ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Gặp gỡ bác sĩ duy nhất trốn thoát khỏi trại tử thần của Khơ-me Đỏ
Wednesday, February 25, 2015 17:13
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Gặp gỡ bác sĩ duy nhất trốn thoát khỏi trại tử thần của Khơ-me Đỏ
Người sống sót qua nạn Khơ-me Đỏ Nal Oum ở New York, ngày 23/1/2015. Ông Oum đã từng là phó giám đốc của một trong những bệnh viện chính của Campuchia trước khi Khơ-me Đỏ lên nắm quyền. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
 

Ông Nal Oum nói rằng ông sẽ không bao giờ quên ngày mà Khơ-me Đỏ chiếm thủ đô. Ông là một trong chỉ hơn 400 bác sĩ ở Campuchia, đã ở lại bất chấp việc tai họa lớn này đang nhấn chìm đất nước mình, với một niềm tin rằng các bác sĩ sẽ luôn luôn trung lập và sẽ chỉ làm việc để cứu bất cứ sinh mạng nào – bất kể chính trị, chủng tộc hay tín ngưỡng.

Giờ thì ông hiểu rằng ông đã sai. Cũng như nhiều người khác, ông đã không tin rằng con người lại có thể tà ác như vậy.

Đó là một buổi trưa bận rộn trong bệnh viện do người Pháp xây dựng ở Phnom Penh khi những người mặc đồng phục màu đen ra lệnh rời bỏ thành phố thủ đô của Campuchia. Khơ-me Đỏ đã cử những cậu bé mang súng trường tấn công đến để thi hành lệnh của họ.

Phải cần cả một dòng sông mực để viết những câu chuyện của chúng tôi.

- Một người cao tuổi Campuchia

Công việc khiến ông Oum bận rộn. Ông đã đưa người vợ khi đó và hai con trai đến Pháp để chờ cho hết chiến tranh. Điều đó cho ông nhiều thời gian hơn để chăm sóc những người bị thương, với tư cách là một trong những người phụ trách bệnh viện.

Bệnh viện ban đầu được xây để chứa khoảng 450 bệnh nhân, nhưng với cuộc nội chiến, họ đã có hơn 1000 người. Tất cả các giường đều chật kín. Nhiều người ốm và bị thương phải nằm trên sàn nhà.

Một trong những tòa nhà chứa hơn 100 trẻ em ở tất cả các độ tuổi khác nhau, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Vào ngày 17/4/1975, ngày mà Khơ-me Đỏ chiếm thủ đô, ông Oum đã ở đó với những đứa trẻ. “Tôi nhớ như in những chiếc giường nhỏ”, ông nói.

Khi những gã đàn ông bắt đầu đuổi các nhân viên ra khỏi bệnh viện, ông Oum hỏi họ ai sẽ chăm sóc những bệnh nhân này khi không có các bác sĩ hay y tá. Họ chỉ bảo ông đi ra và nói họ sẽ chăm sóc các bệnh nhân. “Nhưng đó đều là những lời dối trá”, ông Oum nói. “Lúc đó tôi luôn nghĩ, chính lúc đó, tất cả những đứa trẻ sẽ chết”.

“Cho đến tận bây giờ, hình ảnh của những đứa trẻ ấy vẫn ở trong tâm trí tôi. Tôi đã không thể hoàn thành trách nhiệm của mình để cứu chúng”, ông nói. “Điều ấy luôn ở trong tâm trí tôi mỗi ngày”.

“Bệnh viện của tôi đã biến mất chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ”, ông nói. “Nó trở thành một bệnh viện ma”.

Khmer Rouge survivor Nal Oum performs "Sampeah," the Cambodian greeting or a way of showing respect, in New York, on Jan. 23, 2015. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)
Người sống sót qua nạn Khơ-me Đỏ, Nal Oum, chắp tay chào theo cách của người Campuchia để tỏ lòng kính trọng ở New York hôm 23/1/2015. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Những cánh đồng giết chóc

Ông Oum là bố vợ tôi (Joshua Philipp – tác giả bài viết) , và là một trong số những người trí thức đầu tiên vạch trần tội ác diệt chủng diễn ra ở Campuchia từ năm 1975 đến năm 1978. Gần đây, ông đã tường thuật lại câu chuyện của mình trong cuốn sách, hiện mới chỉ có bản tiếng Pháp, “Un Médecin Chez Les Khmers Rouges” (Tạm dịch: A Doctor Among the Khmer Rouge – Một bác sĩ ở giữa Khơ-me Đỏ )

Ông là một thành viên của các phái đoàn đã vạch trần những tội ác chống lại loài người mà Khơ-me Đỏ gây ra. Các phương tiện truyền thông ở Pháp gọi ông là “Bác sĩ Zhivago của Campuchia”, theo một cuốn tiểu thuyết về một bác sĩ trong Cuộc Cách mạng Tháng 10 của Nga.

Khơ-me Đỏ đã nhằm vào một danh sách dài các nạn nhân, từ những người dũng cảm và tốt bụng đến những người thông minh và biết chữ. Những cách giết người của chúng cũng đa dạng như thế. Người ta đã bị bắn, bị làm cho ngạt thở, bị nướng sống trong những lò nướng gạch, bị đánh bằng dùi cui cho đến chết, bị chôn sống, và bị chết đói.

Bệnh viện của tôi đã biến mất chỉ trong vài giờ đồng hồ.

— Nal Oum, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Preah Ket Mealea, Phnom Penh, Campuchia

Trường Đại học Yale đã biên soạn một loạt các câu chuyện từ những người sống sót. Câu chuyện của Teeda Butt Mam đã dẫn lời một cụ già mà bà gặp. “Phải cần cả một dòng sông mực để viết những câu chuyện của chúng tôi”, cụ già cho hay.

Trong cuốn sách năm 1982 của mình – “Years of Upheaval” (Tạm dịch: Những năm biến động), nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger đã viết : “Không có đất nước nào từng chịu liên tiếp những đau khổ như Campuchia trong thập kỷ vừa qua”.

Ông Kissinger đã thuật lại diễn tiến của cuộc nội chiến của Campuchia. Sau nội chiến, Khơ-me Đỏ lên nắm quyền, bắt đầu một cuộc diệt chủng thảm khốc.

Ông Oum trở thành nhân chứng sống của đoạn lịch sử này. Theo tổ chức nhân quyền Sống sót về Văn hóa (Cultural Survival), chỉ có 45 bác sĩ sống sót qua cuộc diệt chủng của Khơ-me Đỏ vốn đặc biệt nhằm vào những người trí thức. Ông Oum là bác sĩ duy nhất được biết là đã trốn thoát khỏi một trong những trại tử thần.

Ông Oum nói: “Những gì tôi đã chứng kiến nhiều nhất là địa ngục trần gian không ngờ này”.

Nal Oum (L) is pictured with Père Venet (C), and fellow Cambodian refugee Kul (R), on June 15, 1976, in Thailand's Cham camp. Venet was sent by the French embassy to visit Oum after he was released from the Thai hospital. (Nal Oum)Ông Nal Oum (trái) cùng với ông Père Venet (giữa) và người đồng tị nạn Campuchia tên là Kul ở trại Cham của Thái Lan ngày 15/6/1976. Ông Père Venet đã được Sứ quán Pháp cử tới thăm ông Oum sau khi ông được xuất viện khỏi một bệnh viện của Thái Lan. (Ảnh do ông Nal Oum cung cấp)

 

Theo daikynguyenvn.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.