ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xung quanh việc bất ngờ tăng giá xăng kỷ lục
Wednesday, May 6, 2015 21:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau hai ngay chờ đợi, Liên bộ Công thương – Tài chính đã đưa ra quyết định cuối cùng chỉ tăng duy nhất giá xăng với mức tăng 1.950 đồng từ ngày 5/5.

Theo đó, mức giá mới của xăng A92 là 19.230 đồng/lít. Đồng thời Liên bộ tăng mức sử dụng quỹ bình ổn đối với xăng 1.437 đồng/lít, Diezen là 322 đồng/lít, Mazut 303 đồng/lít. Kể từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ hai giá xăng tăng. Trước đó, lần đầu tiên, ngày 11/3, giá xăng tăng 1.600 đồng/lít. Ngay sau khi thông tin giá xăng tăng một cách “sốc” như vậy nhiều người tỏ ra lo ngại bởi ngay sau đó là hàng loạt các dịch vụ ăn theo sẽ “bùng nổ” giá…

  Xung quanh việc bất ngờ tăng giá xăng kỷ lục - Ảnh 1

Nhân viên điều chỉnh giá xăng dầu.

Giảm nhỏ giọt, tăng giá… “sốc”

Theo công bố của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), giá bán mới áp dụng từ 21h ngày 5/5, trong đó xăng các loại tăng 1.950-1.990 đồng một lít, dầu hoả giảm nhẹ còn các loại dầu khác không đổi. Mức tăng giá xăng lần này mạnh nhất kể từ tháng 3/2011 trở lại đây. Tính cả lần điều chỉnh gần nhất vào 11/3, giá xăng đã tăng tổng cộng gần 3.600 đồng và vượt mốc 19.000 đồng sau nhiều tháng người tiêu dùng được hưởng mức giá 15.000-17.000 đồng một lít. Với mức tăng gần 2.000 dồng, giá xăng RON 92 vượt 19.000 đồng một lít. Thậm chí ở khu vực xa trung tâm, cảng biển, xăng RON 95 còn lên trên 20.000 đồng.

Quyết định điều chỉnh được lý giải do giá xăng thành phẩm trên thị trường thế giới tăng cao trong chu kỳ tính giá kể từ 20/4 đến hết ngày 4/5. Cũng trong tối 5/5, Liên bộ Công Thương – Tài chính có văn bản cho biết giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng cao trong 15 ngày qua, và ngày 4/5 xăng RON 92 lên mức 80,89 USD một thùng. Vì vậy, giá cơ sở xăng dầu trong nước chênh lệch đáng kể so với giá bán, trong đó xăng RON 92 có giá cơ sở lên tới 20.673 đồng một lít, cao hơn 3.387 đồng so với giá bán lẻ và tăng 13% so với kỳ trước.

Vì vậy, sau khi giữ nguyên thuế nhập khẩu xăng và giảm gần một nửa thuế nhập khẩu các loại dầu, liên bộ cho phép doanh nghiệp tăng sử dụng quỹ bình ổn để bù lỗ. Với mỗi lít xăng khoáng, doanh nghiệp được sử dụng 1.437 đồng, thay vì mức xăng từ 991 đồng; còn xăng sinh học E5 được trích 1.272 đồng thay vì 991 đồng như hiện nay. Đồng thời, liên bộ cũng nâng mức giá bán tối đa mà doanh nghiệp có thể áp dụng đối với xăng RON 92 lên 19.236 đồng, xăng E5 lên 18.906 đồng mỗi lít.

Theo chu kỳ 15 ngày tại Nghị định 83, lẽ ra việc điều chỉnh giá bán xăng dầu rơi vào ngày 28/4, song do trùng với kỳ nghỉ lễ nên cơ quan điều hành quyết định lùi lại. Trước đó, ngày 4/5, Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu dầu diezel từ 20% xuống còn 12% trong khi xăng RON 92 và 95 giữ nguyên mức 20%. Với quyết định này, các chuyên gia đã dự báo giá xăng khó giữ nguyên.

Bắt đầu từ đầu tháng này, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được áp dụng tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, dầu diesel từ 500 đồng lên 1.500 đồng. Cơ quan điều hành hiện chưa công bố chi tiết cơ cấu tính giá xăng dầu, nhưng trước đó cam kết việc tăng thuế môi trường không ảnh hưởng tới giá bán lẻ vì thuế nhập khẩu với các mặt hàng này đã giảm từ 35% xuống 20% hôm 14/4 và giảm tiếp xuống còn 12% với dầu diezel. Trước lần tăng giá này, giá xăng, dầu đã có 4 lần điều chỉnh, trong đó 3 lần giảm và một lần tăng vào 11/3 với mức 1.600 đồng.

Trăm dâu đổ đầu… người dân

Trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề giá xăng tăng sốc trong ngày 5/5 vừa qua, chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận, khi thuế nhập khẩu xăng dầu giảm thì doanh nghiệp đầu mối được lợi nhiều hơn người tiêu dùng. Còn khi thuế BVMT tăng lên thì chắc chắn người tiêu dùng “lãnh đủ” vì tất cả được tính vào giá bán lẻ. Bà nói: “Quyết định đã ban hành. Nhưng buồn, tiếc là ở Việt Nam, hội bảo vệ người tiêu dùng không thể hiện được vai trò, không có lấy một tiếng nói, không được tham vấn về một chuyện liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng!”.

Cũng theo bà Lan, ngay từ thời điểm giá xăng dầu xuống, bà đã đề xuất Nhà nước không nên tăng giá các mặt hàng để tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phát triển kinh doanh; từ đó có thể đóng thuế nhiều hơn, giúp kinh tế phục hồi, tăng trưởng.

Vậy nhưng, đến nay thì Nhà nước lại cùng lúc tăng giá điện rồi tăng thuế BVMT để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của doanh nghiệp độc quyền cũng như bảo đảm nguồn thu cho ngân sách. Việc này chắc chắn sẽ làm khó doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đang hào hứng muốn tái đầu tư có thể vì tình hình này sẽ co cụm lại. “Tiếc là lẽ ra đã tạo được động lực để doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh hội nhập, nhưng cứ như thế này thì Việt Nam có thể một lần nữa lỡ thời cơ hoặc lại chìm sâu trong khoảng cách với các nước trong khu vực”, bà Lan bày tỏ.

Còn chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, trong bối cảnh sức mua của người dân vẫn thấp như hiện nay, sản xuất còn khó khăn thì những chính sách điều hành dạng này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và doanh nghiệp. Do vậy, không nên vì mục tiêu trước mắt là bù đắp ngân sách mà quên đi lợi ích lâu dài. Bởi nguyên tắc là muốn có nguồn thu thì phải tạo nguồn thu, khoan sức dân.

Ông Long cũng cho rằng, tuy quyết định tăng giá điện, tăng thuế BVMT đã được thông qua nhưng vẫn cần cảnh báo để tránh các chính sách tương tự trong thời gian tới. “Đừng vì CPI giảm mấy tháng qua mà tăng giá, tăng thuế các mặt hàng thiết yếu. Lạm phát ở Việt Nam luôn là con ngựa bất kham!”, ông Long nói.

Trước đó, đầu tháng 3, khi thay mặt Chính phủ trình Quốc hội về phương án tăng thuế bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã quả quyết: “Việc tăng thuế bảo vệ môi trường không ảnh hưởng nhiều đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước”.

Thậm chí, Bộ trưởng còn cho rằng, người dân vẫn được hưởng lợi khi giá xăng dầu thế giới giảm vì việc tăng thuế này chỉ nhằm bù đắp một phần giảm thu ngân sách ( giảm 28.200 tỷ đồng) do cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế. Kể cả khi tăng thuế, giá trong nước vẫn thấp hơn giá xăng dầu ở Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, tiếp tục tái khẳng đinh “không làm thay đổi giá” tại cuộc họp báo cuối tháng 4 của Bộ Tài chính về vấn đề này. Trong khi đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu sau 3 tháng sử dụng giờ rất cạn kiệt. Nếu Bộ Tài chính yêu cầu trích Quỹ “âm” tới 3.000 đồng/lít cho xăng, thì nghĩa là, các doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi vay ngân hàng và ai sẽ là người trả khoản lãi này thì chưa rõ?

Ngay sau khi thông tin giá xăng lần này tăng sốc tiếp xúc với chúng tôi anh Nguyễn Mạnh Toàn (Cầu giấy, Hà Nội) chia sẻ: Người dân lao động đâu thể hiểu nổi cách lý giải vì sao lại tăng giá xăng của cơ quan chức năng, chỉ có thể biết là nếu tăng giá xăng thì người dân lao động chính là người chịu thiệt thòi trước tiên, xăng dầu thế giơi giảm không kịp mừng thì lại tự tăng các loại phí này phí nọ , móc túi của người tiêu dùng, dân lao động thì phải đổ từng lít xăng để chạy xe máy lo cái ăn cái mặc hàng ngày, bây giờ giá xăng tăng theo chỉ đạo, nếu không đổ xăng thì sao lo cái ăn cái mặc hàng ngày cho gia đình đây?

“Điệp khúc xăng tăng giá rồi cái gì cũng tăng giá theo từ cước vận tải cho đến thực phẩm và người dân là người chịu thiệt nhất nên họ phản đối lại việc tăng giá hoàn toàn đúng tâm lý. Tất cả những bất ổn đó đều đổ lên đầu người dân”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho hay.

Còn ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết: Doanh nghiệp vận tải vẫn đang trong tình trạng khó khăn, việc giá xăng dầu tăng liên tục như một đòn giáng mạnh vài họ. Trong các đợt tăng giá xăng vừa rồi chỉ có một vài hãng taxi xin tăng giá, còn các tuyến cố định họ chưa đề xuất tăng giá vì sự biến động của thị trường xăng dầu chưa ổn định nên chưa muốn tăng.

Việc tăng giá cước vận tải, ông Liên cho biết các doanh nghiệp sẽ cân nhắc thật kỹ để không tăng thêm cú sốc cho khách hàng. Thị trường xăng dầu vốn “nhạy cảm” nên các doanh nghiệp cũng tính rất kỹ các phương án đưa ra để trong trường hợp xăng dầu giảm giá cũng không ảnh hưởng đến giá cước. Với mức tăng giá xăng như vừa qua thì có lẽ thị trường cũng chuẩn bị đón nhận những đợt tăng giá hàng hóa mới đặc biệt là thịt cá, thực phẩm tại các chợ lẻ vốn vô cùng “nhanh nhạy” với việc tăng giá xăng.

Ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhiều lần nhấn mạnh: “Quỹ bình ổn xăng dầu như “van giảm sốc” khi giá xăng thế giới tăng”. Tuy nhiên, việc lạm dụng quỹ bình ổn giá đã bộc lộ hạn chế bởi giá xăng đã tăng mạnh sau thời gian dài kìm hãm. Một chuyên gia kinh tế cho biết: “Kìm hãm quá lâu, giá xăng sẽ tăng mạnh, khiến người dân sốc. Quỹ bình ổn giá đã làm việc điều hành đi ngược lại nguyên tắc thị trường”.

Trong khi đó, theo phản ánh của doanh nghiệp xăng dầu thì nguồn quỹ này ngày càng “teo tóp” do việc xả quỹ được thực hiện liên tục, trong thời gian dài và mức chi sử dụng luôn lớn hơn mức trích lập.

Hân Nguyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.