ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
15 năm trộm đồ cổ hoàng cung đem bán của hoàng đế Phổ Nghi?
Tuesday, May 12, 2015 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sống trong triều đình nhỏ nơi Tử Cấm Thành, Phổ Nghi thừa biết rằng, mình không còn là chủ nhân nơi đây nữa và việc bị đuổi khỏi hoàng cung chỉ còn là chuyện ngày một ngày hai.

Vậy một khi rời khỏi hoàng cung thì lấy đâu ra tiền để sinh sống? Với suy nghĩ đó, các món cổ vật trong hoàng cung trở thành mục tiêu Phổ Nghi lấy trộm để tuồn ra ngoài đem bán…

  15 năm trộm đồ cổ hoàng cung đem bán của hoàng đế Phổ Nghi? - Ảnh 1

Phổ Nghi.

Năm lên 4 tuổi, Phổ Nghi tức vị, trở thành hoàng đế cuối cùng của triều Mãn Thanh. Tuy nhiên, Phổ Nghi trị vì vỏn vẹn 3 năm thì vương triều Tuyên Thông sụp đổ. Không còn là hoàng đế của cả thiên hạ, song Phổ Nghi vẫn tiếp tục ở trong Tử Cấm Thành cùng với triều đình nhỏ của mình. Tại đây, niên hiệu Tuyên Thống vẫn được sử dụng. Từ đó cho tới tháng 11/1924, khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi hoàng cung, kéo dài vừa tròn 15 năm. Trong khoảng thời gian ấy, từ một cậu bé vô tư, Phổ Nghi trở thành một thanh niên luôn đau đáu ước vọng khôi phục đế nghiệp của cha ông. Và để thực hiện ước vọng ấy, một lượng lớn món đồ quý giá trong hoàng cung đã bị vị hoàng đế trẻ tuồn ra ngoài…

Những món cổ vật quý giá từ hoàng cung bị tuồn ra ngoài trong vòng 15 năm thời kỳ Tuyên Thống cho tới nay vẫn chưa có thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, chắc chắn rằng số lượng không ít và giá trị thì không thể đo đếm được. Theo các nhà nghiên cứu, việc mất mát các cổ vật trong hoàng cung chủ yếu thông qua 2 con đường: Thứ nhất là do Phổ Nghi tặng thưởng và thứ hai là do Phổ Nghi mang ra khỏi hoàng cung. Tuy nhiên, khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi hoàng cung, ắt hẳn số lượng cổ vật có thể mang theo không nhiều. Do vậy, các cổ vật quý giá nhất của Cố Cung chủ yếu bị mất do Phổ Nghi “tặng thưởng” cho người khác.

  15 năm trộm đồ cổ hoàng cung đem bán của hoàng đế Phổ Nghi? - Ảnh 2

Phổ Kiệt – em trai của Phổ Nghi.

Việc “tặng thưởng” cũng lại có nhiều dạng khác nhau. Nếu đứng từ góc độ của Phổ Nghi thì nó được chia làm hai dạng: Một là chủ động và hai là bị động. Phổ Nghi chủ động tặng thưởng các món đồ quý giá trong hậu cung cho các hoàng thân quốc thích với mục tiêu tích lũy tiền bạc cho sự nghiệp phục hưng đế nghiệp. Phổ Nghi từng lấy danh nghĩa “ban thưởng” để tặng cho em trai là Phổ Kiệt cùng một người em họ là Phổ Giai một số lượng lớn các bức thư họa (tranh chữ) cũng như thư tịch quý giá. “Tặng thưởng” bị động là chỉ việc những cẩn thận, chính khách xung quanh Phổ Nghi thông qua các thủ đoạn khác nhau để nhận được tặng thưởng hòng tư lợi cá nhân.

Nhiều người cho rằng, việc Phổ Nghi chủ động “tặng thưởng” cho hai vị hoàng đệ của mình thực chất là có hợp mưu để chiếm đoạt các món cổ vật quý trong hoàng cung vốn giờ đây không còn thuộc về Thanh triều nữa. Sống trong triều đình nhỏ nơi Tử Cấm Thành, Phổ Nghi thừa biết rằng, mình không còn là chủ nhân nơi đây nữa và việc bị đuổi khỏi hoàng cung chỉ còn là chuyện ngày một ngày hai. Vậy một khi rời khỏi hoàng cung thì lấy đâu ra tiền để sinh sống? Với suy nghĩ đó, các món cổ vật trong hoàng cung trở thành mục tiêu để Phổ Nghi lấy trộm tuồn ra ngoài đem bán. Phi vụ “buôn” đồ cổ từ hoàng cung này của hoàng đế Phổ Nghi được bắt đầu từ năm 1922 đã khiến các cổ vật hoàng cung hao hụt một lượng không hề nhỏ.

Lúc bấy giờ, trong hoàng cung có cử người chuyên việc bảo quản, giám sát những nơi có chứa cổ vật quý và có giấy tờ ghi chép hẳn hoi. Do vậy, nếu như Phổ Nghi muốn tặng thưởng cho một người một món đồ nào đó đều phải có giấy tờ ghi chép, ghi rõ tên món đồ, thời gian tặng thưởng, đối tượng tặng thưởng đồng thời phải tới Nội vụ phủ để đăng ký mới có thể đưa ra khỏi hoàng cung. Đương nhiên, để có thể làm tất cả thủ tục này với một số lượng đồ cổ quá lớn muốn mang ra ngoài bán là không thể hơn nữa còn khiến người ta nghi ngờ. Do vậy, Phổ Nghi đã nghĩ ra một biện pháp hoàn hảo: Đem cổ vật tặng cho hai người em là Phổ Kiệt, Phổ Giai và để cho hai người này mang ra khỏi hoàng cung mỗi khi tan học.

Xem video: Cháu chuốc thuốc mê cướp lô đồ cổ tiền tỷ của ông ngoại

Phổ Giai từng nhớ lại rằng phi vụ “trộm đồ cổ” của ba anh em hoàng đế: “Khi đó, chúng tôi nghĩ ra một biện pháp mà chúng tôi cho rằng cực kỳ hoàn hảo đó là thông qua danh nghĩa tặng thưởng cho tôi và Phổ Kiệt để mang những món đồ cổ ra ngoài cung mỗi khi chúng tôi tan học. Lúc đầu, chúng tôi cho rằng như vậy rất bí mật và nhất định sẽ không có ai biết. Tuy nhiên, dần dần, khi số lượng các món đồ bị đưa ra ngoài nhiều hơn, người ta bắt đầu chú ý. Không lâu sau có một thái giám hỏi tôi: “Những món đồ này đều là tặng thưởng cả hay sao ?”. Khi đó, tôi đã trả lời một cách mập mờ: “Có món là tặng thưởng, cũng có món mang đi sửa rồi trả lại cho hoàng cung”. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, chỉ thấy chúng tôi chuyển đồ ra chứ chẳng thấy chuyển vào bao giờ, họ cũng hiểu rõ phần nào. Chỉ là, họ không hề biết chúng tôi mang cổ vật đi đâu”.

Những món đồ quý giá này sau khi đưa ra khỏi hoàng cung thì được vận chuyển tới Thiên Tân. Phổ Giai kể lại rằng, khi vận chuyển, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Bởi lẽ, các món đồ cổ được đóng đầy 70-80 thùng lớn nhỏ khác nhau, thể tích lớn, số lượng lại nhiều. Do vậy khi đưa lên tàu hỏa thì không chỉ phải khai thuế mà còn bị kiểm tra. May mắn cho anh em Phổ Nghi là khi đó, quan đốc ban thuế vụ toàn quốc Tôn Bảo Kỳ là cha vợ của em trai Khánh Thân Vương Tải Chấn. Phổ Kiệt và Phổ Giai đã tới tìm Tải Chấn nhờ nói giúp, gần 80 thùng đồ cổ mới thuận lợi chuyển xuống Thiên Tân.

Sau khi được chuyển tới Thiên Tân, số đồ cổ này được bán đi một phần cho những kẻ giàu có mê sưu tầm đồ cổ với giá rất hời. Sau đó, khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi hoàng cung, nhận sự giúp đỡ của Nhận để thành lập nước Mãn Châu ở Đông Bắc thì toàn bộ số của cải quý giá này đã được quân Nhật ở Quan Đông vận chuyển hết về vùng Đông Bắc. Phổ Nghi từ nhỏ đã không có hứng thú với chuyện học tập, song lại rất mê đồ cổ. Khi nước Mãn Châu được thành lập, tại Tây Hoa Viên của hoàng cung mới, Phổ Nghi đã cho xây hẳn 3 gian nhà rất lớn chỉ để chứa các món đồ cổ cũng như thư tịch cổ. Sau này, khi Đồng Đức Điện được xây dựng hoàn thiện thì các thư tịch cổ cũng như những món đồ quý giá khác đều được chuyển về đây.

Dục Đường, một người cháu họ từng học tập tại nội phủ và theo hầu Phổ Nghi trong thời kỳ ở Mãn Châu Quốc nhớ lại rằng, từ sau khi số thư tịch, đồ cổ được vận chuyển từ Thiên Tân về Đông Bắc thì những món đồ quý giá gần như đã bị lấy sạch. Số còn lại chỉ là những cuốn sách cổ. Tuy nhiên, Phổ Nghi rất ít có thời gian tới đọc. Khi nước Mãn Châu Quốc bị tan rã, Phổ Nghi bỏ trốn, trong lúc vội vã cũng không kịp mang theo cuốn nào. Số sách còn lại cũng bị tổn hại rất nhiều bởi chiến tranh. Đến khi quân Quốc dân Đảng chiếm được Trường Xuân (nơi đặt nước Mãn Châu của Phổ Nghi) thì người đứng đầu Quốc dân Đảng tại nơi đây là Trương Gia Ngao đã thu được 13 thùng sách cổ, giao lại tất cả cho thư viện trường Đại học Trường Xuân. Sau năm 1949, số sách này đều do Đại học Bắc Kinh tiếp quản và tới nay vẫn lưu giữ trong thư viện Đại học Bắc Kinh.

Đại Nam

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.