ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Văn hóa suy đồi, đạo đức sa đọa là vì đâu?
Tuesday, January 20, 2015 17:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Không thể phủ nhận một thực tế đang diễn ra trước mắt, nền văn minh của nhân loại hiện nay ngoài những thành tựu về phát triển đời sống vật chất do khoa học kỹ thuật mang lại, thì nó đang tụt dốc và càng ngày càng sa đọa.

Đạo đức, Văn hóa, than, Bài chọn lọc,

Có người sẽ chống chế rằng, người tốt còn nhiều lắm sao cứ phải nhìn vào mặt xấu mà ca thán. Nhưng họ có biết, chính vì thái độ không nhìn vào mặt xấu, không dám đối diện với thực tại nên con người hiện nay đang dung túng cái xấu, rồi cứ thuận theo đó mà trượt dốc không phanh.

Thế nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thực trạng này là gì? Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này chính là Thuyết vô thần.

Trong văn hóa xưa tại Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, mọi người đều tin rằng: vũ trụ, Trái đất và con người được tạo nên bởi các vị Thần. Cụ thể, người Việt Nam là con Lạc Long Quân và mẹ Âu cơ sinh ra từ bọc trăm trứng, một người là thần trên núi, người kia là tiên dưới biển. Người Trung Quốc tin vào Tam Hoàng Ngũ Đế tạo dựng cơ nghiệp Trung Hoa, trong khi người khai sinh vũ trụ là ông Bàn Cổ. Các nước phương Tây có Chúa trời và các thánh.

Trong nội tâm sâu thẳm của quảng đại  dân chúng, ai nấy đều có cùng nhận thức được việc kính Thiên hành Đạo.

Trước kia, ông bà  thấy con cháu làm việc xấu, thường dạy bảo: “Như vậy sẽ thất Đức! Phải tích Đức, tích Đức!”. Lời nói giản đơn nhưng triết lý sâu xa, cứ được bồi đắp hằng ngày trong tâm trí, khiến tâm hồn thơ ấu cảm nhận được sự hiện diện thân quen của đạo đức hàng ngày trong cuộc sống.

Và tư tưởng “Vô Thần luận” xuất hiện như một thứ chất độc rải khắp toàn cầu, được rao giảng hàng ngày trên ghế nhà trường. Loại chất độc này ăn sâu vào máu, và công kích tâm can. Nó ngấm ngầm hủy hoại lương tri, đạo đức của con người, tạo ra những thế hệ dị dạng về tư tưởng.

Đạo đức, Văn hóa, than, Bài chọn lọc,

Vì không tin vào nhân quả, người ta sẵn sàng mổ cướp nội tạng đồng loại để kiếm tiền.

Người xưa coi bản tính làm người là lương tri, chính nghĩa. Ai hành thiện tích đức sẽ được thế gian ca tụng.

Và khi tiếp nhận tư tưởng Vô Thần luận, ai trong thời buổi hiện nay mà tin vào đức, nghiệp và quả báo, ắt hẳn sẽ không tránh khỏi bị thế gian cười chê là kẻ ngu khờ, “thời buổi nào rồi mà còn tin mấy thứ vớ vẩn đó”. Thế nhưng có ai nhớ rằng những thứ “vớ vẩn” ấy chính là điều giữ lấy lương tri và đạo đức của người xưa.

Người thời nay không mấy coi trọng điều đó. Đối với họ, đồng tiền mới là trên hết. Tâm người thì quanh co, trí người lại gai góc, họ chỉ muốn giăng bẫy và miệt thị. Họ đánh lén sau lưng. Họ cười khinh những ai bần hàn mà tán tụng những tay lừa đảo gạt người. Con người giờ đây cho rằng, chỉ cần có tiền, sum xoe giày hiệu xe sang thì dù họ có làm điều xấu xa đến mấy cũng không quan trọng. Nhân cách con người không được đánh giá bằng lý tưởng sống mà thay vào đó là tiền tài danh vọng.

Đạo đức đã bị đồng tiền thay thế. Chính nghĩa đã bị danh lợi đè cho bẹp dí.

Con người ai cũng có mặt xấu và tốt, theo Đạo giáo thì là hai mặt âm dương, theo Phật giáo lại là Phật tính và ma tính. Âm thịnh thì dương suy, ma tính không bị ước chế thì Phật tính sẽ suy yếu, những ai không muốn mình bị câu thúc bởi đạo đức, sẽ rất dễ bị thói hư tật xấu dẫn dụ, mê hoặc, …Khi không có những thiện niệm và chuẩn mực đạo đức ràng buộc, con người trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Đạo đức, Văn hóa, than, Bài chọn lọc,

Khi không còn những chuẩn mực đạo đức để ước chế, con người sẵn sàng lao vào nhau để cấu xé.

Con người khác với động vật là họ biết liêm sỹ, tuân thủ lễ nghĩa, tuân thủ đạo đức và lương tri. Thế nên cổ nhân nói: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”.

Ma tính không bị ước chế mà tự tung tự tác, đã đẩy rất nhiều người hiện nay triệt để thành nô lệ của đồng tiền. Thậm chí, nhiều người chẳng khác gì thú vật! Tượng trưng cho địa vị của một người chỉ là 2 thứ: quyền lực và đồng tiền. Càng ham muốn lợi lộc con người càng mất đi lý trí và thanh tịnh. Chỉ có thanh tịnh con người mới có thể bình tĩnh xử lý tốt những việc quanh mình, mới có thể phát minh sáng tạo, mới có thể duy hộ nền văn minh khởi sự từ bếp lửa trong hang đá… Khi đạo đức ước thúc con người, đầu óc họ giữ được sự thanh tịnh; không vì hưởng thụ đời sống cá nhân mà nuôi dưỡng ý nghĩ độc ác với người khác; không vì sự thỏa mãn mà theo đuổi dâm dục. Một người say rượu có thể bị cái ác xui khiến mà phạm tội. Người mất đi sự câu thúc của đạo đức cũng thế. Họ muốn gì làm đó. Nó thành bệnh truyền nhiễm cho những người xung quanh. Cái ác của người đó ai cũng nhìn thấy nhưng khi mọi người do dự không khống chế thì nó sẽ nhanh chóng  thành một quần thể tà ác.

Chẳng phải sẽ đáng sợ lắm sao khi mọi người cứ thuận theo xu thế trượt dốc ấy mà mê muội, không còn biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, không còn nhận ra những nguyên tắc và bản tính làm người. Trong khi cái ác đang hoành hành khắp nơi và đang dẫn đường tới tai họa, hủy diệt. Cho nên Đạo đức và văn hóa truyền thống của nhân loại chính là con đường tồn vong của xã hội, và niềm tin vào Thần chính là nền tảng cho mọi chuẩn mực đạo đức.

Đạo đức, Văn hóa, than, Bài chọn lọc,

Vì không tin vào nhân quả nên những quan chức tham nhũng có nhà chứa hàng tấn tiền vàng, còn dân đen gánh chịu bất công, và nghèo vẫn hoàn nghèo.

Nhưng mục đích Thuyết vô Thần là triệt để xóa bỏ niềm tin của con người vào Thần. Khi con người không tin vào sự tồn tại của Thần, điều đó có nghĩa là họ phủ nhận Thiên đường và Địa ngục. Từ đó họ không tin “thiện ác có báo”, nên sống sao cũng được, muốn gì làm nấy, vô Pháp vô Thiên.

Con người tin có Thiên đường và Địa ngục thì họ sẽ tự biết câu thúc, chế ước tư tưởng của bản thân. Hành vi con người là do tư tưởng chỉ huy. Con người sẽ không dám là điều xấu nếu tin Địa ngục có tồn tại. Họ sẽ tự nguyện làm việc thiện để tích đức và nhận phúc báo nếu tin vào Thiên Đường. Từ đó họ biết phân biệt thiện ác, tốt xấu.

Khi cả một chỉnh thể xã hội có lý niệm làm chuẩn mực, mọi người đều lấy đạo đức câu thúc nội tâm mình, thì những ý nghĩ xấu xa không có cơ hội hiện diện. Thế nên, xã hội cũng không có việc “sát nhân phóng hỏa”. Xã hội như vậy có lẽ cũng không cần cảnh sát bởi trong nội tâm con người đều có cảnh sát tự quản bản thân. Đêm không đóng cửa, trên đường không nhặt của rơi… Đó không phải là việc tốt hay sao?

Khi một xã hội có đạo đức thăng hoa thì mọi việc được giải quyết rất đơn giản. Ai làm việc xấu, mọi người đều thấy ngay. Tuy mọi người không thấy Thiên đường, Địa ngục nhưng đều có một khát vọng hạnh phúc, đều có ý thức sâu kín là sợ hãi tai họa. Khi con người thực sự có đạo đức thì cảm giác hạnh phúc như nước chảy thành suối. Thiên đường đối với anh ta mà nói lại chỉ là một lý niệm hướng suy nghĩ về lẽ phải, về đạo đức vậy! Khi con người rời xa đạo dức, tai nạn như hình với bóng, đau khổ như lửa đốt, Địa ngục đã bày ra trước mắt chúng ta!

Đạo đức, Văn hóa, than, Bài chọn lọc,

Khôi phục văn hóa Thần truyền chính là phương thức duy nhất vực dậy lương tâm và đạo đức con người.

“Thuyết vô Thần” đã đánh rơi tấm lòng trân quý nhất của con người là sự kính sợ Thần linh. Nó cắt đứt sợi dây hướng Thiện vốn đang buộc chặt cái ác của con người, nó giải thoát và tạo điều kiện cho cái Ác sinh sôi nảy nở, khiến con người không còn khả năng kiềm chế được tư tưởng cùng hành vi, không kiểm soát được hậu quả tai hại. Thuyết vô Thần đã đặt lên vai nhân loại những gánh nặng, và vĩnh viễn là thứ tai họa làm bại hoại và đe dọa nền văn minh nhân loại. Như vậy, thế lực mang đến cho con người thuyết Vô Thần, thế lực triệt tiêu niềm tin của chúng ta vào Thần và phủ định sự tồn tại của Thần chính là thế lực tà ác nhất, nó triệt tiêu bản tính con người từ trong tâm hồn.

Tổ tiên chúng ta đã để lại những di sản trân quý rất đáng tự hào, dường như không thể bị xói mòn. Vậy tại sao trước mặt “Vô Thần luận”, trước mặt tà ác chúng ta lựa chọn sự sợ hãi và thái độ vô tri?

Tìm lại văn hóa truyền thống để gieo lại trong tim những mầm thiện lương. Cứ từng giọt, từng giọt rồi sẽ thành suối, thành sông. Một khi xóa sạch sự tàn ác của thuyết Vô Thần thì bản tính lương thiện tiên thiên của con người sẽ trở lại, cái Ác lại một lần nữa bị trói chặt và chôn vùi. Phục hưng văn hóa truyền thống chính là cơ hội hồi sinh đạo đức nhân loại.

 

 

 

Theo Sound of Hope/Tinhhoa.net

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.