ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ếch Phu Hồ: Nói chuyện tiền hay chuyện thủ dâm?
Thursday, May 21, 2015 0:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1MZkR3RDhUTHUxTS9WVjFGOGFTVHF3SS9BQUFBQUFBQVY2SS9vcGxVSGVydFZoVS9zMTYwMC9lY2gtNC5wbmc=
Tôi tò mò tìm đến Lưu Thị Quyên và Đăng Khuyến, một đội đã tạo ra kênh Ếch Phu Hồ trên Youtube và đang thực hiện một chiến dịch tên Tớ đố cậu biết (Todocabi:https://todocabi.vn/) – về chủ đề: Minh bạch ngân sách nhà nước, với clip Giếng 6: “Tiền về nơi đâu?” – Trong một phỏng vấn dài, tôi đã ngạc nhiên vì những sự quan tâm mà những người trẻ này chọn để “nhai” với bạn bè mình trên mạng.
Quyên hãy kể cho mình nghe, tại sao các bạn Ếch Phu Hồ lại chọn làm một chiến dịch về vấn đề “Công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp” để đặt lên trang Youtube của mình như thế?
Khi làm cái giếng 6, tụi tôi đã đi phỏng vấn 1 số người là “bạn đã đóng thuế bao giờ chưa”, khi tôi hỏi sinh viên và những người không tạo ra thu nhập ổn định, câu trả lời thường thấy là “tôi chưa phải đóng thuế bao giờ cả!”, “chắc là tôi đang dùng tiền của nhà nước!” – Tôi bất ngờ về nhận thức của mọi người . Việc mọi người không nhận thức rõ về đóng thuế, dẫn đến việc xem câu chuyện ngân sách là rất to, chẳng hiểu liên quan quái gì đến cuộc đời mình cả.
Bạn Lưu Thi Quyên – 1 trong 2 tác giả của Ếch Phu Hồ
Câu chuyện đó làm tôi nhớ đến 1 lần đi lên Mộc Châu, hỗ trợ xây sân chơi cho trẻ con ở đó. Bọn trẻ con ngồi xung quanh xin làm với. Có 1 anh bạn tôi cuốc 1 cái, trúng vào đầu 1 thằng bé, bị chạy máu đầu. Lúc đó 5 giờ chiều rồi, bố mẹ của em bé với đoàn đã đưa bé chạy đến trạm y tế tìm bác sĩ. Lúc đó ông bác sĩ đang chơi Pikachu, ông bảo là đợi tý nữa, trong khi thằng bé đang chảy máu đầu. Bố mẹ thằng bé thì khúm núm trước ông bác sĩ đấy! – Trong khi đó thì chị trưởng đoàn đi vào, và làm ông ấy phải khám ngay. Tôi thấy là khi mình nhận thức được mình đang đóng thuế, và những người như ông bác sĩ đang nhận lương là từ tiền thuế của mình, thì thái độ của mình để ứng xử với họ sẽ rất khác.
Thêm một câu chuyện khác, tôi quen 1 chị, chị đi khám bệnh, cô bác sĩ trong phòng nói giờ 4 giờ hơn rồi, sắp hết giờ rồi, thôi không khám nữa. Chị bạn tôi mới nói, thôi được rồi, không khám cũng được, nhưng tôi yêu cầu chị ghi rõ họ tên, và bây giờ là 4 giờ 15 phút, và chị không khám nữa vì lý do đã hết giờ hành chính. Vậy là cô bác sĩ phải khám. Ý tôi hiểu là, khi mình có ý thức rất rõ ràng là mình đang đóng thuế, mình là chủ nhân của cái rất to gọi là ngân sách nhà nước ấy, thì cách hành xử của mình sẽ khác. tôi nghĩ là lúc ấy mọi việc sẽ tốt hơn, khi mọi người được tham gia và nhận thức tốt về vấn đề đó.
Mục đích của dự án này ủng hộ khuyến nghị ấy, nhưng có 1 mục đích quan trọng hơn, đó là nhận thức, và đặc biệt của người trẻ về tiền thuế của họ đang được chi xài ra sao.
Điều gì đã dẫn các bạn đến sự quan tâm như vậy?
Tôi học về tài chính, nhưng đây không phải là lý do khiến tôi quan tâm đến vấn đề này. Tôi đã được nói chuyện với các chuyên gia của Oxfam, đọc các tài liệu của viện nghiên cứu kinh tế chiến lược. Bởi vì đặc trưng của Ếch Phu Hồ là khi làm 1 clip nào, thì trước đó có quá trình tìm hiểu khá dài. Chúng tôi cũng cầu toàn, đọc kỹ để chọn thông tin, tìm các loại tài liệu khác nhau. Có mấy tháng trời tôi chỉ ngồi đọc về nợ công, ngân sách, các khoản chi dùng công, lãng phí, tiến bộ… Các khảo sát về minh bạch ngân sách ở các nước khác. Sau khi đọc xong thì thấy là nếu vấn đề này không nói ra chắc chết luôn cho rồi! – Mình bị thôi thúc phải nói điều đó ra, chứ không phải là quan tâm từ trước đâu. Và chúng tôi đề nghị về dự án, Oxfam đã đồng ý tài trợ để tiến hành.
Vấn đề này khá khô khan. Tự tôi đọc thì thấy hay, nhưng sợ là khi nói cho người khác chắc là chán lắm. Chính vì thế chúng tôi không tập trung vào các kiến thức mô phạm, mà chỉ tập trung nói rõ một ý “Thuế là tiền của mình”, vậy thôi! Chúng tôi chọn một cái rất nhỏ để nói đến thôi.
Quá trình làm việc và quá trình các bạn tư duy về chủ đề này ra sao?
Từ giếng 1 đến giếng 6 chỉ có tôi và 1 bạn nữa làm, bạn ấy là Ốc Lớn Xấu Xa, từ giếng 6 thì có thêm một bạn. Chúng tôi đọc, tìm hiểu, lên kịch bản, vẽ và bắt đầu ghi hình, ghi âm.
Ví dụ như những vụ quan xã ăn chặn cả gói mì tôm của một bác khuyết tật, cả vụ chặt 6700 cây tại Hà Nội. Tại sao người ta lại có thể làm thế? Tại sao lại có chuyện như thế xảy ra? – Như vụ quan xã ăn chặn gói mì tôm, tính ra số tiền thì ông bác bị tật ấy chỉ nhận được trợ cấp hàng tháng mấy trăm ngàn, chỉ đủ mua một số gói mì tôm mỗi tháng. Tôi không hiểu người thế nào mà có đủ lương tâm để lấy của người ta nữa. Người dân dễ bị bắt nạt quá. Như bác người khuyết tật, bác không có đủ kiến thức để bảo vệ quyền lợi của mình. Kiến thức và hiểu biết rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của mình, chứ chưa nói gì đến việc lấn át ai đâu! Số tiền bác khuyết tật ấy được nhận trợ cấp cũng chính là ngân sách. Việc người dân không được tham gia vào quá trình quyết định ngân sách sẽ khiến họ không quan tâm nữa.
Trong một báo cáo của Oxfam tôi đọc, ở Nam Định có một huyện có 9 xã, 8 xã đã xây nhà văn hóa rồi, còn 1 xã chưa xây. Có phong trào thi đua xây nhà văn hóa. Trong khi có 2 cái nhà văn hóa cách nhau chỉ hơn một trăm mét thôi, một cái cũ, một cái mới. Trong khi đó, khảo sát từ người dân thì biết họ muốn xây một cái cầu qua sông để tiện buôn bán, đi lại. Vậy, khi người dân không được tham gia vào quá trình quyết định cái tiền ấy được dùng làm gì, thì đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của người dân, còn chuyện lãng phí quá phổ biến rồi!
Khi làm Giếng 6, chúng tôi muốn mọi người hiểu thêm, ít nhất mọi người hiểu tiền thuế là tiền của mình cái đã. Chúng tôi thích những thứ vui vẻ, lạc quan, có kiến thức tốt. Vì chúng tôi nghĩ quá trình thay đổi nhận thức phải từ từ, không thể nhanh được! Chỉ là cố gắng kiên trì làm thôi.
Bạn, gia đình bạn, hay người quen của bạn, có ai bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự vụ liên quan đến thuế hay ngân sách không mà bạn làm chiến dịch về vấn đề này?
Không! Tôi chẳng bị ảnh hưởng gì cả. Những chuyện về ngân sách có thể thấy rõ nhất ở nhóm đối tượng yếu thế, ví dụ như nông dân sẽ cảm nhận rất rõ, người khuyết tật nhận trợ cấp, người bị bệnh nặng sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế công… mới cảm thấy rõ chuyện này. Chính người nghèo, người không có kiến thức là người dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề này nhất. Tôi chẳng bị ảnh hưởng gì hết, laptop có đầy đủ, ra đường cũng bình thường như ai. Bạn bè tôi cũng chẳng ai bị ảnh hưởng. Tôi chỉ ham mê, đọc và thấy, sau khi đọc cảm thấy không nói lại cho người khác thì hơi tệ, nên chúng tôi tìm cách nói lại với mọi người theo cách dễ tiêu hóa hơn, dễ hiểu hơn.
Khi cấu trúc câu chuyện, các bạn đã suy nghĩ thế nào để tiếp cận? Đây rõ ràng là một vấn đề “xương xẩu”.
Với Giếng 6, chúng tôi đã bắt đầu với 1 vấn đề rất gần mà mọi người quan tâm, đó là tiền. Cứ đánh vào tiền đã! – Người dân quan hệ với nhà nước qua ngân sách – cũng là tiền. Họp quốc hội cũng bàn đến ngân sách đầu tiên. Khi chúng tôi nói chuyện với ông Dương Trung Quốc, ông cũng nói vậy. Nhà nước liên hệ với người dân qua thuế và phí. Nên đó là cách chúng tôi bắt đầu câu chuyện, cấu trúc video.
Hình tượng con lợn được chọn vì trùng với con lợn tiết kiệm, thuế cứ bỏ vào thì con lợn ngày càng to thêm, cũng giống ngân sách nhà nước ngày càng to thêm. Thế là lấy luôn hình tượng con lợn làm clip cho dễ, đỡ phải đổi vẽ thành nhiều con khác nhau.
Khi tôi theo dõi Fanpage của các bạn ( https://www.facebook.com/todocabi) , tôi phát hiện ra rất nhiều người comment thế này: “Bọn mày là một lũ ăn chưa no lo chưa tới mà bày đặt bàn chuyện chính trị!”, “phản động à?” , bạn cảm thấy thế nào trước phản ứng đó?
Khi làm vấn đề này, chúng tôi cũng có những điều sợ. Nhưng mọi người nói nếu động cơ của mình là tốt, và hành động của mình không có gì mập mờ thì không cần phải lo! – Nó cứ minh bạch như thế thôi.
Trong quá trình làm, tôi có gặp bác Lê Đăng Doanh, bác Nguyễn Quang A, hay ông Đặng Hùng Võ… những chuyên gia chính thống cũng ủng hộ chiến dịch này. Còn những ý kiến đả kích, chửi rủa trên mạng là điều không tránh khỏi. Bởi vì đến khi nào mà chuyện ngân sách còn là một vấn đề nhạy cảm thì vẫn sẽ còn những sự đả kích đó xảy ra.
Với những nhóm đả phá mạnh trên mạng, đôi khi cảm xúc của họ nhiều hơn tri thức, nên sẽ có nhiều cái lên án vô căn cứ. Bọn tôi thì yêu tri thức, nên sẽ không đưa ra các nhận xét chỉ có cảm xúc cá nhân mà không có kiến thức, đã nói thì nói có sách mách có chứng. Bọn tôi cũng không muốn tập trung vào lãng phí, bất cập đâu, vì nói mãi cũng không được gì cả. Chúng tôi thấy kiến thức vui hơn! – Thay vì nói ngân sách đang bị lãng phí, chúng tôi sẽ nói bao nhiêu phần trăm ngân sách là từ thuế và phí. Chúng tôi chỉ cung cấp kiến thức thôi. Còn mọi người nhìn nhận ra sao là tùy góc nhìn của họ, chúng tôi cũng không muốn can thiệp vào việc người ta tiêu hóa kiến thức như thế nào.
Thế bạn nghĩ sao nếu người ta “dán nhãn” các bạn như thế, và mọi người sẽ sợ và tránh xa các bạn, không thèm để ý tới thông điệp các bạn nói nữa?
Bọn tôi cũng không muốn dùng mọi cách nài nỉ, lôi kéo mọi người tham gia vào cái gì. Chúng tôi chỉ muốn cung cấp kiến thức, và mọi người muốn hành động ra sao là tùy vào họ. Ai chia sẻ cùng giá trị với mình thì tham gia. Cách làm chiến dịch của bọn tôi chỉ có 3 bước thôi, rất đơn giản, đầu tiên là cung cấp kiến thức, bước 2 là dành cho khán giả một nền tảng để bày tỏ ý kiến, bước 3 là tổng hợp ý kiến và gửi cho đại biểu quốc hội trước tháng 6.
Bản thân tôi cũng nghĩ các cộng đồng bạn trẻ quan tâm về kinh tế xã hội cũng rất nhiều. Tôi truyền thông điệp đến người đã quan tâm, và nếu nó chạm được vào người chưa có thông tin đầy đủ, thì đó là cái chúng tôi làm được. Không cần mọi người phải cam kết làm gì đâu, hướng đến giải pháp hơn là phê phán. Nó giống 1 nốt nhạc vui trong chỉnh thể một vấn đề.
Cũng phải nhìn vấn đề ở góc độ khách quan hơn khi cả một nhà nước phải làm phương án ngân sách cho 90 triệu người, đó thực sự là khó khăn của họ. Mỗi người có 1 quan điểm khác nhau. Ví dụ như tượng đài mẹ anh hùng ở Quảng Nam, giờ ta có thể nhìn nó là một thứ rất lãng phí, nhưng 50 năm sau biết đâu người ta lại nói đó là một quyết định rất đúng đắn chẳng hạn. Mỗi người lại có một nhu cầu, quan điểm khác nhau như giáo dục cũng muốn chi nhiều cho giáo dục, y tế cũng muốn chi nhiều cho y tế, nhưng sẽ phải có người quyết định cuối cùng. Đó là vấn đề niềm tin, liệu người đó có đủ tâm và tầm để đưa ra quyết định đúng đắn hay ko.
Nói đến chuyện công khai phương án ngân sách, nó cũng có những khó khăn nữa. Ví dụ công khai ra thì có lợi, tiền sẽ dùng theo đúng nhu cầu người dân, tránh lãng phí tham nhũng, chia sẻ bớt gánh nặng và quyền lực với nhà nước. Nhưng công khai phương án ngân sách ra có bất lợi gì? – Tốn thời gian nhiều hơn để đưa ra quyết định, tốn chi phí cho việc giải trình, cơ chế nào sẽ giải đáp cho tôi nếu tôi thắc mắc là công trình đó xây lấy tiền ở đâu ra.
Ý kiến riêng của tôi thì cho rằng công khai phương án ngân sách thì sẽ tiết kiệm hơn. Ví dụ như chuyện “con đường dát vàng” ở Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội. Lẽ ra nếu con đường ấy đi thẳng qua cánh đồng, nó sẽ rất tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư, nhưng không hiểu vì sao nó lại cong như vậy. Câu chuyện này đã lên chương trình “Người đương thời”, người dân ở đó bày tỏ họ không hề biết gì đến sự tồn tại của một con đường sắp được xây, cho đến khi có người đến nhà họ đo đạc đất đai. Người dân cảm thấy vô lý, tại sao con đường lại làm cong và đi vào nhà họ như vậy. Người dân có lên thắc mắc thì chính quyền nói đã duyệt rồi, miễn bàn. Sau đó, người ta có ví von là dùng số tiền giải phóng mặt bằng đó để dát vàng, thì dát vàng được 70 lần lên con đường ấy. Đó là 1 câu chuyện điển hình cho thấy có thể những quyết định được đưa ra có thể sẽ nhanh hơn đấy, nhưng không có sự đồng thuận, thì cũng không phải là cái gì bền vững lắm.
Ai quan tâm đến chuyện các bạn nói?
Có rất nhiều bạn cùng tuổi với chúng tôi quan tâm. Khi đọc những tin nhắn họ gửi, chúng tôi vui lắm. Khi gặp các họa sĩ, rất nhiều người ủng hộ. Chúng tôi mừng. Trong khoảng mấy tháng trời, 3 đứa tụi tôi cứ như bọn tự kỷ ấy, cứ đọc, lên kế hoạch, chỉ làm một mình với nhau, cảm thấy bí bách, mệt mỏi, cãi nhau suốt. Đó là cuộc tranh luận liên tục, bị thay đổi nội dung liên tục. Nhưng khi nội dung được lên, và mọi người nhắn tin, tôi đã vui hết cả một ngày.
Bọn tôi vui không chỉ vì mọi người khen, mà còn vui khi nhận được những comment phản biện. Có bạn đã comment: “Tôi muốn các bạn đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn về việc vì sao phải công khai phương án ngân sách!”, “Công khai thì lộ hết bí mật quốc gia à?”. Chúng tôi đã ghi các câu hỏi, và cố gắng tìm hiểu thêm để trả lời một cách đúng đắn, thuyết phục. Các bạn hỏi nghĩa là các bạn quan tâm rồi!
Cái Giếng 6 ấy xuất hiện đã có 4000 share rồi, cả bọn vui đến mức đã vô và like từng cái share ấy luôn! Đó là nguồn động viên lớn lắm.
“Ốc Lớn Xấu Xa” Đăng Khuyến và Lưu Thị Quyên – 2 tác giả của Ếch Phu Hồ
Thế rồi sau khi bạn đọc xong chừng ấy tài liệu, làm xong chừng ấy thứ về công khai phương án ngân sách, thái độ của bạn với xung quanh thay đổi thế nào?
Trong khi đang đọc tài liệu, tôi đi ở gần nhà thấy người ta lật các cống lên làm gì đó. Có một thay đổi khá vui là khi tôi nhận thức là tiền thuế do tôi đóng, và việc anh làm công trình công cộng là có một phần tiền của tôi đóng, tôi đã nhìn nhận là họ đã đào lên thì phải lấp lại cho đẹp, chứ không phải là cứ đứng nhìn họ làm như việc của người ta. Khi mình có nhận thức khác về những dịch vụ công xung quanh mình là do một phần tiền thuế của mình trả, thì mình sẽ không còn khúm núm, sợ sệt như bây giờ nữa.
Cảm ơn bạn vì sự chia sẻ này!
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.