ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nghịch lý đáng ngờ của K+
Wednesday, May 20, 2015 19:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


K+ không khỏi khiến người ta nghi ngờ khi thông báo lỗ nặng hàng nghìn tỷ đồng mà vẫn tiếp tục đầu tư 700 tỷ đồng mua bản quyền và độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh.

  Nghịch lý đáng ngờ của K+ - Ảnh 1

Mặc dù lỗ “nặng” nhưng K+ vẫn tiếp tục đầu tư “lớn”

Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh (VSTV) là công ty liên doanh giữa hai đơn vị là VTV và Canal+ (kinh doanh dịch vụ truyền hình số vệ tinh thương hiệu K+ ở Việt Nam). VSTV được thành lập vào tháng 5/2009 và chính thức cung cấp dịch vụ từ đầu năm 2010, với tổng vốn điều lệ gần 340 tỷ đồng, trong đó VTV góp 173 tỷ đồng (tương đương 51%) và Tập đoàn Canal+ của Pháp đầu tư 49% còn lại.

Theo Hiệp hội Truyền hình trả tiền Châu Á – Thái Bình Dương (CASBAA), đến hết năm 2013, VTVcab dẫn đầu thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam với 28%, tiếp đó là SCTV với 26%, đứng thứ 3 là MyTV (VNPT) có 16%, thứ 4 là K+ và HTV cùng có 9% thị phần, VTC 6% thị phần, còn lại là của các nhà khai thác khác.

Mặt khác, số liệu VTV báo cáo lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, sau 3 năm chính thức có mặt trên thị trường truyền hình trả tiền, K+ vẫn lỗ nặng, với tốc độ ước tính “mỗi ngày lỗ 1 tỉ đồng”, khoản lỗ của K+ chỉ tính đến 31/12/2012 đã là hơn 1.300 tỉ đồng.

Với con số 1.300 tỉ đồng lỗ vượt quá cả số vốn đầu tư thì thử hỏi VSTV đã huy động nguồn tiền từ đâu và đã được phép sử dụng chưa nếu không có sự phê duyệt của các cơ quan chức năng?

Chưa dừng lại ở đó, theo một số nguồn tin, K+ còn tiếp tục lỗ hàng trăm tỷ trong hai năm 2013, 2014. Như vậy sau 5 năm đi vào hoạt động, công ty đã liên tục lỗ.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Jacques Aymar de Roquefeuil, Phó tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+, từng khẳng định: “Tất cả những vấn đề liên quan đến tài chính vẫn đang trong kiểm soát của K+”, và kênh truyền hình này đang có tình hình kinh doanh “tốt nhất” so với các doanh nghiệp kinh doanh truyền hình trả tiền hiện nay tại Việt Nam.

Điều đáng ngờ ở chỗ, dù báo lỗ nặng như thế nhưng K+ lại tiếp tục “chi bạo” để mua bản quyền các giải đấu bóng đá lớn của quốc tế. Cụ thể, K+ đã hoàn tất việc nhận chuyển giao từ Canal+ gói bản quyền Ngoại hạng Anh ba mùa giải 2013 – 2016 trị giá 35 triệu USD. Bên cạnh đó, trong mùa giải 2013 – 2015, K+ còn có đầy đủ và trọn vẹn bản quyền các giải bóng đá hàng đầu châu Âu khác của Anh, Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha.

Trước đó, K+ cũng sở hữu bản quyền 150 trận đấu vòng loại và các trận đấu giao hữu quốc tế của World Cup 2014 khu vực châu Âu và Nam Mỹ, các trận đấu siêu kinh điển và chuyến du đấu vòng quanh thế giới của đội Brazil, Argentina.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng đánh giá thị trường truyền hình trả tiền có tính cạnh tranh hấp dẫn, với tổng các khoản thu lên tới 10.000 tỷ đồng/năm. Riêng tiền thuê bao đạt tới 150 triệu USD, nên lỗ là chuyện lạ.

Mặt khác, một bình luận viên thể thao có tiếng, Nhà báo Vũ Quang Huy từng nhận định về sự độc quyền của K+: “Chuyện này tôi nghĩ là tính toán riêng của từng đài thôi nhưng tôi nghĩ nó sẽ không thành công. Rất có thể những đài nào vẫn có tham vọng độc quyền, làm trái ý của người hâm mộ, đi trái với lòng dân thì có thể nó sẽ là một Vinashin của truyền hình. Cái chuyện này rất có thể sẽ xảy ra”.

Kiều Hương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.