Khoa học và vũ trụ
Mới đây, các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra dấu vết của những cơn sóng thần trong đại dương bí ẩn của Sao Hỏa cổ đại, nhờ đó. các nhà nghiên cứu có thể khám phá ra khi hậu của hành tinh đỏ thời cổ đại.
Theo tin tức trên tờ Live Science, các nhà nghiên cứu nhận định rằng: Có thể từ lâu trên sao Hỏa cổ đại đã tồn tại những con sóng “khổng lồ” trong đại dương bí ẩn, mạnh hơn gấp nhiều lần so với những cơn sóng thần trên Trái Đất hiện đại.
Nghiên cứu về những cơn sóng kỳ lạ này sẽ giúp các nhà khoa học khám phá ra đặc điểm của khí hậu Sao Hỏa cổ đại, góp phần vào công trình nghiên cứu sự sống trên hành tinh đỏ. Mặc dù hiện tại, Sao Hỏa khá lạnh và khô làm cho bề mặt Sao Hỏa giữ nước được lâu. Các nghiên cứu của NASA trước đây từng hé lộ rằng bề mặt Sao Hỏa được bao phủ bởi rất nhiều sông hồ, đại dương lớn, ngang tầm với đại dương trên Trái Đất.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vết tích sóng thần trong đại dương bí ẩn trên Sao Hỏa cổ đại
Một câu hỏi đặt ra là có hay không những con sóng lớn tồn tại trong đại dương trên sao Hỏa. Sóng biển sẽ bật mí về cường độ gió thổi trên các bờ biển Sao Hỏa, kết hợp mối liên hệ với áp suất khí quyển, các nhà khoa học sẽ tìm ra tốc độ cũng như độ cao sóng dâng trong đại dương trên hành tinh đỏ.
Sức mạnh của sóng phụ thuộc rất lớn vào cường độ gió thổi trên biển, điều này cũng còn phụ thuộc vào độ dày của khí quyển. Bầu khí quyển Sao Hỏa hiện nay rất mỏng: Trong khi áp suất khí quyển của Trái Đất vào khoảng hơn 1.000 mbar, thì trên Sao Hỏa hiện tại chỉ khoảng 6 mbar.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ được độ dày khí quyển của Sao Hỏa cổ đại. Don Banfield, một nhà khoa học thuộc đại học Cornell ở Ithaca, NewYork cho biết: “Ước tính bề dày của khí quyển trên hành tinh đỏ hiện tại với 6 mbar có thể đã bị hao mòn mất đi khoảng 2.000 mbar theo thời gian.”
Sóng đại dương sẽ bật mí về đặc điểm khí hậu của Sao Hỏa cổ đại
Các nghiên cứu mới nhất của Don Banfield và các đồng nghiệp cho thấy áp suất khí quyển hiện tại của Sao Hỏa nhẹ hơn áp suất khí quyển của Trái Đất, và cường độ của gió dao động từ 18 đến 72 km/h. Lực hấp dẫn trên sao Hỏa chỉ bằng 38 % lực hấp dẫn của Trái Đất, bởi vậy hiện tượng dậy sóng ở đại dương trên hành tinh đỏ sẽ dễ dàng hơn.
Giả sử sao Hỏa cổ đại từng có khí hậu ấm áp, đủ nhiệt để nước biển không bị đóng băng, với áp suất khí quyển 50 mbar, để hình thành được sóng cần có sức gió 32,4 km/h hoặc nhiều hơn. Còn nếu áp suất khí quyển lên đến 200 mbar, thì gió chỉ cần đạt tốc độ thổi 14,4 km /h sẽ tạo sóng. Tương tự, trên Trái Đất, áp suất khí quyển vào khoảng 1.000 mbar, gió chỉ thổi 5 km/h là đủ.
Don Banfield cho biết thêm : “Sóng trên Sao Hỏa có lẽ sẽ có hình dạng tương tự như ở Trái Đất, nhưng chúng sẽ di chuyển chậm hơn và dâng cao hơn nhiều. Ví dụ, trên Trái đất, với cường độ gió từ 18 đến 72 km/h, áp suất khí quyển là 1.000 milibar, thì sóng sẽ dâng cao khoảng 10 mét, nhưng trên sao Hỏa, với điều kiện tương tự thì sẽ hình thành nên những đợt sóng dâng cao khoảng 22 m. Đối với nhà khoa học Don Banfield, ông vẫn nuôi hi vọng khám phá được những bí ẩn xung quanh đại dương trên Sao Hỏa cổ đại.
Theo Vietq
2015-04-20 22:26:12
Nguồn: http://tientri.net/khoa-hoc-va-vu-tru/dau-vet-song-than-khong-lo-tren-sao-hoa-co-dai/