ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thực phẩm biến đổi gien và rủi ro cho người Việt Nam
Thursday, December 4, 2014 7:02
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Gần đây Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cho phép bốn sản phẩm ngô biến đổi gien được trồng ở Việt Nam gồm giống BT 11, MIR162 của Syngenta Việt Nam (thuộc Thụy Sĩ) và giống MON 89034, NK603 của Dekalb Việt Nam (thuộc Monsanto của Mỹ). Đây là một bước đi chưa có tiền lệ, có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền nông nghiệp và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1IUXBhMFo0VDZjcy9WSDZ1anpMM3ZjSS9BQUFBQUFBQVNTWS94Rzg0RTQ1UUcyOC9zMTYwMC9Nb25zYW50byUyQjIuanBn
Ảnh: người tiêu dùng Mỹ phản đối thực phẩm biến đổi gien (nguồn: internet)
Các tranh cãi từ trước đến nay tập trung vào ảnh hưởng sức khỏe của thực phẩm biến đổi gien (GMO) là chính. Bên ủng hộ GMO đưa ra các bằng chứng khẳng định thực phẩm biển đổi gien không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên phản đối GMO đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục thực phẩm biến đổi gien có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, đặc biệt ung thư và nòi giống. Dù hai bên vẫn đang tung ra các bằng chứng khoa học để chứng minh cho quan điểm của mình, chúng ta có thể tạm chấp nhận một kết luận: chưa biết thực phẩm biến đổi gien có gây hại cho sức khỏe hay không, cần một thời gian dài hơn để kiểm chứng điều này trên thực tế. 
Để qua một bên các tranh luận về sức khỏe, chúng ta tập trung vào một số vấn đề khác xem liệu việc cho phép giống cây trồng biến đổi gien ở Việt Nam có thể có những ảnh hưởng gì. 
Trong các lý lẽ biện minh cho việc chấp nhận ngô biến đổi gien, một số người cho rằng Việt Nam đang phải nhập quá nhiều ngô để sản xuất thức ăn gia súc, chính vì vậy việc đưa các giống ngô vào trồng sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào nguồn cung từ thế giới. Tuy nhiên, việc trồng ngô biến đổi gien không giải quyết vấn đề lệ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, ngược lại còn tạo thêm một sự lệ thuộc mới vào giống và hóa chất. 
Việc trồng ngô biến đổi gien đồng nghĩa người nông dân Việt Nam bắt buộc phải mua giống của các công ty nước ngoài. Theo thống kê của tổ chức Những người bạn của trái đất (Friends of the Earth International), sáu công ty đa quốc gia Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow, và BASF chiếm gần như 100% thị trường giống biến đổi gien và ba phần tư thị trường hóa chất nông nghiệp. Khi sử dụng GMO cũng đồng nghĩa người nông dân bắt buộc mua hóa chất nông nghiệp của các công ty này vì nó được sản xuất riêng cho từng loại giống. Sử dụng giống biến đổi gien đồng nghĩa mất chủ quyền sản xuất của người nông dân Việt Nam, đẩy họ vào thế phụ thuộc vào nhà cung cấp giống và hóa chất nước ngoài. 
Vấn đề lớn thứ hai, bằng việc mở đường cho GMO, Việt Nam có thể làm mất một trong những lợi thế lớn nhất của mình: các món ăn ngon được chế biến từ các nguyên liệu nội địa. Gần đây, món ăn Việt Nam trở nên nổi tiếng nhờ hương vị đặc biệt, tươi, đậm đà vì nguyên liệu nội địa. Việc đưa GMO vào có thể dần dần làm mất lợi thế của ẩm thực Việt Nam, đặc biệt khi nguồn gốc nguyên liệu chưa được quản lý chuyên nghiệp. Đưa giống biến đổi gien gợi lại câu chuyện chúng ta đã từng đưa giống ngô lai lên thay thế giống ngô bản địa thơm ngon không bị mối mọt của người Mông. Việc này đã thất bại vì người nông dân không ăn được ngô lai do cứng, không có vị thơm và dẻo của ngô địa phương, và việc bảo quản không thuận lợi. 
Vấn đề lớn thứ ba chính là thực phẩm biến đổi gien sẽ được quản lý và dán nhãn như thế nào trong bối cảnh quản lý thực phẩm yếu kém như hiện nay. Vì chưa biết thực phẩm biến đổi gien có gây hại đến sức khỏe hay không nên người tiêu dùng có quyền biết thực phẩm họ ăn có liên quan đến GMO hay không. Ví dụ, các sản phẩm chế biến từ ngô (các loại bánh hoặc thịt lợn ăn ngô biến đổi gien), sau này có thể là các sản phẩm sữa sử dụng đậu tương biến đổi gien (đậu tương biến đổi gien cũng được các công ty nước ngoài vận động sử dụng) sẽ được thông tin đến khách hàng thế nào để họ lựa chọn ăn hay không ăn thực phẩm biến đổi gien. 
Các tính toán về năng suất là thứ yếu vì quan trọng người nông dân có được hưởng lợi từ việc tăng năng suất hay không. Nhãn tiền, nếu công ty có thể quyết định giá đầu vào (giống, hóa chất) và đầu ra (giá mua ngô thành phẩm) thì người nông dân sẽ trở thành người yếu thế, bị kẹt ở giữa và trở thành người làm thuê trên mảnh đất của mình. Bài học từ cấu trúc thị trường lúa gạo cho thấy lợi nhuận về người nông dân Việt Nam rất thấp, mà chủ yếu có lợi cho các công ty cung cấp đầu vào và các nhà xuất khẩu gạo độc quyền. Dự báo, cấu trúc thị trường sản xuất ngô biến đổi gien sẽ còn bất bình đẳng hơn khi sự độc quyền của các công ty nước ngoài cao hơn, và thế của người nông dân Việt Nam yếu hơn. 
Gần đây, nhiều vụ tự tử của nông dân ở Ấn Độ, Philippines vì sự lệ thuộc của họ vào giống GMO của các công ty nước ngoài đã gây chấn động thế giới. Các nước Châu Âu phản đối ngô biến đổi gien vì những lo ngại về sức khỏe cho người dân, và họ có những quy định chặt chẽ về dán nhãn nguồn gốc đảm bảo quyền thông tin của người tiêu dùng là điều Việt Nam cần học hỏi. Hội nhập kinh tế là cần thiết nhưng lợi ích quốc gia và sinh kế của người nông dân cần phải được bảo đảm. Nếu không, càng hội nhập chúng ta càng lệ thuộc và trở thành quốc gia làm thuê, thu nhập thấp và hứng chịu những hậu quả môi trường, sức khỏe, đánh mất tiềm năng phát triển của mình.
Theo Bình Lê/Diễn Ngôn
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.