NHỮNG CĂN BẢN ĐỂ CÓ THỂ TỰ TẬP THIỀN [Phần 2]
Saturday, March 7, 2015 0:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
CHỌN LOẠI THIỀN NÀO?
- Có nhiều loại thiền khác nhau, chúng tôi giới thiệu cách đơn giản nhất mà rất hiệu quả: quán hơi thở [yoga gọi là Anapanasati] Hán dịch là An Ban thủ ý, Anh ngữ là meditation of breathing. – Pháp quán này được đức Phật dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ [Satipatthana Sutta] và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần: “Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sinh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết bàn.”
- Quán hơi thở áp dụng được cho tất cả mọi người, cả người khỏe và yếu, cao niên và trẻ, không cần dụng công đặc biệt bởi nó gắn với hoạt động sống căn bản – thở.
- Khi vào thực hành, chúng ta có thể tập tư thế riêng; tập đặt ý thức vào hơi thở riêng; sau đó phối hợp tư thế và chánh niệm hơi thở. Khi thuần thục sẽ kết hợp tư thế + tập trung. Sau đó có thể kết hợp tập thêm một phép quán khác tùy theo cơ địa hay bệnh tật.
- Quán hơi thở có vài kiểu, ta chọn TÙY TỨC QUÁN
- “Tùy” là theo, “tức” là hơi thở. Tùy tức quán là tự theo dõi hơi thở, 2 thì Hít vào và Thở ra đều nhận biết.
- Trong khi theo dõi hơi thở, bạn sẽ nhận ra mạng sống trong hơi thở, thở ra mà không hít vào thì mạng sống không còn tồn tại. Hơi thở đã vô thường thì mạng sống cũng vô thường. Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là căn bản, là bài học vỡ lòng của các pháp thiền tập. Thở là sự sống, là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Nội tâm và hơi thở của chúng ta là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển; khi tâm an lạc, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu, vì thế cần điều hoà hơi thở vào – ra một cách tự nhiên qua lỗ mũi. Về sau dễ dàng quán hơi thở nơi đan điền.
- Khi vào Thiền, hít sâu, thong thả, bằng mũi, cho “đầy bụng”, rồi thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng 3 lần. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ, không cố gắng cho đầy bụng, vừa thở ra – vào vừa chú tâm theo dõi chính hơi thở đó.
- Lưu ý để tránh nhầm lẫn: chúng ta đang tập TÙY TỨC QUÁN chúng ta chỉ chú ý theo hơi thở vào – ra, chúng ta không đếm số, đếm là phương pháp SỔ TỨC QUÁN.
CÁC KIỂU NGỒI KHÁC NHAU
1 – SUKHASAN
Tư thế Miến điện [Burmese position] khoa yoga gọi là Sukhasan: hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm nhưng không kết vào nhau. Đây là tư thế rất dễ dàng. Rất nhiều người Việt ngồi ăn trên chiếu trong tư thế này.
2 – ARDHA PADMASANA
Tư thế Bán Già [Half Lotus position] khoa yoga gọi là Ardha Padmasana hơi khó hơn Sukhasan một chút vì 1 bàn chân ngửa và gác sâu lên đùi bên kia.
3 – SVASTIKASANA
Tư thế Kiết Già [Full Lotus position] khoa yoga gọi là Padmasana hay Svastikasana, biểu tượng của khả năng sinh sôi và sự sáng tạo, thực nghiệm khoa học cho thấy khi một người ngồi trong tư thế kiết già, sóng não tức khắc chuyển từ nhịp Beta nhanh dao động sang nhịp Alpha trầm lặng và chậm hơn, trong Svastikasana dễ đi vào tâm trí yên bình, ít bị kích thích do những khuấy động bên ngoài.
4 – VAJRASAN
Tư thế quỳ Nhật Bản [Seiza position] khoa yoga gọi là Vajrasan.
5 – SIDDHASAN
Tư thế Tôn sư, khoa yoga gọi là Siddhasan có nghĩa là tĩnh tọa của bậc tôn sư. Siddhas nghĩa là “bậc yogi hoàn toàn”, dùng thế này vào Định phải là người tuyệt dục. Siddhasan không buộc tréo chân như kiết già, chân mặt xếp trên chân trái mở hông và kéo thẳng cột sống.
Trong quyển “The Completex Illustrated Book of Yoga”, 84 tư thế được Swami Vishnu-devananda biểu diễn và chụp hình làm mẫu nhưng tập thiền thì chỉ có 5 tư thế trên có thể áp dụng.
6 – Tư thế ngồi trên ghế, 2 bàn chân dẫm trên sàn [Chair position] tư thế này không có trong khoa yoga, nó dành cho người Âu-Mỹ, người cao tuổi, người có bệnh khớp bắt đầu tập thiền.
Khi mới tập, chúng ta không đi thiền được bởi chưa có phản xạ định tâm.
Kỳ sau: Mắt, kỹ thuật tắm sơ bộ yoga cho thiền, y phục, mùi hương, xả thiền…
Ảnh của: The Unitarian Society of Ridgewood
Lena Morgoun
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo