ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: ngoisao.net
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cao tay trị chồng ‘bám váy mẹ’
Thursday, January 29, 2015 21:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mẹ chồng không hòa thuận với con dâu là chuyện muôn thuở xưa nay. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, bạn nên thông cảm với mẹ chồng.

Chuyện con trai yêu mẹ vốn là chuyện quá đỗi tự nhiên. Nhưng nếu chồng bạn yêu mẹ đến mức muốn quấn quýt bên bà không rời và quên luôn sự tồn tại của bạn, có lẽ bạn đã cưới phải một anh chồng “bám váy mẹ” mất rồi.

Theo Newlyweds, đầu tiên là bạn phải xác định xem chồng bạn có đích thực là một anh chàng “bám váy mẹ” hay không. Nếu chồng bạn coi mẹ là tất cả, anh sẽ:

- Coi mong muốn của mẹ là “thánh chỉ”. Anh sẽ làm bất cứ thứ gì mẹ yêu cầu, từ việc chở bà đi chợ cho đến… đi du lịch riêng với bà, bất chấp cảm giác của bạn. Nhưng ngược lại, anh luôn tỏ ra miễn cưỡng khi phải làm việc gì đó bạn nhờ vả.

- Muốn được gặp mặt và nói chuyện với mẹ mỗi ngày, vậy nên anh sẽ không đồng ý với đề nghị ra riêng của bạn.

- Thậm chí vẫn đặt mẹ lên hàng đầu, vượt qua cả con cái (nếu hai bạn đã sinh em bé).

- Cảm thấy khó khăn khi phải quyết định bất cứ việc gì mà không có ý kiến của mẹ. Kể cả khi đó là việc riêng của hai vợ chồng.

- Vẫn còn phụ thuộc mẹ về mặt tài chính.

me14-4239-1422589376.jpg

Không nên cằn nhằn chồng liên tục về việc anh quá tôn thờ mẹ. Ảnh minh họa.

Một khi đã xác định được chồng mình là anh chàng quá nghe lời mẹ, điều tiếp theo bạn cần làm là cân nhắc xem hành động nào của anh có thể chấp nhận và hành động nào thì không.

Ví dụ, chồng bạn có thể thoải mái nói chuyện với mẹ anh (dù sao thì anh vẫn là con trai bà, điều này không thể thay đổi) nhưng nếu anh quấn quýt mẹ tới nỗi quên luôn bạn, sự thể sẽ khác. Đặc biệt là khi chồng luôn tìm mẹ để xin tư vấn về rắc rối mà lẽ ra bạn mới là người đầu tiên nên biết.

Hầu hết các nàng dâu đều mắc phải một sai lầm là lớn tiếng trách móc chồng hoặc mẹ chồng mà không “uốn lưỡn bảy lần trước khi nói”. Herb Goldberg – một nhà tâm lý học kiêm tác giả cuốn sách What Men Still Don’t Know about Women, Relationships, and Love, nói rằng điều quan trọng nhất mà phụ nữ cần nhớ là phải giữ hòa bình. Bạn không nên nổi đóa lên và tìm cách phá hoại  mối quan hệ của chồng và mẹ anh, dù đôi khi mức độ “bám mẹ” của chồng có đi quá giới hạn. Người mà bạn nên nói chuyện không phải mẹ chồng mà chính là chồng. Hãy trao đổi thẳng thắn với anh về cảm xúc của mình và kiến nghị những giới hạn để giữ gìn hạnh phúc vợ chồng

Bạn cũng không nên cằn nhằn chồng liên tục về việc anh quá tôn thờ mẹ. Con trai yêu mẹ mình là chuyện rất đỗi tự nhiên. Đôi khi bạn phải sáng suốt và công bằng khi phán xét anh. Đừng chỉ vì bạn không thích mẹ chồng mà tìm cách kéo con trai bà ra khỏi đời bà. Bạn sẽ làm tổn thương chồng, mẹ chồng và chính bản thân mình. Hành động quá khích và nông nổi có thể đẩy bạn vào một hoàn cảnh trớ trêu, không thể cứu vãn được.

Nhà tâm lý học Diana Kirschner chia sẻ: “Bạn phải đề xuất các giới hạn với chồng bằng cách nhẹ nhàng, tình cảm nhất có thể”. Tất nhiên là vẫn có trường hợp dù bạn trìu mến đến mấy thì bão tố vẫn nổ ra. Lúc ấy, bạn cần bình tĩnh để không làm mọi chuyện tệ hơn. Sau đó, bạn có thể “phô diễn” một chút quyền lực của mình. Chẳng hạn, bạn hãy từ chối việc gặp mặt cả đại gia đình chồng vào cuối tuần. Nếu chồng thắc mắc, hãy trả lời là: “Anh thì phải đi rồi nhưng em thì không. Chưa lần nào em vắng mặt trong các cuộc gặp gỡ với nhà anh nhưng lần này em thấy không khỏe, em cần được yên tĩnh một mình”. Và dù chồng có nói gì hay mẹ chồng có đánh tiếng, đừng để ý chí của mình bị lung lay.

giadinh1-6441-1422589376.jpg

Đừng chỉ vì bạn không thích mẹ chồng mà tìm cách kéo con trai, cháu bà ra khỏi đời bà. Bạn sẽ làm tổn thương chồng, mẹ chồng và chính bản thân mình. Ảnh minh họa.

Chuyện mẹ chồng ghen tị với con dâu là chuyện xưa nay ai cũng biết. Tâm lý này hầu như không thay đổi bất kể màu da hay thời đại. Vậy nên, ở một góc độ nào đó, bạn nên thông cảm với mẹ chồng. Tất cả các chuyên gia tâm lý đều đồng ý rằng trong “cuộc chiến” này, bạn không thể thắng bằng cách cố gắng “cướp” con trai bà. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải “bám váy mẹ chồng” y như cách ông xã đang làm.

Thay vào đó, bạn có thể duy trì một khoảng cách an toàn. Nếu bạn không thấy thoải mái khi ở gần mẹ chồng, hãy cố gắng giảm thiểu số giờ phải tiếp xúc với bà xuống càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, đừng cố kéo chồng và con đi theo mình.

Cuối cùng, chồng bạn chính là người nắm chìa khóa của vấn đề. Có thể ngay bây giờ anh chưa nhận ra và mọi nỗ lực của bạn sẽ kết thúc trong thất vọng. Nhưng nếu bạn còn muốn chung sống lâu dài với anh, việc giúp anh trưởng thành và độc lập hơn là tối cần thiết. Vì thế, hãy kiên nhẫn. Hãy từng chút một làm chồng hiểu là anh đang khiến bạn tổn thương khi quá quấn quýt với mẹ mình.

Trong trường hợp bạn đã thử mọi cách mà chồng vẫn ngựa quen đường cũ, để khỏi cảm thấy phiền muộn, bạn đừng nên đặt mối quan hệ với chồng lên hàng đầu trong cuộc đời mình. Đôi khi bạn phải vị kỷ một chút. Hãy làm việc, gặp gỡ bạn bè, thỏa mãn các thú vui cá nhân để không còn thời gian nghĩ ngợi vẩn vơ. Đây cũng là một cách hay để thử chồng. Rồi sẽ đến lúc anh nhận ra bạn đã trở nên hững hờ và không còn coi anh như trung tâm cuộc đời nữa. Nếu đến tận lúc ấy mà anh ta vẫn tiếp tục phớt lờ thì bạn có thể từ bỏ mối quan hệ này được rồi. Bởi lẽ, một anh chàng “bám váy mẹ” vốn không thể là người đàn ông bạn có thể dựa vào và giao phó cả cuộc đời mình.

Trà Xanh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.