ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những vụ đào được đá quý chục tỷ ở Việt Nam
Saturday, March 7, 2015 17:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có những hòn đá khổng lồ do người dân đào được sau đó được kết luận là đá quý và có giá trị hàng chục tỷ khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Hòn đá gần 30 tấn, giá chục tỷ đồng ở Đắk Nông

Những vụ đào được đá quý chục tỷ ở Việt Nam - Ảnh 1

Ngày 10/2/2015, ông Nguyễn Chí Thanh (ngụ xã Đắk Gằn) trong lúc đào hồ chứa nước tưới cà phê tại rẫy thì phát hiện khối đá caxidon có kích thước “khủng”. Ông Thanh liền thuê máy đào, máy xúc đến để khai thác hòn đá quý nhằm bán kiếm lời.

Ông Phạm Đức Châu – Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn – cho biết, việc khai thác, buôn bán đá quý là trái pháp luật nên sau khi nghe được thông tin trên, xã đã cử công an xã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, lập biên bản yêu cầu ngưng khai thác, đồng thời báo lên công an huyện để có hướng xử lý.

Tuy nhiên, ông Thanh vẫn tiếp tục thuê người đào tảng đá lên khỏi mặt đất. Hòn đá dài 4m, rộng 3,5 m, cao 1,3 m, ước nặng gần 30 tấn.

Khoảng 12h ngày 11/2, khối đá caxidon được vận chuyển bằng xe đầu kéo hạng lớn sang TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để tiêu thụ thì bị lực lượng Công an tỉnh Đắk Nông bắt quả tang. Tại đây, tài xế lái xe không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc của tảng đá nên đã bị đưa về trụ sở công an để điều tra, làm rõ.

Hòn đá này được cho là to và nặng nhất được tìm thấy tại địa phương từ trước tới nay. Giá trị của hòn đá quý này ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.

Canxedon là đá bán quý có nhiều màu sắc đẹp, thường được dùng để chế tác đồ trang sức, tạc tượng, đồ trang trí… Theo các chuyên gia, phần lớn loại đá này được xuất lậu sang Trung Quốc hoặc bán cho người chơi đá cảnh. Thông thường, loại đá này có kích thước nhỏ, những hòn có trọng lượng 10 tấn trở lên là rất hiếm nên giá trị hàng tỷ đồng.

Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có đơn vị nào được cấp phép khai đá canxedon. Tại xã Đắk Gằn, đá canxedon phân bố khắp địa bàn nên tình trạng khai thác trái phép diễn ra rầm rộ từ năm 2005 đến nay nhưng chính quyền địa phương vẫn không có các biện pháp ngặn chặn hiệu quả.

Đào ao phát hiện đá quý 7.800 kg

Những vụ đào được đá quý chục tỷ ở Việt Nam - Ảnh 2

Vào năm 2013-2014, dư luận xôn xao về vụ việc một người dân kiện chính quyền ra tòa vì cho rằng UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã làm trái pháp luật khi xử phạt hành chính và tịch thu hòn đá quý của mình.

Theo cáo trạng, ngày 14/3/2012, do nhu cầu về nguồn nước tưới cho cây hồ tiêu (trồng trên đất đã được UBND huyện cấp chứng nhận quyền sử dụng đất), bà Sắc đã có đơn xin UBND xã H’Bông đào ao lấy nước tưới và được phó chủ tịch UBND xã này ký đóng dấu chấp nhận rồi mới thuê máy đào.

Trong quá trình đào ao, gia đình bà Sắc và thợ phát hiện một tảng đá lớn liền thuê máy cẩu lên. Thấy tảng đá có màu sắc rất đẹp nên bà Sắc đã đưa về nhà người quen cùng xã để lau chùi, đánh bóng nhằm trưng bày trong gia đình.

Ngày 28/3/2012, đoàn cán bộ liên ngành huyện này nghe thông tin vụ việc đã đến lập biên bản tịch thu hòn đá mà không nêu rõ lý do. Ngày 18/4/2012, Phòng TNMT huyện này mời bà Sắc lên và lập biên bản xử phạt hành chính với hành vi “vận chuyển khoáng sản trái phép”.

Ngày 30/5/2012, ông Nguyễn Hồng Linh- Chủ tịch UBND huyện Chư Sê – đã ký quyết định xử phạt hành chính bà Sắc 2 triệu đồng về hành vi “vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp” kèm theo hình phạt bổ sung là tịch thu hòn đá.

Hòn đá của bà Sắc sau đó được lấy mẫu kiểm định, kết quả cho thấy, đây là hòn đá bán quý thuộc dòng đá silic casidol, có tổng trọng lượng 7.800kg, thời điểm hòn đá bị thu hồi có giá trị 190.000 đồng/kg. Sau đó, chính quyền huyện này đã trích tiền ngân quỹ, hàn một cái lồng sắt thật lớn và ”giam” hòn đá này trong lồng một thời gian dài trước khi đem trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết ở TP.Pleiku.

Nghĩ đến việc tốn công sức, chi phí đào bới, vận chuyển hòn đá về…nhưng lại vừa bị phạt tiền, bị tịch thu nên bà Sắc rất bức xúc. Ngày 8/6/2012, bà Sắc đã khởi kiện Chủ tịch UBND huyện này ra tòa án.

Theo báo Người lao động, để giải quyết vụ việc, bà Sắc và đại diện UBND huyện Chư Sê đã nhiều lần thương lượng với nhau. Cuối cùng, bà Sắc đã đồng ý nhận 110 triệu đồng tiền hỗ trợ chi phí vận chuyển khai thác “hòn đá lạ” từ UBND huyện Chư Sê.

Đá quý đào được là của ai?

Theo quy định tại điều 200 bộ luật Dân sự thì tài nguyên trong lòng đất là tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 240 bộ luật Dân sự quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy như sau: Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:

1. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc nhà nước.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.