ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh, cần sự vào cuộc của CQ chức năng
Friday, April 17, 2015 21:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nếu xảy ra chuyện cạnh tranh không lành mạnh thì Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm xử lý tìm hiểu xem việc đó đúng hay sai.

Thời gian gần đây, hàng loạt các nhãn hàng nước giải khát liên tục vướng phải các sự cố bất thường về chất lượng thậm chí được cho có cả “vật thể lạ”, côn trùng trong sản phẩm. Và, “đồng hành” với những vụ việc khó tin trên thì trên các diễn đàn mạng xã hội, hàng loạt những trang mạng phát đi lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm của nhãn hàng này, doanh nghiệp kia. Thậm chí, nhiều trang mạng còn “đầu tư” công phu những hình ảnh, biếm họa để bôi nhọ doanh nghiệp, tung những thông tin thất thiệt, một chiều gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng… Để làm rõ vấn đề đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm này, phóng viên đã có buổi trò chuyện với ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội bia rượu và nước giải khát Việt Nam (VBA).

  Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh, cần sự vào cuộc của CQ chức năng - Ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Việt.

Sống văn minh và theo luật

PV: Thời gian vừa qua liên tiếp xuất hiện các vụ việc, khách hàng, người tiêu dùng phát hiện các sản phẩm đồ uống được cho là có lỗi của nhà sản xuất, nhiều trường hợp người tiêu dùng đã đòi mức tiền bồi thường cao và gây khó cho nhà sản xuất, vậy theo ông giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cần có cách ứng xử như thế nào để giải quyết vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Việt: Thứ nhất là mình sống trong một xã hội có sản xuất, có kinh doanh và có các cơ quan quản lý Nhà nước, có truyền thông. Nó tạo nên một hệ thống xã hội và tất cả đều phải tuân theo luật. Những vấn đề liên quan như các câu chuyện sản phẩm đồ uống được cho là lỗi vừa rồi thì nó đều có luật bảo vệ, như Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Luật là cao nhất, tất cả những người trong hệ thông ấy đều phải tuân thủ luật, người sản xuất cũng phải tuân thủ luật, người tiêu dùng cũng phải tuân thủ luật.

Thứ hai, là chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh. Ít ra Việt Nam đang sống trong một xã hội của những con người hiểu biết, các nhà máy sản xuất thiết bị rất hiện đại, tối tân, tự động hóa rất cao và người ta có trình độ quản lý cao. Vậy thì cái việc văn hóa, văn minh, đạo đức của con người phải được thể hiện lên trong các mối quan hệ đó.

Hiện nay trong sản xuất các nhà máy lớn như thế, nhà sản xuất đã đầu tư hàng chục triệu, hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống công nghệ, thiết bị và cả hệ thống quảng cáo chất lượng sản phẩm. Đơn cử như Tân Hiệp Phát, người ta cũng mời truyền thông, khách hàng thăm quan trực tiếp dây chuyền sản xuất của họ. Họ đã đặt cược rằng ai mà tìm thấy được cái dị vật vào nhà máy, ở tại dây truyền đấy người ta sẵn sang bồi thường cho mình tới cả 500 triệu đồng ngay. Chứng tỏ người ta cam kết, người ta dám cam kết, cái đó là chúng ta tin hoặc chúng ta chưa tin thì chúng ta phải kiểm tra.

PV: Khi mua phải sản phẩm được cho là có vấn đề về chất lượng thì người tiêu dùng nên ứng xử thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Việt: Khi có sự cố thì nhà máy ấy, công ty ấy phải xử lý như thế nào cho nó đúng và người tiêu dùng khi gặp sự cố như vậy cũng phải xử lý như thế nào cho nó đúng, cho nó văn minh chứ không phải lúc nào cũng đổ dồn cho nhà máy.

Anh mua một chai nước, anh cầm chai nước anh thấy có vật thể lạ, anh muốn kiện thì anh cũng phải đúng theo quy trình, có luật rồi, anh đi kiện thì anh phải biết luật nó là cái gì, không thì anh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nói cái gì cũng phải nói cho nó đúng. Mọi người có văn hóa đều phải sống văn hóa, vì tất cả chúng ta đang sống trong một cái xã hội văn minh như thế này.

Không ủng hộ cạnh tranh không lành mạnh

PV: Khi mà các thông tin về việc sản phẩm có vấn đề dồn dập xuất hiện trên các diễn đàn mạng xã hội một cách bất thường, theo ông thì ở đây có chuyện cạnh tranh không lành mạnh không?

Ông Nguyễn Văn Việt: Đúng, có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh ở đây và Hiệp hội chúng tôi không ủng hộ việc đó. Hiện nay có Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương người ta phải xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh này.

Trên thế giới, cơ chế thị trường nó xuất hiện thì cái chuyện cạnh tranh không lành mạnh cũng không phải là hiếm. Thực tế trong cuộc sống là chỗ nào cũng có cạnh tranh và cái cạnh tranh ấy như là một chuyện bình thường xảy ra, và đấy là một cái điều mà chúng ta phải chấp nhận, nhưng vì thế mới có Luật Cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh. Cho nên chúng phải tuân thủ luật.

Tôi cũng rất là buồn vì sao mà trong một thời gian ngắn lại dồn dập xuất hiện các sự việc như vậy. Thứ nhất trong điều kiện kinh tế khó khăn, có báo cáo là trên 50% doanh nghiệp thua lỗ. Vậy thì một đất nước mà một nửa doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì làm sao mà đất nước ấy phát triển được. Vậy chúng ta phải bảo vệ người ta, các doanh nghiệp phải bảo vệ mình, phải đi đúng chỗ và biết luật nó là thế nào, chứ nếu cứ đi không đúng hướng, gây nên một cái scandan không lành mạnh, người ta chưa hiểu biết hay có những nơi người ta không hiểu biết mình cũng phải giáo dục cho người ta, giải trình, giải thích cho người ta, rồi mình phải gặp đúng các cơ quan chức năng ví như Cục Quản lý cạnh tranh nhờ can thiệp.

Xem video:

Người từng bị Tân Hiệp Phát ‘tố’ tống tiền năm 2009

PV: Cụ thể trường hợp của Công ty Tân Hiệp Phát, hiện trên mạng xã hội có nhiều fanpage được lập ra chỉ với mục đích kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp này. Thực tế ở những trang fanpage ấy có rất ít người tiêu dùng thực sự mà chủ yếu là thành viên không xác định, có thể có ý đồ xấu nhằm hạ thấp uy tín của nhà sản xuất, chiếm lĩnh thị phần đồ uống, ông nói gì về điều này?

Ông Nguyễn Văn Việt: Những việc làm đó không bao giờ tôi ủng hộ. Mình nên có những cái gọi là truyền thông sao cho nó chân chính, cho nó tốt, nên tin vào những thông tin chính thống, còn những trang facebook hay fanpage kia là tôi không ủng hộ. Xã hội không nên tin vào những điều đó. Tất nhiên, mọi hành vi đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc

PV: Nếu xảy ra chuyện cạnh tranh không lành mạnh thì cơ quan tổ chức nào sẽ đứng ra xử lý, và sẽ xử lý như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Việt: Có Cục Quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương là được Nhà nước giao quản lý, theo luật là chịu trách nhiệm xử lý những việc đó. Cơ quan này phải có trách nhiệm tìm hiểu xem việc đó đúng hay sai. Ở đây, chúng ta phải hướng cho dư luận những thông tin chính thống, còn những thông tin kia thì mình không thể kiểm soát nổi.

PV: Về phía Hiệp hội thì sẽ có cách giải quyết như thế nào khi chuyện này xảy ra để bảo vệ thành viên của Hiệp hội mình?

Đã là thành viên của Hiệp hội thì chắc chắn phải bảo vệ, không là thành viên thì chúng tôi cũng phải có trách nhiệm. Thứ nhất là tiếp nhận các thông tin, hướng dẫn cho người ta đi theo đúng cái quy trình, đến nơi đến trốn, mình có thông tin thì mình giúp cho doanh nghiệp đỡ bị các hiểu lầm.

PV: Nếu nhà sản xuất – thành viên của Hiệp hội mà sai thì Hiệp hội sẽ xử lý thế nào?

Ông Nguyễn Văn Việt: Hiệp hội cũng có những hình thức riêng, mình cũng phê phán và không ủng hộ những cái đó (cạnh tranh không lành mạnh- PV). Đã là thành viên của hiệp hội thì sẽ nhắc nhở, nhiều lần nhắc nhở mà vẫn vậy thì sẽ không cho đứng trong hiệp hội nữa.

Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Vũ Trà Giang

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.