ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút khỏi Tây Nguyên?
Wednesday, March 11, 2015 5:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mất Tây Nguyên là mất một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng đến cục diện chiến trường nhưng thời điểm này 50 năm trước ông Nguyễn Văn Thiệu vẫn quyết định rút lui khỏi mảnh đất chiến lược này.

Từ bỏ cao nguyên

Trong suốt lịch sử chiến tranh xâm lược Việt Nam, cả người Pháp và người Mỹ đều đánh giá Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương. Đó là một vùng có giá trị chiến lược quân sự quan trọng, ai làm chủ được Tây Nguyên sẽ làm chủ được Đông Dương. Tuy nhiên, những ngày này của 50 năm trước, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã quyết định rút khỏi vùng đất chiến lược này. Đó không phải một đợt lui binh chiến thuật mà là một cuộc rút lui quy mô lớn với cả một quân đoàn được trang bị hiện đại gồm hàng ngàn xe pháo và các trang bị cồng kềnh. Quyết định rút lui này được đưa ra sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) để mất thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo lời khai của viên Đại tá Phạm Duy Tất – Chỉ huy trưởng biệt động quân thuộc Quân khu 2 (VNCH) được tướng Văn Tiến Dũng trích trong hồi ký Đại thắng mùa xuân, ngày 14/3/1975, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có cuộc họp với các tướng lĩnh ở Cam Ranh để bàn về bước đi sau khi thất trận ở Buôn Ma Thuột.

Vì sao Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút khỏi Tây Nguyên? - Ảnh 1

Đội hình Quân đoàn 2 VNCH rút khỏi Tây Nguyên ngày 16/3/1975.

Trong cuộc họp đó, Thiệu hỏi tướng Cao Văn Viên có còn quân trù bị để tăng cường cho Tây Nguyên không thì nhận được câu trả lời không còn. Thiệu lại hỏi Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân đoàn 2 rằng nếu không có tăng viện thì giữ được bao lâu. Phú trả lời giữ được 1 tháng với điều kiện được yểm trợ không quân tối đa, tiếp tế đường không đầy đủ để bù đắp thiệt hại của những trận vừa qua. Phú thề sẽ tử thủ ở Pleiku nếu được đáp ứng các điều kiện trên.

Tuy nhiên ông Thiệu nói ngay cả việc tiếp tế đường không cũng không thể đáp ứng và kết luận rằng phải rút khỏi Kon Tum, Pleiku để bảo toàn lực lượng, lấy quân đưa về giữ đồng bằng ven biển, tiếp tế thuận lợi hơn.

Vấn đề rút theo đường nào cũng được đưa ra bàn bạc. Tướng Cao Văn Viên nói rằng trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị diệt còn đường 14 thì càng không thể được. Những người dự họp cho rằng chỉ có đường số 7 từ lâu không dùng đến, tuy xấu nhưng như vậy có thể tạo yếu tố bất ngờ giúp cuộc rút lui an toàn.

Ngày 15/3 Quân đoàn 2 VNCH bắt đầu rút khỏi Tây Nguyên với liên đoàn biệt động số 6, liên đoàn biệt động số 23 và lữ đoàn kỵ binh số 2 làm nhiệm vụ bảo vệ đường, liên đoàn công binh đi trước để chữa đường, bắc cầu. Trước đó, vào đêm 14 rạng ngày 15/3, Bộ Chỉ huy tiền phương Quân đoàn 2 VNCH đã rút về Nha Trang bằng máy bay.

Tuy nhiên, cuộc rút lui sau đó bị thất bại. Theo Lịch sử kháng chiến chống Mỹ tập 8, Quân đoàn 2 VNCH bị chặn lại thị xã Cheo Reo và bị đánh tan tại đây. Phần lớn vũ khí và phương tiện của quân đoàn này hoặc bị phá hủy hoặc bị quân giải phóng chiếm được.

Mặc dù một số lượng lớn bộ binh của Quân đoàn 2 chạy thoát về phía đồng bằng ven biển nhưng tinh thần hoang mang và các vũ khí nặng đã mất hết nên quân đoàn này cơ bản đã bị loại khỏi vòng chiến. Mặt khác, các nhóm tàn quân rút được về đồng bằng không những không thể tăng cường thêm sức phòng thủ mà thậm chí chỉ làm tăng thêm không khí hoang mang cho những kẻ chưa bị tấn công.

Vì sao Thiệu quyết rút khỏi cao nguyên?

Nhận xét về quyết định rút khỏi Tây Nguyên của quân đội Việt Nam Cộng hòa, trong hồi ký Đại thắng mùa xuân, Đại tướng Văn Tiến Dũng viết: “…trong ký ức tôi hiện lên nhiều hình ảnh rút chạy của địch trong cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ: cảnh tháo chạy của Sáctông và Lơpagiơ trên đường số 4 hồi Chiến dịch Giải phóng Biên giới, cảnh tháo chạy của Trung đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh năm 1968, của Sư đoàn 1, các lữ đoàn dù và lữ thuỷ quân lục chiến nguỵ ở Đường 9-Nam Lào năm 1971, của Sư đoàn 3 nguỵ ở Quảng Trị năm 1972. Địch đã nhiều phen rút chạy trước sức tiến công của ta và thường áp dụng những thủ đoạn nghi binh khác nhau khi rút.Nhưng giờ đây, cả một quân đoàn chủ lực của nguỵ rút chạy hộc tốc, bỏ cả Tây Nguyên – một địa bàn chiến lược rất quan trọng thì vì sao? Theo lệnh ai? Hai đòn sấm sét ta đánh ở nam Tây Nguyên đã làm rung động quân địch đến thế kia ư? Đúng là đòn đánh trúng huyệt, địch bắt đầu ngấm, chỉ sau có mấy ngày. Đúng là địch đã choáng váng và rối loạn về chiến lược. Lại một sai lầm nữa rất lớn về chiến lược của chúng”.

Người quyết ý rút bỏ cao nguyên là Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Là một sĩ quan lục quân được đào tạo bài bản theo chương trình của Pháp trước khi bước vào chính trường Thiệu không thể không hiểu vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Vậy thì vì sao ông ta đã quyết định đi một nước cờ như vậy?

Vì sao Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút khỏi Tây Nguyên? - Ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Thiệu.

Trong cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng – phụ tá của ông Thiệu đã cố gắng trả lời câu hỏi này dựa trên các sự kiện liên quan. Theo ông Hưng, ảnh hưởng lớn nhất cho quyết định này là tình hình viện trợ quân sự của Mỹ.

Giữa tháng 8/1974, Quốc hội Mỹ duyệt mức chuẩn chi viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa ở con số 700 triệu USD. Cũng thời điểm đó, theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH, dự trữ đạn dược và xăng dầu đã gần cạn, nếu không có bổ sung, dự trữ đạn tồn kho chỉ đủ cung ứng được từ 30 đến 45 ngày. Tướng Cao Văn Viên nói rằng: “Số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6/1975 nếu không nhận được thêm viện trợ”.

Trên cơ sở đó, một số tướng lĩnh Sài Gòn dưới sự cố vấn của sĩ quan Mỹ đã đề xuất lên ông Thiệu ý tưởng rút bỏ cao nguyên nếu quân giải phóng tổng tấn công. Ông Nguyễn Tiến Hưng kể lại rằng trong một cuộc họp hồi cuối năm 1974, ông đã đọc được một tài liệu phân tích ảnh hưởng của các mức viện trợ quân sự tới khả năng chiến đấu và phân chia theo từng quân, binh chủng. Theo đó, nếu mức viện trợ quân sự là 1,4 tỷ USD thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả 4 vùng chiến thuật. Nếu là 1,1 tỷ thì vùng I phải bỏ. Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được vùng I và vùng II chiến thuật. Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc. Nếu dưới 600 triệu thì chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.

Ngoài ra, từ 1/8/1974, một nhóm nghiên cứu của quân đội Sài Gòn được Chuẩn tướng về hưu Ted Sarong của Australia cố vấn đã đi đến kết luận là quân đội Sài Gòn nên bỏ vùng I và vùng II và tập trung lại để chỉ giữ một tuyến từ Tây Ninh tới Nha Trang.

Như vậy, quyết định rút khỏi cao nguyên của ông Thiệu ít nhất đã được xem xét từ trước đó vài tháng nhưng không phải dựa trên những cân nhắc chiến lược chiến thuật quân sự mà chỉ dựa trên số lượng viện trợ quân sự Mỹ. Qua đó cho thấy rõ tính chất phụ thuộc của quân đội Sài Gòn vào Mỹ.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.