HỌP MẶT VUI VỚI
ANH TRỊNH LONG GIANG
Vào trưa ngày 28/9/2013, được Nguyễn Văn Danh báo tin, Trịnh Long Giang còn có biệt danh 3G từ Bắc Cali mới về Việt Nam thăm gia đình, mong gặp một số đồng môn cùng khóa và các niên khóa khác tại quán 2 Tôm (cuối đường Nơ Trang Long nối dài – nay là đường Bình Lợi).
Anh Trịnh Long Giang là một đàn anh niên khóa 1958 luôn là một “thân chủ” của trang Hồ Ngọc Cẩn Group nên Cao Bồi Già cũng có mặt cùng các bạn đồng môn khác như các anh Vũ Anh Đạt, Phạm Sinh Tôn, Bạch Văn Nhân (cùng khóa với anh Trịnh Long Giang), Nguyễn Việt, Nguyễn Anh Châu (6067), Nguyễn Công Trí, Phan Đức Nam (6471), Mai Bá Tiên, Nguyễn Văn Danh (6572) và 2 người bạn của anh Trịnh Long Giang cùng đến chung vui.
Trong buổi họp mặt có một số đồng môn trong Ban Thực Hiện Lịch và Tập San, cho biết tiến trình thực hiện 2 ấn phẩm trên như sau :
- Theo Nguyễn Việt đang soạn bộ số lịch cho năm 2014, lần này không để sai sót như vụ 25 – 25 – 27/10/2013, nên kiểm tra rất kỹ. Đồng thời cũng đang tập trung hình ảnh trong và ngoài nước gửi về để vào chủ đề.
- Còn theo Phan Đức Nam, anh đã dàn trang được hơn 50 trang, tức còn gần một nửa số trang sẽ tiếp tục thực hiện sau khi trở về từ trại sáng tác ở Nha Trang (do Hội Văn học Nghệ thuật tĩnh Bình Dương tổ chức)
Buổi họp mặt trong bầu không khí vui vẻ và còn hứa hẹn trưa ngày Thứ Hai 30/9/2013 vào lúc 11g cũng tại quán 2 Tôm, anh em sẽ tổ chức buổi tiễn anh Trịnh Long Giang về lại Hoa Kỳ vào ngày 3/10 (vì anh Giang về Việt Nam đã gần tròn một tháng).
Cao Bồi Già
Chuột lớp áo, hay còn gọi là chuột Tatu, là loài chuột khổng lồ và kỳ lạ nhất hành tinh. bởi những đặc điểm sinh học của chúng. Đây là một loài động vật có vú, thuộc bộ gặm nhấm, mang những đặc điểm đặc trưng của loài chuột.
Mặc dù thuộc dòng giống nhà chuột, nhưng chúng lại không phổ biến khắp hành tinh. Chúng chỉ có mặt ơ Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, không phải nơi nào ở Trung và Nam Mỹ cũng có loài chuột Tatu. Chúng chỉ xuất hiện ở một số vùng, nơi có khí hậu và môi trường sống phù hợp.
Mặc dù là chuột, nhưng chúng lại có một bộ da dầy kỳ quái. Trong khi các loài động vật có vú đều có lớp da mềm, hoặc được bao phủ bởi một lớp lông, thì chuột Tatu không có những đặc điểm đó. Bộ da của chúng là một lớp sừng vảy khá dầy và cứng, chia thành nhiều lớp.
Các loài động vật có vú khác thì tìm cách chạy trốn kẻ thù, riêng chuột Tatu thì không cần chạy trốn khi kẻ thù đến gần. Thấy nguy hiểm, nó chỉ việc cuộn tròn thân lại, dùng lớp da sừng bao phủ lấy thân. Lập tức chuột Tatu biến thành quả bóng tròn xoe. Khi cuộn thân lại, nó có thể lăn lóc xuống chân núi, mà các loài ăn thịt không đuổi nổi. Hoặc nó chỉ việc cuộn thân nằm im, các loài có răng sắc cũng không phá nổi lớp da dày và cứng.
Thức ăn của chúng chủ yếu là kiến, mối. Tuy nhiên, chúng cũng thưởng thức được món giun và tắc kè.
Chuột Tatu đạt kích cỡ khá lớn. Những con trưởng thành đạt cân nặng 10kg. Con lớn nhất có thể đến 20kg. Với trọng lượng như vậy, chúng thực sự là chuột khổng lồ. Giống như họ hàng nhà chuột, chúng sống trong hang động.
Khả năng đào hang của chuột Tatu là siêu hạng. Chúng được phong là những thợ đào mỏ tuyệt vời. Với hàm răng khỏe, cắn đứt mọi thứ và bộ móng vuốt mạnh, sắc, có thể bới tung mọi thứ dưới lòng đất. Chúng đào hang sâu đến cả chục mét trong lòng đất, với nhiều ngóc ngách phức tạp. Lớp đất chúng đào bới ra ngoài rất nhiều, cả mét khối đất vụn. Chính vì thế, hang động của chuột Tatu rất dễ nhận biết. Thợ săn chuột Tatu chỉ nhìn miệng hang là xác định được có chuột Tatu hay không.
Thịt chuột Tatu là món ăn được các bộ lạc, bộ tộc ở vùng Trung và Nam Mỹ ưa thích.
NHỮNG LOÀI RÙA
LẠ NHẤT THẾ GIỚI
Những con rùa gai, rùa cổ dài, rùa bướu đen khiến không ít người ngạc nhiên về hình dáng kỳ dị và những đặc điểm “có một không hai” của chúng.
1/. Rùa bướu đen : Đây là giống rùa có kích thước khá nhỏ, sống chủ yếu ở các con sông nước ngọt như Missisippi và Alabama, Mỹ. Đặc điểm nổi bật của rùa bướu đen là có nhiều mấu nhọn trên mai và bớt nhọn dần khi rùa già. Mặt bên dưới mai rùa thường có màu xám hoặc màu xanh. Rùa bướu đen chủ yếu ăn côn trùng.
2/. Rùa đầu to : Rùa đầu to sống ở khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật của loài rùa này là chiếc đầu rất lớn. Rùa đầu to có mai màu nâu và khá mượt, trơn. Không giống những loại rùa khác, loài rùa đầu to không thể thụt đầu vào mai, vì vậy chúng có một chiếc “mũ bảo hiểm” bằng xương để tránh những va chạm vào đầu. Để tự bảo vệ, rùa đầu to dùng bộ hàm chắc khỏe của mình. Nõ cũng có thể trèo cây, trèo đồi. Rùa đầu to là loài động vật bị đe dọa do con người săn bắt quá nhiều.
3/. Rùa mũi lợn : Rùa mũi lợn sống ở New Guinea và Australia. Đây là loài rùa nước ngọt duy nhất có cấu tạo chân chèo giống rùa biển. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của loài rùa này đó là chiếc mũi khá giống mũi lợn. Chiếc mũi có thể hoạt động như một ống thở, nhô lên trên mặt nước. Chiếc mũi lợn của loài rùa rất nhạy cảm với các chuyển động và giúp chúng dễ dàng bắt được con mồi dưới nước. Số lượng rùa mũi lợn đã giảm đến hơn một nửa trong vòng 50 năm qua.
4/. Rùa cổ ngắn bụng đỏ : Mai rùa có màu cam ở viền và ở mặt bên trong. Màu sắc của mai nhạt dần khi rùa già đi, tuy nhiên vẫn có thể nhìn rõ khi rùa trưởng thành. Rùa cổ ngắn bụng đỏ sống chủ yếu dưới nước, chỉ lên bờ để làm ổ hoặc tắm nắng. Khi tắm nắng, những chuyển động cổ họng của chúng xuất hiện, nước mắt sẽ chảy lên mặt và đi xuống miệng con rùa, trong khi đó nó vẫn liên tục há và ngậm miệng, tương tự như hành động thở của loài chó.
5/. Rùa áo giáp châu Phi : Rùa áo giáp châu Phi có thể bốc ra một thứ mùi vô cùng kinh khủng từ 4 tuyến dịch ở mỗi chi. Khi rùa cái đẻ trứng, chúng thường chọn một nơi và đi tiểu để làm mềm đất và đào hố dễ dàng hơn. Loài rùa này thường bắt những con mồi lớn như chim bồ câu, rắn và cả những con rùa khác. Đây là loài rùa duy nhất được biết đến với đặc tính săn mồi theo đàn.
6/. Rùa gai : Rùa gai là loại rùa có loại mai đặc biệt, sống ở khu vực Đông Nam Á. Giống như nhiều loài rùa khác, số lượng loài bò sát này ngày càng giảm dần trong nhiều năm gần đây vì bị bắt làm thịt và hạn chế môi trường sống.
Rùa gai có mai hình răng cưa và nhiều mấu nhọn. Những mấu nhọn này ban đầu sắc hơn và dần dần mòn đi theo thời gian. Đây được coi là vũ khí bảo vệ chúng khi còn nhỏ, đồng thời là hình thức ngụy trang khiến loài rùa trông giống như lá cây.
7/. Rùa mai mềm Trung Quốc : Loài rùa này có cách thải nước tiểu rất đặc biệt đó là thải qua đường miệng mà giới khoa học không ghi nhận thấy ở loài động vật nào khác. Khả năng đặc biệt này giúp chúng có thể sống ở những vùng nước mặn vì chúng không tiết ra nhiều nước thải để cần bổ sung vào nhiều nước thay thế. Rùa mai mềm sống ở nhiều nơi thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.
8/. Rùa sông Mary, Australia : Rùa sông Mary được tìm thấy ở khu vực sông Mary, Queensland, Australia. Loài rùa này có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, đen, nâu. Đầu rùa nhỏ, đuôi dài so với kích thước cơ thể. Một con rùa cái cần 25 năm và một con rùa đực cần 30 năm để trưởng thành. Quá trình hô hấp của rùa Mary diẽn ra trên cạn, tuy nhiên loài rùa này cũng có thể hấp thụ oxy ở dưới nước thông qua các bộ phận nằm ở phần đuôi.
9/. Rùa mai mềm : Rùa mai mềm gai sống ở Mỹ, Canada và phía bắc Mexico. Đây là loài rùa có hình thù khá kỳ dị với đầu hình tam giác, mai phẳng, tròn, nhiều đốm đen. Theo thời gian, các đốm đen này sẽ mờ dần đi. Rùa mai mềm gai có mũi dài, mỏng, nhiều phần thừa hình nón trên trên phía trước mai. Giới tính của loài rùa này chịu sự chi phối của gene, trong khi ở hầu hết các loài rùa khác, giới tính được quyết định bởi yếu tố nhiệt độ và môi trường trên cát.
10/. Rùa cổ dài phương Đông : Rùa cổ dài phương Đông là loài rùa sống ở các hồ của Australia. Đây là loài rùa có cổ dài hơn so với những loài rùa khác. Chiếc cổ dài của con rùa tỷ lệ thuận với độ lớn của mai. Với hình dạng khá giống rắn, người ta còn gọi đây là rùa cổ rắn. Con rùa tận dụng ưu thế cổ dài để săn mồi. Khi bị đe dọa, loại rùa này sẽ phóng ra một chất dịch có mùi kinh khủng từ khoảng cách 1 m khiến các động vật khác phải tránh xa. (Thùy Linh theo Listverse)
Yên Huỳnh post
- Cô Tư Sài Gòn
Mình không mặn mà chuyện nghiên cứu sử học, cho nên không hiểu nhiều về các tôn giáo cổ xưa, tuy là có một số kỷ niệm thời thơ ấu.
Hồi nhỏ, nhà mình ở đường Nguyễn Thông nối dài, Sài Gòn. Trong Xóm Chuồng Bò lúc đó có ngôi đền, hàng tuần hay hàng tháng có hát chầu văn, lên đồng. Má mình lúc đó không thường xuyên đi tới đây. Nhưng khi mình 4 tuổi, bệnhh ghẻ đầy người, đi bác sĩ không hết, đi Thầy Tàu, Thầy thuốc Bắc, thuốc Nam cũng không hết — đêm nào mình cũng ngứa, khóc rầm trời. Nghe lời bàn, má mình cũng hái đủ thứ lá, nấu lên cho mình tắm, cũng chẳng đỡ bao nhiêu — theo trí nhớ mù mò của mình. Cùng đường, má mới dẫn mình tới ngôi đền thờ Mẫu ở Xóm Chuồng Bò. Hình ảnh trong đền tối om, ông thầy chầu văn hay lên đồng gì đó, biểu diễn lấy kiếm đâm xuyên má, xuyên cổ, hát đủ thứ… nghe rất lạ. Sau đó, ông thầy trong đền lấy dây ngũ sắc ra buộc cho mình, goi là chữa bệnh…
Không biết sau đó hết bệnh, là từ lý do nào. Có thể vì chỉ ngũ sắc ? Hay vì lá thuốc tắm ? Hay vì thuốc tây, thuốc ta… linh tinh ? Không biết. Nhưng kỷ niệm thơ ấu này vẫn lung linh trong trí nhớ, không rõ nét mà không quên được. Dù vậy, mình vẫn không hiểu về đaọ Mẫu này, dù đó là tín ngưỡng xưa cổ của dân tộc.
Bây giờ mới đọc bài trên Báo Doanh Nhân Sài Gòn, phỏng vấn GS-TS Ngô Đức Thịnh — nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam), hiện ông là Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Dân gian, Phó chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á.
Bài báo tưạ đề “Hát văn, hầu đồng không phải là mê tín dị đoan” ghi cuộc trả lời nhiều câu hỏi rất dài, nơi đây mình trích một câu để nói về tín ngưỡng có tên là “đạo Mẫu và nghi lễ chầu văn (hầu đồng) – một di sản văn hóa thuần Việt đang đưọc chính phủ xem xét đề trình UNESSCO đề cử là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.”
Xem video clip “Lên đồng” do Nguyễn Việt thực hiện :
http://clip.vn/watch/Len-dong,W7kS/
Đoạn vấn đáp của GS-TS Ngô Đức Thịnh ghi như sau :
- Ông có thể cho bạn đọc hình dung cụ thể hơn về đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng ?
ĐÁP : Đạo Mẫu là một nét văn hóa rất hay, rất gắn bó với cộng đồng, coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Đạo Mẫu thờ Thánh mẫu và các vị thần. Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ thì hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc.
Mọi người đi theo đạo Mẫu vì ba lẽ : Vì sức khỏe, tiền tài và quan lộc. Phải nói rằng đến giờ tôi chưa thấy có một tôn giáo nào không quan tâm đến cái chết như đạo Mẫu. Theo đạo Phật hay Kito giáo thì đều dạy rằng sống như thế nào để chết tránh được kiếp luân hồi và để lại cái phúc.
Riêng đạo Mẫu là để cho cuộc sống hiện tại vì ba lý do trên, Mẫu cho “anh” những thứ rất thực tế, trần gian. Do vậy, xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì đạo Mẫu lại càng phát triển bấy nhiêu.
Tôi cũng không nói đây là tôn giáo tín ngưỡng tiến bộ, nhưng tôi gọi đó là tôn giáo hiện sinh. Ngày xưa thờ Mẫu chủ yếu là thờ năng lực sinh sôi nảy nở, giai đoạn đầu thờ nữ thần là như thế. Sau này vào thế kỷ XVI, XVII khi thương nghiệp phát triển thì đạo Mẫu bắt đầu mang tính chất thương nghiệp.
Do vậy, hiện nay các thanh đồng và bản hội hành hương sau tết toàn đi trên những con đường giao thương : Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh; rồi dọc đường thiên lý phía Nam. Cho nên đạo Mẫu từ một tín ngưỡng của người làm nông nghiệp cầu sự sinh sôi nảy nở chuyển sang thương mại và cầu mong cái tài, cái lộc.
Điều này cũng giải thích tại sao hầu đồng cũng phát triển một cách mạnh mẽ tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc còn có hẳn một sắc lệnh bảo vệ các ông đồng, bà đồng như một báu vật sống.
Hầu đồng là một nghi lễ rất điển hình của đạo Mẫu. Nói một cách đơn giản đó là một hình thức diễn xướng dựa trên cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với những lời ca, điệu múa uyển chuyển, trau chuốt cùng các nghi lễ nghiêm trang, đưa con người vào trạng thái ngây ngất và tạo ra ảo giác là sự nhập của thần linh.
Chính môi trường đó giúp họ cởi bỏ được sự dồn nén, cân bằng và bình tâm hơn trong việc làm ăn. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng thì người ta tin rằng nghi thức lên đồng có thể giúp con người giao tiếp được với các đấng thần linh thông qua các ông đồng hay bà đồng (thanh đồng)…” (ngưng trích)
Thế đấy, bây giờ mình mới biết đaọ Mẫu thờ 50 vị thần mà hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc… Hẳn là nhiều người khác cũng không hiểu nhiều về tín ngưỡng này vậy.
Mình chỉ có thể xác nhận được rằng, có những sức mạnh vô hình trong cõi đời này, và đaọ Mẫu như thế đã là một cách mà ông bà mình dùng để tiếp cận với các cõi thần… Ngoài ra, mình không biết hơn. Nhưng GS Thịnh nói đúng rằng, đừng vì không biết mà cứ chụp mũ là mê tín dị đoan. (theo Cô Tư Sài Gòn)
Mỹ Nhàn post
COI CHỪNG PHỔ TAI
Tin tức đăng trên báo ‘Leipziger internet Zeitung’, mấy chị em mình hay nấu chè đậu xanh với phổ tai lưu ý :
Cảnh báo khẩn cấp tại Đức: Phổ tai với lượng iốt cực cao : Bộ Xã hội và Bảo vệ người tiêu dùng tiểu bang Sachsen vừa lên tiếng cảnh báo chống lại việc tiêu thụ “Phổ tai sợi khô” nhập cảng từ Việt Nam có hàm lượng iốt cao hơn 3.650 mg/kg. Bao bì có trọng lượng: 100 g. Ngày hết hạn 20/02/2015. Nhập khẩu: Asia Lạc Thiên (Leipzig)
Sản phẩm này đã được kêu gọi thu hồi. Quý vị có thể mang hàng trả lại.
Đặc biệt là ở người cao tuổi với chức năng tự trị của tuyến giáp trạng, trong một số tình trạng đặc biệt chỉ cần ăn một lần có thể khiến cho hệ dinh dưỡng xáo trộn mạnh.
Mỹ Nhàn (chuyển tiếp)
Thứ 1 : “Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng – những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…
Thứ 2 : “Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…”
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ – đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…
Thứ 3 : “Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng…”
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Thứ 4 : “Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.”
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.
Lời kết : Để có được một ly café ngon – người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt… Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một Triết Lý Café… (Sưu tầm)
Bài viết bổ sung : Thêm một triết lý về café : Café có đường !
Thứ 5 : Cuộc sống cũng giống như 1 ly café. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách café lên… nhấp 1 ngụm… và chợt nhận ra rằng, ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly café đắng. Khi ly café đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly…
Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo…, và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi. Hãy tận hưởng ly café của cuộc sống !
Hoàng Nguyễn post
Nội dung chi tiết
Chuẩn bị : - 1 củ hành tây – 1 con dao nhỏ, mỏng, nhọn và sắc – Một chút màu thực phẩm (nếu thích) và chút phèn pha vào nước để ngâm cho cứng dáng hoa
Cách tỉa hoa
1/- Tỉa hành tây thành hoa súng : Tỉa hành tây thành hoa súng có thể nói là cách tỉa dễ nhất mà bạn có thể thực hiện trên hành tây. Đơn giản là bạn bổ hành tây thành các phần nhỏ đều nhau sau khi đã tước bỏ phần vỏ vàng bên ngoài. Tất nhiên bạn không bổ rời mà để các phần hành còn dính chung nhau ở phần sát rễ.
Đòi hỏi duy nhất là bạn cần chụm chặt toàn bộ củ hành để bổ dễ đều hơn, không để các phần hành rơi lả tả ra ngoài. Sau khi bổ đều tới độ nhỏ cánh vừa ý, bạn tẽ đều cánh ra thành hình hoa và tô màu nếu thích.
2/- Tỉa hành tây thành hoa sen cánh to : Kiểu tỉa này cũng khá dễ dàng. Bạn sẽ khía mũi dao trên từng lớp hành tây sao cho mỗi lớp chia đều thành 5 – 7 cánh (tùy theo độ lớn của củ hành). Khía tới đâu tẽ cánh tới đó. Lớp bên trong bạn khía so le vị trí cánh so với lớp bên ngoài. Chỉ cần 3 – 5 lớp cánh là bông hoa đã khá đầy đặn.
Phần lõi bên trong khía nhỏ hơn nhưng không kéo dài mũi khía để cho lõi còn dựng đứng lên như phần búp hoa e ấp phía trong. Ngâm “hoa sen hành tây” của bạn vào nước phèn chừng 15 phút để cánh cứng dáng hơn.
3/- Tỉa hành tây thành hoa sen có đài nhị : Kiểu tỉa này đòi hỏi bạn tỉ mỉ, khéo léo hơn chút. Bạn vẫn tỉa trên từng lớp cánh nhưng không để nguyên một cánh to khía từ chóp trên xuống đáy dưới củ như kiểu 2. Bạn dùng đầu dao nhọn như một bút vẽ hình cánh trên từng lớp hành tây, rạch nhẹ để lớp cánh đó rời ra. Như thế cánh sẽ to nhỏ theo chủ ý của bạn.
Các cánh hoa sẽ tự nhiên hơn theo dáng nghiêng của nét vẽ bằng đầu mũi dao. Tới phần lõi phía trong bạn cắt bằng và bỏ đi một nửa trên của hành tây, gọt cà rốt thành những trụ tròn nhỏ để gài vào làm nhụy.
4/- Tỉa hành tây thành hoa siêu đơn giản : Kiểu tỉa này chiều lòng các bạn gái ưa đơn giản và dù không tự tin tới mấy về độ khéo léo của mình, bạn vẫn có thể có một decor hoa tỉa từ hành tây khá đẹp mắt.
Bổ đôi hành tây, bổ khoét hay tỉa chữ V đều quanh nửa củ hành, mũi của chữ V cách cuống rễ của hành chừng 1,5cm. Tách rời các lớp hành tây và lồng lại cho các lớp cánh so le nhau. Vứt bỏ phần lõi hành tây và thay vào đó là một lát cà rốt khía ca-rô tạo nhị hoa. Dùng lá súp lơ, su hào hay lá cải già cắt lại dáng tròn xoe rồi bày cùng “hoa hành tây” trong một tô lớn hay chậu đất nhỏ chứa nước. Giản dị nhưng cũng rất ấn tượng !
5/- Dù ở kiểu tỉa nào, cách tỉa hành tây thành hoa đều khá dễ dàng đối với bạn. Với những bông hoa nhỏ bạn có thể dùng làm bát chứa đồ chấm rất tự nhiên cho một số món ăn bày biện kiểu cách. Với những bông hoa lớn, bạn bày đầu bàn ăn để tạo không khí ẩm thực lãng mạn, vui vẻ. Đôi khi bạn cũng có thể decor hoa tỉa thật lãng mạn từ hành tây – nguyên liệu nhà bếp khá thân thuộc và dễ kiếm.
Bạn sẽ chọn kiểu tỉa hoa nào trong số 4 cách tỉa hành tây thành hoa khá dễ dàng này ? Chúc bạn có thêm nhiều sáng tạo vui vẻ nhé
Xuân Mai post
Filed under: BẢN TIN Tagged: TIN CHS.HNC, Tin tức
2015-01-31 11:00:10
Nguồn: https://clbhongoccan2013.wordpress.com/2013/09/29/ban-tin-2721368-ngay-29313/