ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đại gia thủy sản: Người nổi danh toàn cầu, người ‘chết đuối’ nơi ‘vực sâu’
Tuesday, January 20, 2015 23:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong khi nhiều đại gia thủy sản lâm vào tình trạng bi đát, vỡ nợ, phá sản… thì cũng có không ít đại gia trong lĩnh vực này lại nổi lên mạnh mẽ, trở thành người có ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản toàn cầu.

Đại gia thủy sản nổi danh trong bão

Tin tức trên báo VnExpress, Tạp chí thủy sản nổi tiếng nhất thế giới Intrafish Seafood vừa công bố Top 100 người có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành thủy sản toàn cầu, trong đó Việt Nam có 2 cái tên, trong đó có ông Lê Văn Quang, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) với thứ hạng thứ 54.

Sự bứt phá của Minh Phú và gia đình đại gia thủy sản Lê Văn Quang gần đây thực sự ngoạn mục. Hoài bão xây dựng một đế chế trong ngành tôm xuất khẩu của doanh nhân này đang trở thành hiện thực, khi sản lượng xuất khẩu lên tới 50.000 tấn/năm và doanh thu trên 730 triệu USD trong năm qua. DN này đang hướng tới mốc 1 tỷ USD sau khí tăng đột phá trên 40%/năm trong hai năm 2013-2014.

Trước đó, trong danh sách Top 100 DN thủy sản lớn nhất thế giới năm 2014 được Undercurrentnews – tạp chí chuyên về thủy sản có trụ sở ở Anh, công bố, Minh Phú đứng ở vị trí 23. MPC cũng lọt danh sách 20 DN Đông Á được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là công ty phát triển toàn cầu.

Đại gia thủy sản: Người nổi danh toàn cầu, người 'chết đuối' nơi 'vực sâu' - Ảnh 1

Những gương mặt nổi tiếng về sự thành công trong ngành thủy sản

Còn trên TTCK Việt Nam, tài sản của gia đình ông Quang chứng kiến sự tăng hạng đột biến. Ông và vợ – bà Chu Thị Bình mỗi người đều “kiếm thêm” hơn 1.000 tỷ đồng trong năm vừa qua. Vợ ông Quang lọt tốp 10 người giàu nhất trên TTCK, trong khi ông Quang đứng số 11. Giá MPC đã tăng 5 lần trong năm, từ 20.000 đồng/cp lên trên 100.000 đồng/cp, và là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM.

Trong khi các DN thủy sản đồng loạt gặp khó, Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) của bà chủ tịch Trương Thị Lệ Khanh chứng kiến tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận. Cổ phiếu VHC trong năm 2014 tăng trưởng ba con số. Bà Khanh cũng là một trong vài người có tài sản tăng trên 1.000 tỷ đồng và hiện là người giàu thứ 7 trên TTCK.

Đây là lần đầu tiên một phụ nữ tự lèo lái một DN lọt vào tốp 10, thay cho những cái tên một thời ngự trị trên tốp đầu của bảng này như: Trương Gia Bình, Đặng Thành Tâm, Đặng Văn Thành…

Thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh cũng có doanh thu tăng trưởng cao đến bất ngờ trong vài năm gần đây và cũng đang hướng tới ngưỡng 1 tỷ.

10 năm qua, doanh thu của Hùng Vương tăng tới 1.000 lần. Trong năm 2013, doanh thu của HVG tăng 46% và trong năm 2014 tốc độ tăng có thể cũng ở mức tương tự khi mà 9 tháng đầu năm đã bằng cả năm liền trước.

Và câu chuyện nhiều đại gia thủy sản “chết đuối”

Thông tin trên báo Đời sống & Pháp luật, truớc đây, khi nhắc đến thủy sản và BĐS, nhiều người phải dùng đến hai từ khát khao và thèm muốn. Bởi có một thời, đây đuợc xem là hai trong những ngành “ho ra bạc, khạc ra tiền”, là nơi sản sinh ra nhiều đại gia tầm cỡ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, không ít doanh nghiệp làm ăn phát đạt, đuợc xem là “ông lớn” lại “ngã ngựa” một cách bất ngờ. Một số đại gia còn phải bỏ trốn hoặc lâm cảnh tù tội.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận cả nước choáng váng trước những thông tin từ cơ quan công an cung cấp. Ngày 24/12/2014, cơ quan CSĐT bộ Công an thực hiện quyết định bắt giam ông Nguyễn Tấn Hải (SN 1962, nguyên Giám đốc công ty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Việt Hải) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việt Hải là công ty một thời gian dài được xem là “tượng đài” của ngành thủy sản BĐSCL và làm mưa làm gió ở tỉnh Tiền Giang. Được biết, đến thời điểm ông giám đốc bị bắt, người dân mới tá hỏa khi phát hiệt ra rằng, công ty này có vốn điều lệ 15 tỷ đồng nhưng đã vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Minh Hải (VDB Minh Hải) 120 tỷ đồng, lãi treo 50 tỷ đồng. Hợp đồng vay tiền của ông Hải được cho là tín chấp khống. Công ty này đã ngừng hoạt động, hiện còn nợ tiền lương của công nhân.

Đại gia thủy sản: Người nổi danh toàn cầu, người 'chết đuối' nơi 'vực sâu' - Ảnh 2

Đại gia Thủy sản Bình An (Bianfishco) nhanh chóng rơi vào vỡ nợ với cảnh người dân vây bủa nhà cửa do không có tiền trả cho người nuôi cá.

Trước đó không lâu, trung tuần tháng 11/2014, ngành thủy sản cũng chứng kiến sự việc tương tự tại xí nghiệp Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Ngọc Sinh. Khi đó, cơ quan CSĐT bộ Công an cũng triển khai quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Đặng Thị Ngợi, nguyên Giám đốc xí nghiệp vì về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh, cơ quan công an đã khởi tố bị can đối với Phan Xuân Minh, nguyên Giám đốc công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Châu. Nhưng truớc khi bị công an “sờ gáy”, ông Minh đã nhanh chân bỏ trốn và để lại một khoản nợ khổng lồ. Và, chắc hẳn nhiều người còn nhớ, vào tháng 9/2013, ông Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty thực phẩm Phương Nam cũng đã phải “cao chạy xa bay”, bỏ lại sau lưng khoản nợ 1.700 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng “tự xử lý”.

Trước đó, đại gia Thủy sản Bình An (Bianfishco) Diệu Hiền với danh tiếng đại gia thủy sản hàng đầu khu vực cũng đã nhanh chóng rơi vào vỡ nợ với cảnh người dân vây bủa nhà cửa do không có tiền trả cho người nuôi cá. Nợ ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ. Nữ đại gia này sau đó đã rút hẳn về nghỉ ngơi, dưỡng bệnh.

Có thể kể ra cả loạt các đại gia thủy sản miền Tây như: Thiên Mã, Đông Nam, Việt An, An Khang… hùng mạnh một thời cũng kẻ “chết”, người thoi thóp. Không ít người đang gánh khoản nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng. Trong nhiều trường hợp, đại gia bỏ mặc hay coi như ‘chết hẳn’, các ngân hàng, chủ nợ buộc phải chia nhau cái xác còn lại của các DN.

Theo Hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau, khoảng một phần ba các DN chế biến thủy sản xuất khẩu rơi vào tình trạng phá sản mà các ông bà chủ không còn ở Cà Mau.

Nói đến sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp thủy sản, BĐS, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc công ty UVIP Việt thẳng thắn: “Cũng cần phải nói rằng, việc một số đại gia thủy sản, BĐS thê thảm như hiện nay cũng một phần nguyên nhân gián tiếp từ sự lỏng lẻo của các ngân hàng. Hầu hết, chủ doanh nghiệp vỡ nợ, bỏ trốn, bị khởi tố thì các cán bộ ngân hàng trực tiếp cho vay cũng cùng chung số phận.

Tôi được biết, trong vụ việc ông Lâm Ngọc Khuân bỏ trốn, cơ quan công an cũng đã khởi tố đến 25 nguyên cán bộ ngân hàng về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong đó, có nhiều người là lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng tại Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Có lẽ sẽ chẳng ai quên được vụ một công ty thủy sản ở Bạc Liêu dùng 52kg tôm vay được 128 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, hay chính vụ vỡ nợ của công ty cổ phần thực phẩm Phương Nam. Doanh nghiệp này đã dùng một kho tôm đông lạnh để “dắt mũi” 5 ngân hàng và vay được số tiền hàng ngàn tỉ đồng.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao các ngân hàng dễ dàng bị qua mặt đến vậy. Phải chăng, có sự “đi đêm” giữa ông chủ của Phương Nam với cán bộ tín dụng. Bởi, chẳng ngân hàng nào “ngớ ngẩn” đến mức giải ngân hàng trăm tỷ đồng mà lại không kiểm tra tài sản thế chấp của con nợ”.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.