ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bảng lương chi tiết của phi công Vietnam Airlines
Monday, January 12, 2015 23:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đối với loại máy bay B777 hoặc A330, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 132 triệu đồng/tháng lên 163 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên là 177 triệu đồng vào tháng 7/2015.

Vietnam Airlines không có chủ trương, cứ thị trường hay đối thủ nêu ra giá sẽ phải chạy theo, điều chỉnh lương, thu nhập theo lộ trình kế hoạch đã được phê duyệt cách đây 5-7 năm và điều chỉnh chung, quan tâm đến quyền lợi chung của nhân viên chứ không phải một vài cá nhân”.

Đó là khẳng định của Tổng giám đốc Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA) Phạm Ngọc Minh tại cuộc họp báo chiều 12/1.

Theo ông Minh, bắt đầu 2008, VNA xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, mục tiêu trong vòng 5-7 năm mức lương, thu nhập của đội ngũ lao động kĩ thuật cao sẽ xấp xỉ 70-80% mặt bằng thu nhập của khu vực. Sau đó, VNA nhận thấy rằng, việc điều chỉnh mức lương sẽ cần thích hợp nhất là so sánh với thu nhập mặt bằng phi công thuê nước ngoài với vị trí tương đương của hãng.

Bảng lương chi tiết của phi công Vietnam Airlines - Ảnh 1

Đối với loại máy bay B777 hoặc A330, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 132 triệu đồng/tháng lên 163 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên là 177 triệu đồng vào tháng 7/2015. (Ảnh minh họa).

Đợt cải cách tiền lương đầu tiên năm 2008, mức thu nhập của đội ngũ này tăng gấp đôi. Lương cơ trưởng B777 là 83 triệu đồng; cơ phó 51 triệu đồng; Cơ trưởng A320-320 là 73 triệu đồng; Cơ trưởng ATR 72 là 72 triệu đồng; cơ phó là 33 triệu đồng.

Và sang năm 2015, đánh giá rằng tình hình thị trường và nhu cầu về điều chỉnh thu nhập cấp bách hơn do VNA chuyển sang cổ phần hóa và thị trường bình ổn thì phải tính theo cơ chế thị trường thực tế, Tổng công ty đã làm việc với từng khối, có trao đổi tập thể phi công người Việt hồi đầu tháng 11 (khoảng 250 phi công) về các đề nghị và đã công bố lộ trình điều chỉnh lương 2015.

Theo đó, đối với loại máy bay B777 hoặc A330, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 132 triệu đồng/tháng lên 163 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên là 177 triệu đồng vào tháng 7/2015. Với chức danh giáo viên mức lương tăng từ 167 triệu đồng/tháng lên 203 triệu đồng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên 217 triệu đồng vào tháng 7/2015.

Đối với loại máy bay A321, mức lương đã bao gồm lưu trú của cơ trưởng tăng từ 115 triệu đồng/tháng lên 143,875 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và theo lộ trình tăng lên gần 158,875 triệu đồng vào tháng 7 tới. Với chức danh giáo viên mức lương tăng lên là 183,250 triệu đồng/tháng vào 1/2015 và sẽ tiếp tục tăng lên mức 198,250 triệu đồng vào tháng 7 này.

Riêng với loại máy bay ATR72, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 100 triệu đồng/tháng lên 114,250 triệu đồng/tháng kể từ tháng 1/2015, sau đó tăng lên mức hơn 121,250 triệu đồng/tháng vào tháng 7/2015. Với chức danh giáo viên mức lương tăng từ 135 triệu đồng/tháng lên 153,625 triệu đồng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên 160,625 triệu đồng vào tháng 7 tới.

Bảng lương chi tiết của phi công Vietnam Airlines - Ảnh 2

Bảng lương chi tiết phi công Vietnam Airlines.

Lý giải chi tiết, ông Nguyễn Bùi Lâm – Phó trưởng ban Tổ chức và Phát triển Nguồn nhân lực cho hay: Đối với tiền lương phi công VNA, thời điểm trước tháng 9 năm 2014 lương của đội ngũ kĩ thuật cao bao gồm 3 phần: Lương chuyên doanh, lương năng suất (tính theo giờ bay) và phụ cấp lưu trú. Trong đó, lương năng suất của mỗi phi công rất cao, còn tiền lưu trú tính theo thị trường, có thể lên đến cả nghìn USD/ tháng.

Từ tháng 9 năm 2014, lương của đội ngũ phi công được cộng dồn và chỉ còn lại 2 khoản: lương cơ bản – lương đánh giá theo sản phẩm.

“Mức lương này không giảm, tăng từ 10 – 15% tùy từng chức danh. Nguyên tắc có cộng dồn thì phải tính cộng tới, không cộng ngang. Lực lượng còn lại không được giảm, không có chuyện một đối tượng nào đó bị giảm đi”, ông Lâm khẳng định.

Còn theo ông Trần Thanh Hiền – Trưởng ban Tài chính kế toán – Kế toán trưởng Tổng công ty HKVN, nếu so sánh đến cùng, tính hết chi phí (100% chi phí để đào tạo phi công) thì năm 2013, chi phí này là 220/550 tỷ đồng chi phí toàn Tổng công ty (chiếm gần 50%). Cách đây 2 năm, Tổng công ty đã thực hiện xã hội hóa đào tạo phi công cơ bản, xây dựng từng bước tính đủ vào cấu trúc tiền lương. Tăng dần lương phi công lên mức 75-80% so với lương phi công thuê ngoài.

“Thời điểm này, mức lương của phi công trong nước đang ở vào khoảng 75-80% so với lương trả cho phi công nước ngoài”, ông Hiền cho biết.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.