ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,670,625,940
Stories: 8,334,396
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngành xi măng: Cạnh tranh chỉ bằng giá?
Thursday, April 23, 2015 20:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hiện nay, các doanh nghiệp xi măng trong nước thiếu sự liên kết với nhau dẫn tới bị thương lái trung gian ép giá. Và ngành xi măng trong nước cạnh tranh chỉ bằng giá?

  Ngành xi măng: Cạnh tranh chỉ bằng giá? - Ảnh 1

Vì thiếu sự liên kết mà các doanh nghiệp xi măng trong nước bị ép giá

Theo số liệu mới được công bố, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 20 triệu tấn xi măng, đạt 1 tỉ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2010 và trở thành 1 trong 5 nước sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới. Việc xuất khẩu xi măng không còn là giải pháp tình thế để giải quyết dư thừa mà ngành xi măng đã tiếp cận được với thế giới.

Tuy nhiên, dù đạt kim ngạch tới 1 tỷ USD/năm nhưng do không xây dựng được hệ thống chuỗi phân phối, các doanh nghiệp (DN) xi măng trong nước đã “sập bẫy” của các thương lái trong việc tự “mâu thuẫn nội bộ” và dìm giá để cạnh tranh xuất khẩu và đối mặt với việc bị ép giá.

Xi măng xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao, theo Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Hạ Long Lương Thanh Tùng, do doanh nghiệp xi măng chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống, dẫn tới việc bị thương lái trung gian ép giá.

“DN xi măng phân tán nhỏ lẻ, phải bán hàng qua khâu trung gian nên dẫn tới giá xuất khẩu xi măng bị thương lái trung gian ép xuống rất thấp. Thậm chí, có thời điểm các thương lái còn dùng chiêu chia rẽ thị trường khiến DN trong nước bị giảm lợi thế cạnh tranh”, ông Lương Thanh Tùng – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Hạ Long cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, vấn đề lớn nhất đối với ngành xi măng hiện nay là các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng cách hạ giá mà không chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, phát triển thị trường.

Còn ông Nguyễn Anh Quân, trưởng Phòng thị trường, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), nhận định: “Có những đối tác nói với chúng tôi rằng, chính các doanh nghiệp trong nước tự giết nhau vì cạnh tranh hạ giá sản phẩm chứ không phải do đối tác ép giá”.

Cụ thể, các DN chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa đầu tư cho tìm kiếm thị trường gốc mà thường tìm thị trường thông qua các nhà thương mại trung gian nước ngoài. Chính vì bị lệ thuộc như vậy, mà việc xi măng trong nước bị thương lái ép giá diễn ra khá thường xuyên.

Kiều Hương (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.