ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: toinayangi
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ý nghĩa công dung ngôn hạnh là gì? Xưa và nay
Thursday, April 9, 2015 1:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nguồn : http://dsviet.com Ý nghĩa công dung ngôn hạnh là gì? Xưa và nay có còn được giữ nếp không? hay đã phai mờ và hiện đại hóa mất rồi? và trả lời cho câu hỏi này mời bạn tham khảo bài dưới đây.

Xem thêm các bài viết :

Những Stt chất, đểu hay về tình yêu, tình bạn cực hot
11 nguyên tắc phòng tránh mụn cực hay
Những bài thơ hay về tình yêu Công An

Tham dự Tài sắc phương đông 2014 cùng Min (st.319)vé xem Free

Tứ đức còn phù hợp với người phụ nữ hiện đại không?

Ngày nay, “bình đẳng giới” đã thay đổi vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ giờ đây tham gia vào hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, không còn bó hẹp trong việc nhà việc nhà cửa, chăm sóc con cái.Rất nhiều phụ nữ là những nữ kinh doanh thành công, nhà chuyên môn xuất sắc. Họ kiếm được tiền và làm chủ cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là “bình đẳng giới” có ảnh hưởng gì tới quan niệm tứ đức trong bối cảnh hiện nay?

Hiểu đúng “bình đẳng giới”

Bình đẳng giới không có nghĩa là cao bằng, làm cho phữ nữ giống đàn ông và ngược lại, đàn ông giống phụ nữa. Bình đẳng giới là sự bịnh đẳng giữa nam và nữ về quyên, cơ họi, trách nhiệm và vị thế trong gia định và xã hội.

Còn mọi thứ khác, nam ra nam và nữ ra nữ. Nều nam giới uống rượu được thì nữ giới cũng uống rượu được, như vậy là … bình đẳng giới. Hiểu như trên là lệch lạc.

Tứ đức “Công dung ngôn hạnh” vẫn là thước đo phẩm chất của người phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên hàm ý và nội dụng của tứ đức đã thay đổi:

Chữ “Công” xưa được hiểu là nữ công. Nay “công” được hiểu là người phụ nữ cần có công ăn việc làm, không phụ thuộc hoặc ý lại vào chồng.

Chữ “Dung” nay được hiểu rộng hơn, không chỉ bó hẹp ở “khỏe mạnh, sáng sủa”.

Chữ “Ngôn” và chứ “Hạnh” vẫn giữ nguyên giá trị.

Nhiều người cho rằng: phụ nữ chỉ cần kiếm được nhiều tiền, việc nhà thuê osin, chồng con ăn uống thê nào cũng được, cùng lắm thì ra ngoài hàng ăn. Về mặt vật chất thì không sai những ở khía cạnh tinh thần thì tôi không chấp nhận vì thiếu hụt sự chăm sóc, yêu thương, bàn tay chăm chút của người phụ nữ. Sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là điều không tránh khỏi. “Công dung ngôn hạnh” dù ở thời nào luôn là phẩm chất cần thiết của một người phụ nữ.

Đức tính nào quan trọng nhất?

Ngày xưa, theo quan niệm số đông của tầng lớp bình dân, yêu cầu về sức khỏe và sự đảm đang được đặt lên hàng đầu nên chữ công được xếp đầu tiên, Người chông lấy vợ không chỉ để nối dõi tông đường mà còn để thêm người đõ đần việc gia đình.

Tiếp theo là chữ hạnh. Một người phụ nữ đoan trang nết na là chỗ dựa vững chắc tin cậy để người chồng yên tâm làm ăn, đồng thời cũng đảm bảo gia đình êm ấm hòa thuận.

Chữ ngôn cũng không thể coi nhẹ vì nó liên quan đến cái ăn cái học của người phụ nữ. Ca dao có câu: “người thanh nói tiếng cũng thanh/Chim kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu” hoặc câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Lời ăn tiếng nói, cách cử xử của người phụ nữ với người trong gia đình và mọi người xung quan phản ánh một phần tính cách của người phụ nữ

Người xưa không coi trong hoặc xem nhẹ chữ “dung”. Hình thức bên ngoài miễn sao khỏe mạnh và sáng sủa là được. Người xưa thể hiện quan niệm chữ “dung” qua câu ca dao: “Đừng ham da trắng tóc dài / Tháng ba ngày tám có mài và ăn” hay câu “Chớ chê em xấu em đen / Em như nước đục đánh phèn lại trong”.

Bốn phẩm chất trên, người xưa vẫn coi trong nhất phẩm chất cần cù, chịu khó, chăm chỉ lao động của người phụ nữ.

Vì vậy Công dung ngôn hạnh là gì?

Công dung ngôn hạnh là 4 phẩm chất người xưa quan niêm về một người phụ nữ hoàn hảo. Đây cũng là thước đo đánh giá phẩm chất của người phụ nữ xưa. Vậy ta phải hiểu 4 đức tính này như thế nảo?

Công là nữ công, sự đảm đang, khéo léo trong việc nội trợ/gia đình, đúng theo thiên chức của người phụ nữ (Thiên chức của người phữ nữ xưa là gì??)

Dung là nhan sắc- vẻ đẹp hình thức

Ngôn là lời ăn tiếng nói dịu dàng lễ phép

Hạnh là đức hạnh tức là đoan trang, đứng đắn, nết na

The post Ý nghĩa công dung ngôn hạnh là gì? Xưa và nay appeared first on Đời Sống Việt – Người Việt Năm Châu.

Nguồn : http://dsviet.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.