ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Không nên đem sinh kế của dân làm… phép thử’
Friday, April 10, 2015 6:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan và thực chất hơn về cây mắc ca, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS -TS Nguyễn Tử Siêm – Cố vấn trưởng kỹ thuật quốc tế (Bộ Ngoại giao & Phát triển Canada), nguyên Cục trưởng Cục Khuyến nông & Khuyến lâm (Bộ NNPTNT).



B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy01WC04MDAyN2Fyby9WU2ZRUEhIU2RLSS9BQUFBQUFBQVV6ay9QZkEtdEZ6bzZ4RS9zMTYwMC9tYWMlMkJjYSUyQjEuanBlZw==
Sau 7 – 10 năm, mắc ca mới đạt năng suất kinh tế. Ảnh: T.L

Có ý kiến cho rằng mắc ca là “cây tỉ đô”, vì chỉ cần trồng 5-6 năm là đạt mức thu hoạch khá, ông có nhận định gì khác hơn?

- Nói rằng nhờ mắc ca mà nông hộ “thu hoạch khá”; “dân đánh giá tốt”; “gia đình vươn lên trông thấy”… là những đánh giá nặng cảm tính. Thực chất trong trường hợp này, nó được dựa trên cơ sở năng suất “vụ bói”, diện hẹp, chưa vào pha thu hoạch ổn định. Hơn 1.000ha đã trồng chỉ mới có 30ha cho quả. Do vậy không nên xem năng suất tức thời là ổn định và không nên đồng nhất sản lượng với khái niệm thu hoạch kinh tế, tức có hiệu quả, tỉ phần hưởng lợi tốt và bền vững. Bởi nhiều nguồn thông tin cho biết: Sau ít nhất 7-10 năm trồng, cây mắc ca mới đạt năng suất kinh tế, nhưng điểm hòa vốn khá chậm. Mới có được quả thô trong tay chưa thể nói là yên tâm.

Có chuyên gia cho rằng, cây mắc ca có khả năng “góp phần cân đối lại nguồn nước” vì thế nó rất phù hợp để trồng trên diện rộng ở các vùng cao như Tây Nguyên…

- Mắc ca có “triển vọng”, một cây tuổi vài chục năm mọc sum suê ở Đà Lạt hay một số thử nghiệm ở các nơi có thu hoạch bước đầu là tín hiệu mừng. Đưa thêm 1 cây vào hệ thồng nông nghiệp là rất hay, tăng tính đa dạng và khả năng cạnh tranh nông sản Việt. Nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy, nông dân đã trả giá quá đắt cho vòng xoáy khắc nghiệt trồng – chặt nên đòi hỏi cẩn trọng là rất cần thiết và hợp tình – hợp lý, nhất là hiện nay loại cây chưa có giống chuẩn và đang đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu, như các cơ quan quản lý và nghiên cứu trực tiếp đã phát biểu gần đây. Hơn nữa, tài liệu và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thống nhất nhận định: Mắc ca không phải là loại cây dễ tính, mà khá đỏng đảnh “nắng nhiều không ưa, mưa nhiều không chịu”. Sản xuất mắc ca phải nhằm vào chất lượng, tiêu chuẩn, giá trị gia tăng, tức có thể cạnh tranh trên thị trường lớn thì không thể vội vã suy luận đơn giản được. Nước cho 2 cây, nước cho chế biến liệu có đủ không. Vùng chuyên canh mới 1cây cà phê mà đã thiếu nước, 2 cây cùng cần nước thì sao gọi là cân đối nước được.

Nhưng mắc ca có thể đạt hiệu quả “2 trong 1” khi có thể phát triển tốt khi trồng xen với cà phê?

- Có thể điều này xuất hiện tại một vài hộ, nhưng không nên từ đó mà “nhân ra” thành… tổng thể. Trồng xen có nghĩa là mắc ca và cà phê coi trọng như nhau, chứ được mắc ca hy sinh cà phê thì là chuyện khác. Thực tế thời gian qua cho thấy, có nhiều phong trào thay đổi cây trồng xen với cà phê. Người ta muốn được cả 2 sản phẩm, nhưng các mô hình này đều làm cho cả 2 cây không ra gì.

Ông suy nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng cây mắc ca là cơ hội vươn lên, vì vậy việc chậm hóa việc triển khai đại trà là có tội?

- Tôi chỉ mong góp tiếng nói để có chính sách chung đúng đắn đề phòng thiệt hại cho người nông dân vốn đã bị tổn thương nhiều trong thời gian qua vì thiếu thông tin mà chạy theo phong trào. Nhưng phải thấy rằng, thông tin đề cao quá mức cây mắc ca trong thời gian qua chủ yếu dựa vào những con số từ phân khúc sản xuất là rất không bình thường. Còn tôi và một số chuyên gia có cùng suy nghĩ rằng luôn phải nhớ các công ty đa quốc gia nắm “đằng chuôi” là giống, công nghệ chế biến và chi phối sản phẩm cuối cùng. Vì thế, cần phải chuẩn bị tốt hơn để chúng ta làm chủ cả chuỗi giá trị trước khi triển khai đại trà. Bởi điều này liên quan đến sinh kế của hàng triệu người, không thể đem ra làm phép thử.

Gần đây các phát biểu từ Bộ NNPTNT là rất thận trọng. Với một cây lâu năm, không nên nóng vội mà cần đi từng bước vững chắc. Ngay khâu giống thì trong số 10 giống bộ cho thử nghiệm cũng chỉ được trồng ở địa bàn chỉ định chứ không nên đem trồng đại trà. Sự thận trọng chính là trách nhiệm, đưa mắc ca trồng ồ ạt gây thiệt hại cho nông dân mới là có tội.

Xin cảm ơn GS!

Lục Tùng/ Báo Lao Động thực hiện
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.