ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hai trận đối đầu của Skyraider Mỹ với Mig-17 Việt Nam
Friday, January 16, 2015 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong chiến tranh Việt Nam, máy bay Skyraider được Mỹ sử dụng trên tàu sân bay và tham gia vào các nhiệm vụ cứu hộ phi công bị bắn rơi và chiếc máy bay này đã nhiều lần đối mặt với Mig-17.

Chiếc máy bay Skyraider là máy bay cánh quạt cuối cùng được sử dụng trong lực lượng Hải quân Mỹ. Nó có một khả năng độc đáo là mang được rất nhiều vũ khí gồm nhiên liệu cùng các vũ khí gồm ngư lôi, bom, rocket, 2 khẩu súng 20mm với số đạn nặng 240 kg.

Đi vào hoạt động từ chiến tranh Triều Tiên, phiên bản cải tiến A-1H của máy bay Skyraider vẫn khá chậm. Tuy nhiên các máy bay này cũng vẫn có khi bắn hạ được máy bay Mig-17.

Hai trận đối đầu của Skyraider Mỹ với Mig-17 Việt Nam - Ảnh 1

Một chiếc máy bay Skyraider của Hải quân Mỹ.

Trong thực tế, một số chiến thắng bất ngờ nhất đã không đến từ các máy bay hiện đại như F-4, F-105 hay F-8 mà đến từ các máy bay cánh quạt Skyraider nhờ vào 4 khẩu pháo 20mm có khả năng bắn 800 viên đạn một phút.

Trong thời chiến tranh ở Việt Nam, máy bay Skyraider cũng giành được một số chiến thắng nhất định. Đó là vào ngày 20/6/1965, một chiếc Skyraider thuộc Phi đội số 25 cất cánh từ tàu sân bay USS Midway để giải cứu một phi công bị bắn rơi ở miền tây bắc Việt Nam. Chiếc máy bay này đã chạm trán máy bay Mig-17 của Việt Nam.

Theo lời kể của phi công, hai máy bay Mig đã bắn vào họ nhưng các phi công Skyraider đã tránh được và bắn đáp trả bằng pháo 20mm.

Hai trận đối đầu của Skyraider Mỹ với Mig-17 Việt Nam - Ảnh 2

Đồ họa một trận không chiến của Mig-17 và máy bay của Không quân Mỹ.

Trung úy Johnson – một phi công Skyraider đã kể lại trận đánh này trong một cuốn sách có tên “Mig Killers: Niên đại chiến thắng của Không quân Mỹ ở Việt Nam từ 1965-1973”. Johnson nói: “Tôi bắn một loạt ngắn vào Mig và đạn mất hút nhưng đã thu hút sự chú ý của phi công Mig. Anh ta quay vòng về phía chúng tôi, vòng một vòng trước đầu máy bay chúng tôi. Charlie và tôi bắn cùng một lúc khi anh ta bay qua rất gần, đến nỗi Charlie nghĩ chóp đuôi của tôi đã đâm vào đuôi đứng của máy bay anh ta. Cả hai chúng tôi đã bắn tất cả 4 khẩu súng. Đạn của Charlie nổ bên dưới cánh của Mig còn đạn của tôi bắn dọc trên thân máy bay. Chiếc Mig đã lộn ngược và rơi xuống một ngọn đồi nhỏ”.

Trận ráp mặt thứ hai của Skyraider với Mig-17 được kể đến là ngày 9/10/1966 khi cứu hộ cho một phi công Mỹ bị bắn rơi. 4 máy bay Skyraider đã cất cánh từ tàu sân bay USS Intrepid ở Vịnh Bắc Bộ và bị 4 máy bay Mig-17 của Việt Nam tấn công. Trận chiến này đã kết thúc với thiệt hại lớn của Mỹ. Một chiếc được xác nhận bị bắn hạ, chiếc thứ hai có thể bị bắn hạ và chiếc thứ 3 hư hỏng nặng.

Hải quân Mỹ sử dụng Skyraider cho nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng vào những năm 1967-1968 trên tàu sân bay USS Coral Sea. Tuy nhiên, chiếc máy bay này còn tiếp tục hoạt động trong Không quân Mỹ và Không quân VNCH cho đến khi kết thúc cuộc chiến trong vai trò yểm trợ hàng không.

Theo Wikipedia, Mỹ mất 201 chiếc Skyraider ở khu vực Đông Nam Á vì nhiều lý do khác nhau. Trong số đó, 3 chiếc Skyraider bị máy bay Mig-17 bắn rơi trong các cuộc ráp mặt. Đổi lại, Skyraider cũng bắn rơi được 2 chiếc Mig-17.

Trần Vũ (Theo Business Insider)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.