ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mì tôm ‘đại chiến’
Monday, May 4, 2015 9:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngày 4-5, mì tôm “Hảo hảo” đã gửi đơn kiện lên TAND tỉnh Bình Dương, tố cáo mì tôm “Hảo hạng” về hành vi “nhái” nhãn hiệu.

Công ty CP Acecook Việt Nam (Vina Acecook) vừa gửi đơn lên TAND tỉnh Bình Dương, tố cáo Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, Hình”.

Theo đó, Vina Acecook cho rằng, Asia Foods đã sử dụng mẫu bao gói mì ăn liền mang nhãn hiệu “Mì Hảo Hạng” giống với nhãn hiệu “Mì Hảo Hảo” của mình.

Cụ thể, Vina Acecook là sở hữu chủ hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hảo Hảo” số 62360, được bảo hộ tổng thể chữ “Hảo Hảo, mì tôm chua cay” và hình tô mì với sợi mì, tôm và rau củ; bao gồm các màu sắc, các hình ảnh trên bao gói mì. Tuy nhiên, sản phẩm “ Mì Hảo Hạng, tôm chua cay” của Asia Foods lại có cách trình bày, minh họa và bao gói, tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay”.

  Mì tôm 'đại chiến' - Ảnh 1

Vina Acecook cho rằng, nhãn hiệu mì “Hảo Hạng” đã nhái mì “Hảo Hảo” của mình

Ngoài ra, Vina Acecook cũng yêu cầu Asia Foods phải đăng báo xin lỗi, cải chính công khai về hành vi vi phạm của mình và bồi thường thiệt hại 817,5 triệu đồng.

Ông Kafiwara Junichi, Tổng giám đốc Vina Acecook cho biết trên truyền thông, tháng 12/2014, công ty phát hiện trên thị trường bày bán loại mì ăn liền nhãn hiệu “Hảo Hạng, tôm chua cay” của Asia Foods có cách trình bày bao gói tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay”. Vina Acecook đã trình báo với Cục Sở hữu trí tuệ và cơ quan này cũng xác nhận hành vi của Asia Foods vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.

“Chúng tôi có gửi thư, yêu cầu phía Asia Foods chấm dứt hành vi này, nhưng họ không chấp nhận. Công ty buộc phải gửi đơn yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra, xử lý hành chính đối với họ. Tại biên bản làm việc ngày 11/3/2015, phía Asia Foods khẳng định mì Hảo Hạng không sao chép mẫu mã của mì Hảo Hảo nhưng Asia Foods cũng xác nhận đã ngừng sản xuất sản phẩm trên từ ngày 4/2/2015”, vị Giám đốc này cho hay.

Với lý do sản phẩm của Asia Foods đã ngừng lưu thông, Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương quyết định không tiến hành kiểm tra hành chính công ty này và đề nghị 2 bên nếu không thống nhất thì khởi kiện ở tòa án.

Vì vậy, Vina Acecook đã đưa đơn khởi kiện Asia Foods lên TAND tỉnh Bình Dương.

Điều 3, Nghị định106/2006/NĐ-CPHình thức xử phạt vi phạm sở hữu công nghiệp:

1. Hình thức xử phạt chính: đối với mỗi hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với trường hợp vô ý vi phạm; vi phạm nhỏ, lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

3. Phạt tiền: căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã quy định.

Đối với hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.

Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quy định.

Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý;

b) Tịch thu văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa, tẩy xóa;

c) Tịch thu giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

d) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

đ) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Thẻ giám định viên.

e) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm.

Văn Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.