Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Vào thế kỷ thứ 15 và 16, đế chế Inca từng là một đế chế lớn mạnh nhất Nam Mỹ. Có trung tâm là Peru, nó trải dài qua dãy Andes và xuống bờ biển, mà ngày nay là đất của Colombia, Chile, Bolivia, Ecuador, Argentina và Peru – tất cả được nối với nhau bởi một hệ thống đường cao tốc vô cùng phức tạp trong quá khứ. Giàu có về lương thực, vải vóc, vàng và coca, người Inca là những bậc thầy của việc xây dựng thành phố, tuy nhiên họ không dùng tiền. Thực ra, họ không có nền kinh tế thị trường.
Đế chế Inca có thể là một nền văn minh tiến bộ duy nhất trong lịch sử mà không có giai cấp thương nhân, và không có thương mại với bất kỳ hình thức nào trong khu vực. Làm thế nào mà họ làm được điều đó?
Rất nhiều khía cạnh của cuộc sống người Inca vẫn còn là bí ẩn, một phần là vì chúng ta chỉ biết về Inca từ những kẻ xâm lược người Tây Ban Nha, những người đã quét sạch họ. Kẻ chinh phạt nổi tiếng người Tây Ban Nha là Francisco Pizzaro chỉ dẫn theo một nhóm người nhưng đã đánh bại cả đoàn quân Inca ở Peru năm 1532. Nhưng sự sụp đổ đã đến từ trước đó một thập kỷ, khi mà những kẻ xâm lược Châu Âu vô tình phát tán bệnh đậu mùa mà vai nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm cho rằng đã giết chết khoảng 90% người Inca. Kiến thức của chúng ta về những sự kiện này, và hiểu biết của ta về văn hoá Inca, chỉ đến từ một vài người quan sát – hầu hết là Tây Ban Nha, và một thầy tu người lai cũng là nhà sử học Inca tên là Blas Valera, người được sinh ra tại Peru hai thập kỷ sau khi Inca sụp đổ.
Hưng thịnh không cần tiền
Tài liệu từ các nhà truyền giáo và Valera đã miêu tả Inca như là những bậc thầy trong việc xây dựng và hoạch định, họ có khả năng làm đồng áng trên những địa hình núi non vô cùng phức tạp – và xây dững thành phố thích ứng với nó. Xã hội Inca giàu đến nỗi nó có thể nuôi sống hàng trăm người lên kế hoạch sử dụng nông sản ở một vùng đất mới mở rộng. Họ xây nông trại bậc thang trên sườn núi mà những cây trồng – từ khoai tây, ngô đến đậu phộng và bí – được tuyển chọn kỹ lưỡng để sống ở các vùng có nhiệt độ trung bình của những độ cao khác nhau. Họ cũng trồng cây để giữ đất mỏng trên ngọn núi luôn ở điều kiện tốt. Các kiến trúc sự Inca tài năng ngang nhau, thiết kế và xây dựng vô số các kim tự tháp để tưới nước cho một hệ thống phức tạp như là những hệ thống được tìm thấy ở Tipon, và tạo ra vô số các đền thờ như Pachacamac và các khu vực ẩn dật như Machu Picchu. Các nhà thiết kế dùng hệ thống dây thừng thắt nút để giải bài toán xây dựng trên đồi dốc.
Ấy vậy mà, mặc cho sự hiệu quả kinh ngạc, người Inca sống chẳng cần tiền bạc hay thương mại. Trong cuốn Inca: Tầm nhìn mới (The Incas: New Perspectives), Gordon Francis McEwan đã viết:
Chỉ mới một vài ngoại lệ được tìm thấy ở chính sách bên ngoài ranh giới đối với Inca, còn lại họ không có tầng lớp thương nhân trong xã hội, và sự phát triển của sự giàu có cá nhân thông qua thương mại là điều không thể… Một vài sản phẩm được xem là thiết yếu ở Inca mà không thể sản xuất tại địa phương và buôc phải nhập. Trong các trường hợp này, một vài chính sách được áp dụng, như là thành lập thuộc địa sản xuất đặc trưng cho một vài loại sản phảm và cho phép thương mại đường dài. Sản xuất, vận chuyển và công dụng của sản phẩm được quản lý tập trung bởi chính phủ Inca. Mỗi người dân của đế chế được cho những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống từ nhà kho chính phủ, bao gồm thức ăn, công cụ, nguyên liệu thô, và quần áo, họ không phải mua bất kỳ thứ gì. Không có cửa hàng hay chợ, nên cũng không cần tiền tệ, và cũng không có nơi nào để tiêu tiền hay mua sản phẩm.
Vậy người Inca cũng có mua bán, nhưng với những người ngoài – không phải người trong đế chế.
Bí mật của sự giàu có của Inca có thể là một hệ thống thuế đặc biệt. Thay vì trả thuế bằng tiền, mỗi người dân Inca cần trở thành một lao động cho đất nước. Đổi lại sức lao động này, họ sẽ được sống thoải mái và miễn phí.
Tất nhiên, không phải ai cũng phải trả loại thuế lao động này. Những hoàng tộc và quan toà được ngoại lệ, cũng như các thành viên nổi bật của xã hội Inca. Một yếu tố của nền kinh tế Inca là các quí tộc chết đi sẽ vẫn sở hữu tài sản và gia đình của họ hoặc các nhà quản lý bất động sản có thể tiếp tục tích trữ cho sự giàu có của các quí tộc. Rõ ràng, đền Pachacamac đã từng là một bất động sản thuộc về một quí tộc đã chết và vẫn được giữ gìn tốt. Cứ như thể người Inca sáng tạo ra ý tưởng đoàn kết con người mà không cần có một nền kinh tế thị trường.
Thực phẩm, thay vì thị trường
Một trong những câu hỏi đáng chú ý dành cho các nhà khoa học và sử gia, những người học về đế chế Inca, đó là tại sao sự thịnh vượng và nền văn hoá phức tạp này lại tồn tại một cách khoa học và văn hoá mà không cần phải có thị trường. Một khả năng đó là cuộc sống quá khó khăn trong khu vực của họ nên tất cả những sự phát triển đều xoay quanh nông nghiệp thay vì kinh tế. Nói cách khác, đế chế Inca chú tâm giải quyết nạn đói triệt để hơn là phát triển thương mại.
Vài năm trước, một nhóm khảo cổ học đã lấy mẫu ở thung lũng Cuzco ở Peru, và đã tìm thấy bằng chứng cho hàng ngàn năm phát triển nông nghiệp trong khu vực, bao gồm chăn nuôi, chủ yếu là lạc đà không bứu. Trong một bài tóm tắt các khám phá của A.J. Chepstow-Lusty và đội của ông, có đề xuất cho rằng người Inca chăm chú đến các viện công nghệ và văn hoá xung quanh việc tạo ra thực phẩm và quản lý đất đai, hơn là một nền kinh tế thị trường. Điều này có thể là một điều quan trong trong khu vực nơi mà mà hạn hán gần như đã quét sạch nền văn minh trước đó (nền văn minh Wari), và nơi mà khí hậu rất khắc nghiệt. Sự trỗi dậy của đế chế Inca trùng với một thời điểm khí hâu ổn định, nhưng người dân trong khu vực biết rõ rằng sự bình lặng đó có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
Chepstow-Lusty và các đồng nghiệp đã viết rằng:
Qui mô của sự hiểu biết và biến đổi nhân học của khu vực trung nam Andes đã xuất hiện và tăng trưởng sau năm 1100 sau công nguyên, có thể đó là hệ quả của khi hậu thay đổi, trở nên ấm, kho và ổn định hơn. Sự phát triển của công nghệ tưới ruộng bậc thang có lẽ đã trở nên vô cùng thiết yếu trong khu vực này để phòng ngừa các điều kiện khí hậu làm thay đổi lượng nước, do đó cho phép các sản phẩm nông nghiệp trở nên rất hiệu quả và phản ứng tốt hơn. Kết quả của những chiến lược này là việc ổn định lương thực lâu dài và khả năng nuôi sống một lượng dân số lớn. Những phát triển này được tận dụng bởi người Inca ở thung lũng Cuzco, những người đã xáp nhập vào khu vực và trở thành nhóm dân tộc chính vào khoảng năm 1200 sau công nguyên. Một số thặng dư nông nghiệp đã giúp cho nền kinh tế chính trị của họ phát triển, tạo điều kiện cho họ chinh phục những quốc gia nhỏ hơn và tập trung quyền lực vào thủ phủ Cuzco năm 1400 sau công nguyên.
Vậy làm thế nào để trở thành một đế chế mạnh nhất mà không cần tiền? Trong trường hợp của người Incas, đó là công nghệ tạo ra thặng dư nông nghiệp (thực phẩm và vải vóc), giúp họ mở rộng đế chế. Thực phẩm chính là tiền đối với họ; nền kinh tế lao động nguyên thuỷ.
Vài người có thể cho rằng đế chế Inca là một kiểu xã hội lý tưởng, trong khi một số khác thì gọi nó là một chế độ quân chủ độc tài. Thực tế là người Inca đã xây dựng nên một đế chế, cũng giống như mọi đế chế khác. Trong đó các lãnh đạo bị phân tâm bởi nội chiến và mâu thuẫn hoàng tộc. Và nô lệ cũng như lao động đã làm việc như là những kỹ sư văn minh của thời đại trước Columbus. Điều đáng chú ý đó là việc các bằng chứng chứng minh rằng những nô lệ và lao động này được ăn uống no đủ. Và có lẽ đáng chú ý hơn nữa, trong kỷ nguyên mà thị trường kết hợp với nền văn minh như hiện nay, là một đế chế lý tưởng với những thành tựu khổng lồ mà không phải tốn một xu.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo