ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những độ dốc trong nhà phố
Saturday, June 6, 2015 6:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một số bạn đọc nêu lên những bất tiện như thường bị thấm dột; ra vào tầng hầm phải… cúi đầu; bước lên các bậc thang lầu cảm thấy mau mệt và nặng nề; tắm mới 5 phút mà dưới chân đã ngập nước…

Một nguyên nhân của những bất tiện đó là do căn nhà không có một độ dốc hợp lý. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu, công ty Tỷ Lệ Vàng tư vấn về yếu tố này qua những con số của độ dốc.

1/ Ðộ dốc mái

Tùy theo lợp tôn, ngói mà mái nhà có độ dốc thích hợp. Với mái tôn, dộ dốc tối thiểu là 10% (tỷ lệ độ cao trên chiều dài là 1/10) và 30% đối với mái lợp ngói. Thiết kế mái ngói, độ dốc của viên ngói sẽ thấp hơn độ dốc mái. Nếu thiết kế thấp hơn độ dốc tối thiểu, nước mưa có thể len vào nhà qua những chỗ ghép ngói và gây dột.

2/ Ðộ dốc xuống tầng hầm

Tùy thuộc vào chiều dài của con dốc để đưa ra độ dốc này bao nhiêu và độ dốc này tối đa là 20% để khỏi phải đi xuống quá gắt. Nếu nhà có chiều sâu dành cho tầng hầm thì thiết kế dốc thoai thoải xuống sẽ nhẹ nhàng hơn. Áp dụng cho nhà phố, biệt thự thì độ cao thông thủy (từ điểm sàn đến trần hay đà) tối thiểu là 2,2m.

3/ Ðộ dốc sàn mái bê tông, sàn vệ sinh…

Việc thoát nước cho mái bằng, sàn quan trọng, độ dốc tối thiểu là 0,5% (5mm/1.000mm). Tuy nhiên, độ dốc này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa thế và còn ảnh hưởng đến thao tác thi công của người thợ. Nếu diện tích bề mặt sân, sàn quá lớn, phải tách ra làm nhiều hướng thoát nước để nước rút nhanh. Hoặc loại sàn bê tông có âm hay không, nếu không ta phải chú ý đến cốt sàn của phòng và tính toán một khoảng cao an toàn trong trường hợp nước bị ứ đọng, không thoát kịp.

Ðối với nhà vệ sinh, vì diện tích nhỏ và để nuớc thoát nhanh, nên tạo dốc 1-2%; đồng thời, miệng thu nước đặt thấp hơn sàn (tại vị trí đó) khoảng 10 mm.

4/ Ðộ dốc cầu thang

Theo nguyên tắc: 2h + m = 65cm. h là độ cao bậc thang, m là chiều rộng mặt bậc. 65cm là một bước chân thoải mái của người bình thường. Thực tế, độ cao bậc thang thường từ 16-18cm và mặt bậc là 25-30cm là chấp nhận được. Ðộ cao bậc cao hơn 18cm sẽ làm người đi mau bị mỏi chân.

Theo SGTT

Yêu cầu đối với độ dốc mái tôn

Filed under: Khoa học Giáo dục Tagged: độ dốc mái tôn, độ dốc trong nhà

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.