ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời
Saturday, February 7, 2015 18:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngày Tết ông Công ông Táo năm nay, tôi quyết đinh mua một chiếc ô tô siêu sang về đốt cúng ngày Tết ông Công ông Táo. Tất nhiên, vẫn không thiếu cá vàng để các ông lên trời, nhưng thêm cái siêu xe để thỉnh thoảng các ông “đi kiểm tra” cho tiện.”

Về xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối năm, không khí tập nập khác hẳn vẻ ảm đạm của thời tiết những ngày có gió lạnh tăng cường.

Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng nay còn nức tiếng là “đại công xưởng” làm hàng mã lớn nhất cả nước.

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 1

Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng nay còn nức tiếng là “đại công xưởng” làm hàng mã lớn nhất cả nước.

Theo chủ một cơ sở làm hàng mã lớn nhất nhì làng Song Hồ, hơn 1 tháng nay hầu như các cơ sở làm hàng mã trong làng làm việc hết công suất để kịp giao những đơn hàng lớn khắp cả nước phục vụ ngày Tết ông Công ông Táo và đồ mã cúng gia tiên, người thân đã khuất dịp Tết đến.

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 2

Với quan niệm “Dương sao âm vậy” nên tất cả những mặt hàng có trên thị trường đều được sản xuất để phục vụ người âm.

Ở đây, có thể tìm được đủ các mặt hàng phục vụ người âm với giá rất rẻ so với những nơi khác. Theo chị T, chủ một cơ sở chuyên làm hàng mã tại Song Hồ, giá bán buôn mỗi bộ đồ lễ tiễn Táo quân loại đẹp khoảng 80.000-100.000 đồng/bộ. Bộ nhỏ hơn chỉ hơn 10.000 đồng. Tuy nhiên, những bộ đồ lễ này khi được chuyển về các TP lớn đã bị đội giá lên chóng mặt. Tại Hà Nội, một bộ đồ lễ Táo quân giá 250.000 đồng. Thậm chí, có những bộ đồ lễ rất giản dị, giá mua buôn chỉ khoảng 10.000 đồng/bộ nhưng khách ở Hà Nội vẫn phải mua đắt gấp 7-9 lần.

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 3

Những mặt hàng này đều được gắn các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.

Không chỉ có những đồ mã truyền thống, tại đây còn có đầy đủ các loại vật dụng từ đơn giản đến “siêu sang”.

Những mặt hàng này đều được gắn các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như túi xách LV, giày Gucci, laptop Apple, ô tô Mayback…Vài mảnh giấy ghép lại nhưng khi gắn mác hàng hiệu vào, giá của những sản phẩm này cũng được nâng tầm. Một chiếc xe máy Dream giá 90.000 đồng, xe SH có giá 120.000 đồng, ô tô 4 chỗ loại thường giá 150.000 – 250.000 đồng, ô tô Roll-Royce giá trên 300.000 đồng… trong đó có những chiếc nhà lầu bắng giấy giá trị lên đến hàng triệu đồng.

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 4

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 5

Hình nhân giá bán tại xưởng khoảng 10.000 đồng/bộ nhưng đi các tỉnh, giá bán lẻ lên tới 50.000 đồng.

Anh Thảo (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết: “Ngoài ít tiền vàng mua về để đốt cho tổ tiên, quần áo mũ mão để đốt cho ông bà Táo, năm nay, tôi quyết đinh mua một chiếc ô tô siêu sang về đốt cúng ngày Tết ông Công ông Táo. Tất nhiên, vẫn không thiếu cá vàng để các ông lên trời, nhưng thêm cái siêu xe để thỉnh thoảng các ông “đi kiểm tra” cho tiện.”

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 6

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 7

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 8

Siêu xe với giá từ 80.000- 300.000 đồng/chiếc nhưng ra thị trường bán lẻ có thể lên đến tiền triệu/chiếc.

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 9

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 10

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 11

Chị Dương, một thợ làm hàng mã thuê cho biết, đồ thuyền rồng, sơn trang là đồ vàng mã cao cấp, chuyên phục vụ cho các đền, miếu, phủ, chùa lớn trong những đợt mở phủ, lễ to. Tháng 7, tháng 8 đến qua Tết là khoảng thời gian mặt hàng này bán rất chạy. Giá thuyền rồng tại xưởng thường từ 60.000 – 250.000 đồng/chiếc, tuy nhiên, nhiều nơi tổ chức lễ lớn, khách thường tới xưởng đặt làm riêng, cỡ lớn nhất, có giá lên tới 2 triệu đồng/ thuyền.

Sắm siêu xe tiễn ông Táo… về trời - Ảnh 12

Những chiếc xe máy hạng sang cũng được sản xuất rất tinh vi.

Sách xưa, sách cũ đã nói nhiều về tục hóa vàng trong các ngày giỗ, ngày cúng tế, lễ bái và coi đó là một lễ tục nhằm tạo ra mối giao cảm giữa người sống với người chết. Cổ nhân đốt vàng mã nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và hiếu thảo đối với người đã khuất. Ngày nay cũng thế, đốt vàng mã vừa là một tập tục, vừa là một hành động tri ân và hướng về cội nguồn, người sống đốt mã cho những cô hồn là thể hiện tình thương với chúng sinh.

Thế nhưng ngày nay, sự lạm dụng quá mức phong tục này dẫn đến lãng phí, ô nhiễm môi trường, sa vào mê tín dị đoan đã ít nhiều làm mất đi nét đẹp vốn có của nó.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Thực chất đốt vàng mã không phải là hành động báo hiếu, cũng không phải cách hay để thể hiện cái tâm với người đã khuất. Đốt quá nhiều vàng mã, nhất là những thứ đồ quá xa xỉ là một sự lãng phí. Xã hội hiện nay đang nghĩ rằng việc đốt vàng mã, nhà cửa, xe cộ là để thể hiện tình cảm và là sự trao đổi với người âm để phù hộ cho những mưu cầu của mình, đó là một cách hiểu sai”.

Ngọc Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.