đáng kể số xe đang chạy trên đường chở nhiều hơn một người thì nhiệm vụ của ngành giao thông sẽ đơn giản hơn biết chừng nào.
Giá mà được đi nhờ thì nhiều người khỏi phải căng thẳng đầu óc do cầm lái. Ngược lại, nhiều người đang cầm lái lại nghĩ giá mà có người đi cùng để chia sẻ một phần chi phí thì hay biết mấy.
Những người chờ taxi thì nghĩ giá mà có ai đó trên những chiếc xe đang chạy trước mặt cho đi với cước phí như taxi thì khỏi phải chờ đợi; thời gian là tiền bạc mà.
Các tài xế taxi thì ước giá mà phần mình phải đóng cho hãng thấp hơn thì thu nhập và cuộc sống sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Những nhà kinh tế thì mong có nhiều người dùng chung xe để tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
Hàng thế kỷ qua, nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới đã cố gắng tìm lời giải cho bài toán phương tiện vận tải cá nhân. Làm sao để giảm tình trạng mỗi người dùng một xe là câu hỏi luôn được đặt ra.
Nhiều nơi đã cố gắng thúc đẩy việc đi cùng xe (carpool) nhưng không mấy hiệu quả.
May thay, lời giải của bài toán đã được hai anh chàng người Mỹ là Garrett Camp và Travis Kalanick tìm ra vào năm 2009 sau khi chờ dài cổ mà taxi không đến trong một ngày lạnh giá.
Uber có nguyên lý hoạt động rất đơn giản.
Ai muốn cho người khác đi nhờ xe để có thêm thu nhập sẽ đăng ký với Uber qua internet để được xác nhận nếu đủ điều kiện thì trở thành thành viên cung cấp dịch vụ
Ai muốn sử dụng dịch vụ chỉ cần đăng ký một lần, sau đó cứ thế mà sử dụng, mà nó đặc biệt tiện lợi với điện thoại thông minh.
Với taxi truyền thống, phải mất khá nhiều thời gian và công đoạn để một chiếc taxi đến với người cần. Hơn thế, khả năng chiếc xe gần nhất để phục vụ hành khách là rất thấp.
Ngược lại, với hệ thống bản đồ trực tuyến của Uber, người dùng sẽ biết tất cả những người đang cung cấp dịch vụ ở gần họ nhất.
Thời gian đi lại được giảm tối thiểu giúp gia tăng tiện ích cho mỗi người và tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội. Ít phương tiện lưu thông trên đường hơn có nghĩa là nhu cầu về cơ sở hạ tầng và quản lý giao thông sẽ được giảm thiểu.
Nói chung Uber là một dịch vụ tiên tiến và là một xu hướng tất yếu của thời đại, nhưng cũng có một số quan ngại.
Quan ngại đầu tiên là về tính tin cậy và an toàn cho khách hàng.
Có ý kiến cho rằng việc đăng ký trở thành người cung cấp dịch vụ quá đơn giản có khả năng xảy ra trục trặc. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy Uber kém an toàn hơn taxi truyền thống ở những nơi có cả hai dịch vụ.
Quan ngại thứ hai là việc kiểm soát nguồn thu và thu thuế. Thực ra, toàn bộ các khoản thanh toán đều bằng thẻ nên việc kiểm soát nguồn thu đơn giản hơn taxi truyền thống rất nhiều.
Tóm lại, Uber là dịch vụ hợp xu thế thời đại cần ủng hộ và với tình trạng giao thông khủng khiếp và sử dụng tiền mặt tràn lan hiện tại, ngành giao thông và ngành ngân hàng cùng với chính quyền các đô thị nên thuộc nhóm ủng hộ quyết liệt nhất.
Thêm vào đó, Việt Nam khuyến khích nghiên cứu cách thức triển khai dịch vụ tương tự cho khoảng 40 triệu xe máy trên cả nước hiện nay. Nếu làm được việc này thì bài toán giao thông đô thị ở Việt Nam có thể được giải quyết mà không cần dùng đến hàng chục tỷ đô-la đang được hoạch định để xây dựng hệ thống vận tải công cộng đắt đỏ.
Vừng đã mở cửa thì nên vào “lấy vàng” chứ xin đừng tìm cách bóp chết việc đưa các tiến bộ của nhân loại để giải quyết những bài toán hóc búa hiện nay!
Phản hồi từ bạn đọc:
Bạn hãy cài Uber vào điện thoại và sử dụng thử dịch vụ. Tôi đã sử dụng dịch vụ này, thấy rất hay. Khi đăng ký tài khoản các bạn nhập mã khuyến mãi (PROMO CODE) là: kl626 sẽ nhận được 100.000đ trong tài khoản để đi chuyến đầu tiên. Sau khi trải nghiệm, tôi nhận thấy:
- Xe cao cấp, sạch sẽ, giống như xe nhà riêng, thanh toán thuận tiện, không dùng tiền mặt mà qua thẻ tín dụng (Visa, Master card…, hoặc bạn phải tạo một tài khoản Paypal để thanh toán bằng thẻ ATM thông qua Paypal. Điểm khác biệt là bạn không phải thanh toán gì hết, Uber sẽ tính và trừ tiền trên thẻ ngân hàng, rồi gửi hoá đơn chi tiết vào email cho bạn. Uber tính chính xác nhưng phải gần 1 tiếng sau mới có mail đến và ngân hàng mới nhắn tin số tiền thanh toán. (Chỗ này có chút hồi hộp vì không biết đi xong hết bao nhiêu tiền).
- Giá: đặt hành trình (vụ này nó tính rất nhanh, xe chưa đến mà đã trừ tiền rồi) là 5.000đ + 600đ/1 phút ngồi trên xe + 10.000đ/1km. Tôi đi từ Phú Nhuận đến quận 1 (5km) bằng xe Toyota Fortuner phải trả: 5.000đ (basic fare) + 11.000đ/18 phút + 50.000đ/5 km = 66.000đ. Giá như vậy là rẻ so với chuyến về đi taxi thông thường (phải trả 78.000đ).
- Xác định được hành trình ngay trên bản đồ, nhìn thấy xe gần nhất đang di chuyển trên bản đồ để chủ động đón xe. Thấy được thông tin về xe đang đến đón: loại xe, biển số xe, hình và tên tài xế.
- Tài xế chủ động liên lạc với bạn ngay sau khi đăng ký hành trình, hoặc bạn chủ động liên lạc với tài xế.
- Điểm hạn chế: không chọn được loại xe theo ý muốn, không yêu cầu được loại xe 4 chỗ hay 7 chỗ, Uber chỉ báo xe gần nhất, có xe nào đi xe đó và không phải lúc nào cũng có xe. Việc này làm mất thời gian hơn gọi xe, có lẽ do dịch vụ còn mới.
Chúc các bạn có trải nghiệm thú vị.
Theo Alan Phan
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.