Từ khi xảy ra vụ việc 26 đại gia Việt ‘giấu’ hàng chục triệu USD ở Thụy Sĩ, HSBC đã áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt bao gồm cả những khách hàng có quan ngại về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Kết quả của việc tái định vị này là lượng khách hàng của ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sỹ của HSBC đã giảm
Theo thông tin từ HSBC Việt Nam, trước khi mua Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa New York và Safra Republic Holdings SA (một ngân hàng cá nhân cao cấp của Mỹ), HSBC có một nhánh ngân hàng cá nhân cao cấp nhỏ phục vụ chủ yếu các khách hàng của Tập đoàn. GPB được mua thông qua nhánh ngân hàng này. Ngân hàng Cộng hòa/Safra tập chung vào đối tượng khách hàng rất khác và có một nền văn hóa rất khác với HSBC và nhánh kinh doanh này đã không được hòa nhập hoàn toàn vào HSBC, cho phép tồn tại một sự khác biệt về văn hóa và các tiêu chuẩn kiểm soát. Đã có nhiều tài khoản nhỏ và có độ rủi ro cao được duy trì.
Trong quá khứ, các ngân hàng cá nhân cao cấp, trong đó có ngân hàng của HSBC, cho rằng trách nhiệm trả thuế là của từng khách hàng cá nhân hơn là trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng cho họ. Các ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sỹ thường được các cá nhân giàu có sử dụng để quản lý khối tài sản của họ theo một cách thức bí mật.
Trong một vài trường hợp, các cá nhân đã lợi dụng điều khoản bí mật của ngân hàng để giữ những tài sản không được công bố. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng cá nhân cao cấp có nhiều khách hàng không hoàn thành những nghĩa vụ về thuế.
Đầu năm 2008, HSBC bắt đầu áp dụng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ đối với ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sỹ, ví dụ đưa vào sử dụng một chính sách về khách hàng Mỹ và giảm số lượng các tài khoản các khách hàng có nghĩa vụ trả thuế của Mỹ.
Năm 2010, ngân hàng quyết định ngưng hoạt động hoàn toàn đối với các khách hàng là cư dân Mỹ. Bắt đầu từ 2012, GPB xây dựng một chương trình minh bạch về thuế, trong đó quy định sẽ đóng tài khoản và từ chối khách hàng nếu ngân hàng có lý do tin rằng khách hàng hay khách hàng tiềm năng không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ về thuế.
Từ khi xảy ra vụ việc 26 đại gia Việt ‘giấu’ hàng chục triệu USD ở Thụy Sĩ, HSBC đã áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt bao gồm cả những khách hàng có quan ngại về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Kết quả của việc tái định vị này là lượng khách hàng của ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sỹ của HSBC đã giảm khoảng 70% kể từ năm 2007 (Ảnh minh họa).
Theo chính sách minh bạch về thuế này, ngân hàng tiến hành xem xét lại toàn bộ các tài khoản định giữ lại. Mỗi tài khoản đều được kiểm tra theo một danh sách chặt chẽ để có thể phát hiện ra những chỉ báo về việc không tuân thủ nghĩa vụ thuế. Bất cứ một nghi ngờ nào cũng được điều tra và nếu không được giải quyết thỏa đáng, tài khoản sẽ bị đóng hoặc đưa vào quy trình để đóng khi cho phép.
Từ khi xảy ra vụ việc, HSBC đã áp dụng những tiêu tiêu chuẩn nghiêm ngặt bao gồm cả những khách hàng có quan ngại về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sỹ tập trung vào các khách hàng từ những thị trường chiến lược của Tập đoàn, như chủ sở hữu và người đứng đầu các công ty là khách hàng khối tài chính doanh nghiệp của Tập đoàn. Kết quả của việc tái định vị này là lượng khách hàng của ngân hàng cá nhân cao cấp tại Thụy Sỹ của HSBC đã giảm khoảng 70% kể từ năm 2007.
Cuối năm 2014, số lượng tài khoản khách hàng của GPB còn 10.343 tài khoản từ 30.412 tài khoản của năm 2007. Tổng tài sản còn 68 tỉ USD thay vì 118,4 tỉ USD của năm 2007. Năm 2007, HSBC phục vụ khách hàng là công dân của hơn 150 quốc gia thì vừa qua tiến hành thủ tục ngưng giao dịch với khách hàng cư trú tại hơn 100 trong số các quốc gia đó.
Bày tỏ quan điểm về vụ việc này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiến hành tra soát vụ việc này.
Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền – Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Văn Ngọc cho biết đã yêu cầu HSBC Việt Nam báo cáo vụ việc liên quan đến HSBC Chi nhánh Thụy Sĩ để xác minh các tài khoản liên quan đến Việt Nam. Đây là vụ việc liên quan đến uy tín của Việt Nam nên cơ quan điều tra (CQĐT) sẽ vào cuộc làm rõ.
26 khách hàng liên quan đến Việt Nam với tổng tài sản 37,5 triệu USD được đề cập trong danh sách này, trong đó 12% tài khoản có chủ nhân quốc tịch Việt Nam (có hộ chiếu Việt Nam) và người có tài sản lớn nhất hơn 12 triệu USD (tương đương 252 tỷ đồng).
Pháp lệnh ngoại hối mới được sửa đổi, bổ sung năm 2013 mới dừng ở việc cho phép các nhà băng được đứng ra cung cấp dịch vụ chuyển tiền để đầu tư, thanh toán khoản xuất nhập khẩu, cho vay, trả nợ vay nước ngoài, thu hồi nợ hay các khoản chuyển tiền một chiều để chữa bệnh, đi học, trợ cấp…
Việc cá nhân người Việt cư trú ở Việt Nam gửi tiền vào tài khoản ở nước ngoài chưa được quy định trong pháp lệnh vì vậy các ngân hàng trong nước cũng không được thực hiện dịch vụ chuyển tiền hộ các tổ chức, cá nhân để gửi tiền vào tài khoản ở nước ngoài. Việc này được một đại diện NHNN lý giải rằng, nhằm ngăn chặn một dòng ngoại tệ lớn chạy ra khỏi Việt Nam trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ còn mỏng.
“Việt Nam vẫn là quốc gia quản lý ngoại hối, cho phép làm thì mới được làm. Nhà nước có thể phạt ngân hàng nếu vẫn chuyển tiền cho khách”, vị này cho hay.
Tuy nhiên, thông tin trên báo VnExpress, theo một chuyên gia trong ngành ngân hàng vẫn có cách để cá nhân Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng quốc tế, chẳng hạn như du học sinh, người đang công tác ở ngoài có thể gửi tiền tại nước đó. Bởi vậy, với trường hợp của HSBC, phải xác định rõ có phải nhà băng này đứng ra chuyển tiền cho khách hàng để gửi tiền ở nước ngoài hay không thì mới có thể đưa ra hướng xử lý được.
Ngọc Anh (Tổng hợp)