Vài tháng trước, tôi từng làm một tập phim về công ty khổng lồ Alibaba của Trung Quốc.
Alibaba, được xem là sự kết hợp khổng lồ từ Amazon, eBay và Paypal, đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất chưa từng có trên thị trường chứng khoán Mỹ hồi tháng Chín năm ngoái, kiếm về 25 tỷ đô la, biến nhà sáng lập Jack Mã trong thời gian ngắn thành người giàu nhất châu Á.
Tôi từng đề cập đến một số rủi ro của việc đầu tư vào Alibaba. Cụ thể, các công ty Trung Quốc sử dụng các công ty vỏ bọc khá mờ ám để có thể bán cổ phần của mình trên thị trường chứng khoán Mỹ. Xem chi tiết ở đây.
Nhưng tôi cũng từng đề cập về những rủi ro chính trị của Alibaba. Như mọi công ty khác, để thành công Alibaba cần có được đỡ đầu về chính trị phù hợp. Và nếu bạn chọn nhầm người [hợp tác], có lẽ bạn sẽ không lường trước được hậu quả.
Cũng chỉ tháng trước, có vẻ Alibaba đã quên nhìn trước ngó sau. Ban Quản lý Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách trắng chỉ trích nặng nề việc Alibaba đã không mạnh tay loại bỏ hàng giả, cũng như nạn hối lộ trong các vấn đề khác. Trước đó, SAIC thực hiện khảo sát cho thấy gần 60% sản phẩm trên Taobao, trang thương mại điện tử người tiêu dùng-đến-người tiêu dùng của Alibaba, là hàng giả.
Không có gì đáng ngạc nhiên. Khoảng 70% lượng hàng giả trên khắp thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Và vâng, đó là vì sao chai Acqua di Gio 20 đô mua ở khu Hoa Kiều [Chinatown] có mùi khó ngửi.
Nhưng sách trắng lần này khắc nghiệt và thẳng thừng một cách bất thường, gọi vấn đề hàng giả của Alibaba là “khủng hoảng uy tín tồi tệ nhất.” Quyển sách cũng tiết lộ họ đã họp với Alibaba về vấn đề này hồi tháng Bảy, nhưng không công khai nhằm tránh ảnh hưởng tiến trình phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp này. Điều này không tốt lắm.
Nhưng thay vì nhượng bộ, Alibaba cho biết họ đã cố gắng giải quyết vấn đề hàng giả, cáo buộc một quan chức SAIC thiên vị và có hành vi sai trái trong khi điều tra, và nói rằng họ sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức.
Tiếp theo khá thú vị. Sách trắng biến mất khỏi website của SAIC một cách bí ẩn. Và chỉ hai ngày sau đó, trang web này đăng tải một thông báo rằng người đứng đầu SAIC đã gặp Jack Mã và hai bên đã làm việc với nhau trong công cuộc chống hàng giả. Thông cáo cũng gọi Alibaba là “kiên định và kiên quyết” và chỉ coi sách trắng trước đó như là “những ghi chép” từ cuộc họp trong tháng bảy, haha, không có gì chính thức về tài liệu đó cả!
Vậy… khủng hoảng được ngăn chặn? Alibaba không còn gặp rắc rối với các nhà chức trách, họ đã kháng cự và chiến thắng, vỗ tay nào!
Không nhanh đâu. Sách trắng được phát hành ngay khi Alibaba báo cáo kết quả đáng thất vọng trong quý ba năm ngoái. Hai vấn đề kết hợp đã làm chao đảo giá cổ phiếu của Alibaba, khiến giảm 14% trong hai ngày, thua lỗ hơn 30 tỷ USD.
Và hậu quả không dừng lại ở đó.
Một số công ty luật ở Mỹ đang nộp đơn kiện tập thể chống lại Alibaba thay mặt cho các nhà đầu tư vì công ty không tiết lộ cuộc gặp với SAIC hồi tháng bảy, đã diễn ra hai tháng trước khi phát hành cổ phiếu chứng khoán. Đó không phải việc lớn, vì các công ty luật làm điều này khá thường xuyên.
Nhưng Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ hiện cũng yêu cầu Alibaba đưa thêm thông tin về vụ tranh chấp của họ với cơ quan quản lý Trung Quốc. Điều này không thể mang lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Vậy thực sự đang xảy ra chuyện gì? Rất có thể là một lời cảnh báo cho Alibaba. Khi Jack Ma thành lập công ty năm 99, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đang nắm quyền. Và Alibaba tất nhiên có móc nối với phe Giang, vốn trong tầm ngắm của chiến dịch “chống tham nhũng” mà Tập Cận Bình đang tiến hành. Ví dụ, một trong những cổ đông của Alibaba là công ty đầu tư tư nhân Tư Bản Bác Du, do Alvin Giang – cháu nội của Giang Trạch Dân – làm thành viên sáng lập. Mối quan hệ của Alibaba với Giang hiện không rõ ràng.
Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra của New York Times, ngoài Alvin Giang, công ty còn có liên kết với các tập đoàn đầu tư do thân nhân của các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc đứng đầu, như Winston Ôn, con trai cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Hạ Cẩm Lôi, con trai cựu quan chức chống tham nhũng Hạ Quốc Cường, và một số người khác.
Vậy tại sao SAIC xóa sách trắng và nhượng bộ trong cuộc chiến với Alibaba? Có thể Jack Ma vẫn còn đủ quan hệ chính trị để thoát khỏi rắc rối lần này. Mã luôn luôn công khai không thoải mái với ý tưởng pha trộn kinh doanh và chính trị và nói rằng ông phản đối việc liến đới chính trị với Alibaba và bảo nhân viên mình rằng “hãy yêu chính phủ, nhưng đừng ‘kết hôn’ với họ.”
Nói thì dễ hơn làm, Jack. Sau bao nhiêu năm ông và chính phủ làm việc với nhau, chẳng lẽ ông không “đồng sàng đồng mộng” với họ sao?
Không quan trọng Jack Ma phản kháng ra sao, công ty của ông sẽ không tồn tại nếu không có quan hệ chính trị. Tập Cận Bình nhắm vào các công ty có liên kết với Giang, nên Alibaba cần phải nhanh chóng cắt đứt quan hệ với phe Giang.
Với các nhà đầu tư Mỹ, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh. Chỉ 1 quyển sách trắng đã có thể gây ra rắc rối cỡ này cho Alibaba, thì nên suy nghĩ về việc đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Không quan trọng thị trường Trung Quốc lớn thế nào, cuối cùng, nó vẫn bị kiểm soát bởi các quan chức Đảng. Và họ sẽ làm hết sức, để đạt được mục đích chính trị họ muốn.
Cảm ơn đã theo dõi Trung Quốc Không Kiểm Duyệt.
Bạn nghĩ gì về những ồn ào xung quanh Alibaba?
Hãy để lại bình luận dưới đây và đừng quên ấn like và theo dõi chúng tôi trên Facebook.
Hẹn gặp lại.
Youtube: http://www.youtube.com/subscription_center?add_user=TQKoKiemDuyet
Facebook: https://www.facebook.com/NtdVietnamese
GooglePlus: https://plus.google.com/+TQKoKiemDuyet