ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao cuộc rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên của Thiệu thất bại?
Friday, March 13, 2015 5:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mặc dù đã chủ ý rút theo đường số 7 để tạo yếu tố bất ngờ, kế hoạch rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên của Nguyễn Văn Thiệu vẫn không tránh được thất bại khiến quân đội Việt Nam Cộng hòa mất luôn một trong 4 quân đoàn chủ lực.

Nắm bắt ý đồ đối phương

Sau trận Buôn Ma Thuột, ở Hà Nội, sau buổi giao ban ngày 13/3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điện cho tướng Văn Tiến Dũng về khả năng địch có thể rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên. Theo hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, tướng Giáp viết: “Trường hợp địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, mất thị xã Buôn Ma Thuột và nhiều quận lỵ, việc chia cắt chiến lược đường số 19 thực hiện tốt thì có khả năng chúng tập trung các lực lượng còn lại ở B3 và Pleiku, cũng nên nghĩ đến khả năng chúng buộc phải thực hiện rút lui chiến lược. Vì vậy, cần bao vây ngay Pleiku bằng các thứ hoả lực, kể cả các loại pháo cao xạ, triệt đường tiếp tế của địch, chuẩn bị tiêu diệt địch trong cả hai tình huống: địch co cụm ở Pleiku, hoặc rút chạy khỏi Tây Nguyên. Ký tên: Văn”.

Vì sao cuộc rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên của Thiệu thất bại? - Ảnh 1

Xe cộ của đoàn quân rút chạy khỏi Tây Nguyên bị phá hủy trên đường.

Ngày 14/3, tướng Lê Trọng Tấn gọi điện báo với tướng Giáp là Cục 2 mới nhận được tin: Tình hình Pleiku, Kon Tum rất hỗn loạn. Địch đốt các kho tàng. Dân chúng hốt hoảng. Thiệu bay ra Cam Ranh nghe Phú báo cáo tình hình, có Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang cùng dự. Nghe xong, Thiệu nói: Quân viện bị cúp. Đạn và tiền thiếu. Địch đánh mạnh. Kon Tum – Pleiku, ít người, kinh tế không có. Cho rút quân về giữ vững vùng duyên hải. Lộ trình rút được chấp thuận là liên tỉnh lộ 7”.

Sau tin của tướng Tấn, tướng Giáp nói: “Địch rút bỏ Pleiku – Kon Tum đã rõ rệt. Chúng sẽ đưa lực lượng xuống co cụm giữa đồng bằng khu 5, Huế và Đà Nẵng. Tình hình sẽ phát triển nhanh. Anh điện ngay cho anh Dũng biết”.

Sách Lịch sử kháng chiến chống Mỹ tập 8 cho biết trong ngày 13/3, Quân ủy Trung ương đã gửi một bức điện cho Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên. Trong điện Quân ủy Trung ương dự kiến: “Nếu địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, thị xã Buôn Ma Thuột và nhiều quận lỵ khác bị mất, đường số 19 bị cắt thì lực lượng còn lại ở Tây Nguyên sẽ cụm lại ở Pleiku và cũng có thể chúng buộc phải rút lui chiến lược bỏ Tây Nguyên. Cần hình thành ngay việc bao vây Pleiku, triệt cả đường bộ lẫn đường không của địch, chuẩn bị tốt cho việc tiêu diệt địch trong cả hai tình huống”.

Quyết định của tướng Dũng

Tại mặt trận Tây Nguyên, trong ngày 15 và 16/3, tướng Văn Tiến Dũng nhận được một số tin kỹ thuật và một vài bình luận ngắn của các đài phương Tây tuy lẻ tẻ nhưng gợi mở nhiều điều. Ví dụ một hãng thông tấn Mỹ đưa tin giá vé máy bay ngày 15/3 từ Pleiku đi Sài Gòn tăng lên đến 40.000 đồng. Tại sao người ta lại đổ xô mua vé đi Sài Gòn như vậy?

Vì sao cuộc rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên của Thiệu thất bại? - Ảnh 2

Đại tướng Văn Tiến Dũng ở mặt trận Tây Nguyên năm 1975.

Bên cạnh đó, trưa ngày 16/3, ta bắt được tin của không quân địch cất cánh ở Pleiku gọi nhau về hạ cánh ở Nha Trang. Tướng Dũng đặt câu hỏi vì sao máy bay địch cất cánh ở một nơi mà lại về hạ cánh ở một nơi xa hơn trong khi sáng 16/3 quân ta chưa pháo kích mạnh vào sân bay Pleiku.

Tình thế tiếp tục chuyển biến nhanh, lúc 3 giờ chiều ngày 16/3, điện từ Hà Nội vào cho biết sở chỉ huy tiền phương của Quân đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã chuyển về Nha Trang. Sau những tin tức như vậy, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên nhận định rằng địch ở Tây Nguyên đang làm một cái gì đó sau trận Buôn Ma Thuột và đòn phản công thất bại của Sư đoàn 23.

Tối 16/3, trực ban nhận được tin địch đang rút chạy khỏi Pleiku, một đoàn xe đã qua ngã ba Mỹ Thanh theo hướng đường số 7, kho đạn ở Pleiku đang nổ và có nhiều đám cháy trong thị xã.

Lập tức sở chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên đưa bản đồ mạng đường sá Tây Nguyên trải rộng trên bàn để tìm các nút chặn, các đường vòng, đường xuất kích, đo cự ly giữa các đơn vị ở gần đường số 7 nhất để tính giờ vận động.

Tướng Văn Tiến Dũng cầm điện thoại nói chuyện trực tiếp với đồng chí Kim Tuấn – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320. Tướng Dũng kể lại trong hồi ký Đại thắng mùa xuân: “Trước khi đánh Buôn Ma Thuột, tôi đã mấy lần hỏi về con đường số 7 thì được báo cáo là đường số 7 bỏ từ lâu, cầu hỏng, không có phà qua sông, địch không đi lại. Cách đây hai ngày tôi lại hỏi đồng chí Kim Tuấn về con đường này, đồng chí Tuấn cũng trả lời như vậy. Bây giờ nghe tin địch rút theo đường số 7 mà đơn vị vẫn chưa nắm được con đường đó một cách cụ thể, chưa khẩn trương đuổi địch, cho nên tôi đã nói rất nghiêm khắc với người phụ trách cao nhất của đơn vị đó. Tôi nhấn mạnh hai lần với đồng chí Kim Tuấn: “Đó là một thiếu sót, một sơ hở đáng khiển trách. Lúc này do dự một chút, sơ hở một chút, ngại khó một chút, chậm trễ một chút là hỏng việc. Nếu để địch chạy thoát là một tội lớn mà đồng chí là người chịu trách nhiệm”.

Sư đoàn 320 được tăng cường Trung đoàn 95B cùng 1 tiểu đoàn xe tăng và một bộ phận pháo binh của trung đoàn 675 được lệnh truy kích địch trên đường số 7 từ Cheo Reo đến Củng Sơn. Sư đoàn 320 đã lệnh cho Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 ngay trong đêm 16 phải cơ động ra chặn địch ở Nam Cheo Reo. Tiểu đoàn 48 (thiếu) được tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng cơ động áp sát chuẩn bị tấn công Cheo Reo. Trung đoàn 9 nhanh chóng chiếm Kênh Săn rồi phát triển lên quận lỵ Phú Nhơn sau đó hình thành một mũi theo đường 7 từ hướng tây bắc qua Phú Thiện đánh xuống thị xã Cheo Reo. Trung đoàn 95B ở tây nam Thuần Mẫn làm lực lượng dự bị.

Tiểu đoàn 9 đã cơ động nhanh chóng và 3 giờ sáng ngày 17/3 đã triển khai được đội hình chiến đấu sát đường 9 nằm ở phía Đông Cheo Reo 4 km. Chỉ ít phút sau toàn tiểu đoàn nổ súng chặn đoàn xe địch. Đoàn xe rút chạy của địch bị ùn tắc trên đường khiến hơn 2000 xe tiến không được rút không xong. Tiểu đoàn 9 đã kiên cường chặn các đợt tấn công hòng mở đường máu rút chạy của địch. Nhờ đó, đoàn xe rút chạy của Quân đoàn 2 VNCH bị hãm tại thị xã Cheo Reo và sau đó một ngày đã bị loại khỏi vòng chiến đấu khi các đơn vị khác của Sư đoàn 320 đến nơi.

Việc quân ta truy kích kịp thời và loại khỏi vòng chiến hầu hết vũ khí, phương tiện của Quân đoàn 2 VNCH đã cơ bản đập tan ý đồ co cụm chiến lược của quân đội VNCH sau khi mất Buôn Ma Thuột. Thắng lợi này cũng khuếch trương thêm đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột và quan trọng hơn nó đã loại khỏi vòng chiến một trong 4 quân đoàn chủ lực của quân đội VNCH.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.