Viêm da tiết bã là một rối loạn da phổ biến chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra vảy, ngứa, da đỏ và gàu. Đối với trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã của da đầu được biết đến như cradle cap. Viêm da tiết bã cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, ngực, lưng và các khu vực có dầu khác của cơ thể.
Viêm da tiết bã không có hại, nhưng nó có thể khó chịu và khó coi. Có thể điều trị viêm da tiết bã bằng cách công nhận các dấu hiệu và triệu chứng của nó và bằng cách sử dụng một sự kết hợp của các bước tự chăm sóc và thuốc không cần toa.
Các triệu chứng
Phổ biến các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiết bã bao gồm:
Loang lổ rộng hoặc lớp vỏ dày trên da đầu.
Vảy màu vàng hoặc màu trắng có thể gắn vào các sợi tóc.
Màu đỏ, da nhờn với quy mô không ổn định màu trắng hoặc vàng.
Ngứa hoặc đau nhức.
Viêm da tiết bã chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, nhưng nó có thể xảy ra giữa các nếp gấp của da và trên da nhiều tuyến dầu. Nó có thể xảy ra trong và giữa lông mày, ở hai bên mũi và phía sau tai, trên xương ức, ở vùng háng, và đôi khi ở nách. Có thể trải nghiệm thời kỳ khi các dấu hiệu và triệu chứng cải thiện xen kẽ với thời gian khi xấu đi.
Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã của da đầu được biết đến như cradle cap. Các bản vá lỗi có thể bị dày, màu vàng, cộc cằn hay nhờn. Trong hầu hết trường hợp, điều kiện là không ngứa cho trẻ sơ sinh như nó là dành cho các em lớn hơn hoặc người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm da tiết bã nhờn là bệnh xảy ra từ từ, không diễn biến đột ngột. Thông thường bệnh nhân không ngứa, nhưng cũng có một số người bị ngứa ngáy, khó chịu mức độ nhẹ hoặc vừa. Khi nóng, ra mồ hôi ngứa có thể tăng lên.
Những vùng da bị bệnh có màu đỏ cam, trên phủ vảy xám trắng khô hoặc mỡ nhờn, đôi khi thấy các sẩn vảy da có bờ rõ, thường thấy ở ngực, lưng. Vùng ngực lưng cũng có thể biểu hiện các đám tổn thương hình đồng xu, hình nhẫn, đa cung làm người bệnh nghĩ rằng họ mắc bệnh nấm da. Kẽ tai cũng có dát đỏ, vết nứt, trong ống tai cũng có thương tổn đỏ, vẩy da làm dễ nhầm với bệnh nấm ống tai. Các vùng có lông như ở đầu, lông mày, lông mi, râu hay thấy vảy da dính màu trắng. Ở mặt có các thương tổn hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày, da màu đỏ, có vảy da. Các nếp gấp lớn của da như nách, bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú, rốn thường có ranh giới rõ, màu đỏ sẫm, da chợt, nứt kẽ và có thể tiết dịch khi bệnh nặng, bị cọ xát nhiều.
Viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý hay gặp, có những tiến triển dai dẳng, hay tái phát làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng sống của người bệnh do màu sắc da tổn thương, vảy da bong liên tục, trên đầu có thể gây rụng tóc. Mùa hạ nóng bệnh nhẹ, nặng vào mùa thu đông. Trẻ mới sinh, có thể mắc bệnh lan tỏa, triệu chứng toàn thân rất nặng, có tiêu chảy, da toàn thân đỏ và có thể đe dọa tính mạng trẻ, gọi là đỏ da toàn thân Leiner.
Bệnh viêm da dầu dễ chẩn đoán, nhưng một số trường hợp có thể nhầm với bệnh vảy nến hoặc là khởi đầu của vảy nến. Bệnh cũng có thể nhầm với nấm nông da, nấm candida kẽ, lupus đỏ bán cấp và một số bệnh da khác. Một điều đáng quan tâm là người bệnh thấy da bị đỏ, bong vảy da nhiều và chữa lâu khỏi nên cứ cho rằng mắc nấm nông ngoài da, họ cứ đi chữa chạy khắp mọi nơi, hậu quả là bôi quá nhiều loại thuốc và bệnh trở nên khó chữa. Các thuốc có corticoid được sử dụng rất nhiều và có hiệu quả trong điều trị, hiện nay có nhiều kem bôi corticoid phối hợp với thuốc chống nấm như clotrimazon và kháng sinh dùng rất tốt cho bệnh này. Tuy nhiên, các thuốc bôi corticoid không dùng dài ngày, thường chỉ khoảng 7-10 ngày cho một đợt điều trị vì thuốc gây teo da, mọc lông, giãn mạch…
Phương pháp điều trị bệnh
Trên đầu dùng các dầu gội chống nấm như selenium sulfide, zinc pyrithione, ketoconazol shampoo 2% gội 2-3 lần/tuần, có thể dùng duy trì lâu dài. Trường hợp nặng, có thể bôi dung dịch, lotion hoặc gel corticoid nhẹ trong 1-2 tuần.
Mặt và thân mình dùng thuốc bôi, dầu gội ketoconazol hàng ngày, corticoid dạng kem hay lotion bôi trong 1-2 tuần, sao đó bôi kem pimecrolimus 1%. Các kem dưỡng ẩm cần bôi nhiều lần trong ngày và bôi duy trì, đặc biệt vào mùa thu đông.
Viêm da dầu ở các nếp gấp có thể sử dụng các dung dịch màu như Milian, Castellani bôi. Kem ketoconazol 2% bôi hàng ngày. Các kem pimecrolimus 1% và tacrolimus cũng có hiệu quả điều trị.
Thuốc điều trị toàn thân có thể dùng itraconazol 200mg, uống ngày 2 viên trong 2 tuần. Cần xem xét về thể trạng của người bệnh, dinh dưỡng và cho các vitamin nhóm B, vitamin B3, B6, vitamin H, uống kẽm.
Điều trị duy trì rất cần thiết để tránh tái phát và hạn chế bệnh nặng lên. Bôi kem dưỡng ẩm, ketoconazol 2% kem bôi và shampoo dùng duy trì. Có thể bôi mỡ bong vảy da salicylic 2%. Khi bệnh nặng lên, có thể bôi kem hydrocortison 1-2,5% trong 1 tuần. Mỡ bôi pimecrolimus 1% hoặc tacrolimus 0,03% vừa có hiệu quả vừa an toàn và dùng lâu dài.
Điều trị theo cách dân gian
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà bài thuốc đi sâu vào căn nguyên để chữa trị.Bài thuốc gồm hai dạng bôi ngoài và uống trong:
Thuốc bôi ngoài: Chiết xuất từ cây sơn,nghệ và tinh chất ô liên rô,trầu không.Có tác dụng tiêu viêm,tiêu sừng,liền sẹo,giảm lượng tiết dầu,thông thoáng lỗ chân lông.Giúp da mặt và da đầu trở nên thông thoáng nhuận sắc khí.Làm biến mất hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.
Thuốc uống trong(dạng cao viên):Việc điều trị bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị,thành phần gồm:tang bạch bì,kim ngân hoa…Giúp giải độc tiêu viêm,tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận.Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài.
Hân Hân (TH)
Filed under: Bệnh hệ vỏ bọc Tagged: viêm da tiết bã
2015-06-07 19:00:14
Nguồn: https://khoahocvadoisong.wordpress.com/2015/06/08/2-phuong-phap-chua-dut-benh-viem-da-tiet-ba/