Hôm 26/1, các nhà khoa học đã phát hiện một tiểu hành tinh khổng lồ có tên 2004 BL86 bay qua trái đất một cách an toàn.
Vào lúc 11h19, ở khoảng cách 745.000 dặm, (khoảng 1,2 triệu km – bằng 3 lần khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất) chuyên gia Lance Benner của NASA đã phát hiện ra một tiểu hành tinh có tên 2004 BL86.
Theo ông, tiểu hành tình này có kích thước 984 feet (khoảng 300m). Thời gian tiểu hành tinh bay một vòng quay quanh trái đất là 2,6 giờ. Đó là khoảng thời gian rất ngắn. Tiểu hành tinh này cũng có một mặt trăng riêng và không gây bất kì nguy hại nào cho con người.
Tiểu hành tinh 2004 BL86 bay qua trái đất hôm 26/1.
Đại diện của NASA, ông Lindey Johnson cho biết: “Ít nhất trong 200 năm tới, tiểu hành tinh 2004 BL86 sẽ không quay trở lại trái đất nữa. Tuy nhiên việc tiếp cận nó một cách gần nhất trong lần vừa qua đã giúp cho các nhà khoa học có thể kiểm tra, tìm hiểu về nó và chuẩn bị tốt hơn cho những rủi ro trong tương lai”.
Dự kiến, vào năm 2027 sẽ xuất hiện một tiểu hành tinh khổng lồ khác có tên Apollo bay một cách chóng mặt quanh trái đất, đặc biệt là gần với trái đất hơn nữa.
Các nhà khoa học cho rằng rất có thể tiểu hành tinh này sẽ gây hại cho hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta.
Vũ Nga (Theo Sputniknews)
Clip: Tiểu hành tinh khổng lồ sẽ đến gần Trái đất ngày 26/1
2015-01-27 00:40:12