Khoa học và vũ trụ “Sẽ ra sao nếu?” là một câu hỏi luôn được dành để hỏi bản thân mình. Dưới đây là đoạn video Youtube và một số ảnh chụp màn hình về cách các thiên hà sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm và nếu chúng có thể tận mắt ngắm nhìn chỉ bằng đôi mắt bình thường này thì còn gì tuyệt vời hơn.
Thiên hà Xoáy Nước nối liền thiên hà NGC5195. (Screenshot/YouTube)
Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đã hỏi cùng một câu hỏi và tạo ra hàng loạt các bức ảnh tuyệt vời. Nó cho thấy bầu trời sẽ trông như thế nào nếu các thiên hà đủ gần để có thể thấy bằng mắt thường.
“Video thật đẹp… thật hoàn hảo“, người dùng YouTube Alexander Ivanov viết. “Nhưng một điều tốt đẹp nữa là các lỗ đen cách xa chúng ta“.
Nếu các thiên hà đủ gần để có thể nhìn thấy, nó sẽ:
Thiên hà Tiên Nữ
Thiên hà Tiên Nữ (M31) là thiên hà lớn gần hệ Ngân Hà nhất, và là một trong số ít những thiên hà có thể được nhìn thấy từ Trái đất mà không cần sự trợ giúp của các thiết bị. Trong vòng khoảng 4,5 tỷ năm tới, thiên hà Tiên Nữ và hệ Ngân Hà dự kiến sẽ va chạm nhau, và kết quả sẽ là một thiên hà hình elip khổng lồ. Thiên hà Tiên Nữ được 14 thiên hà lùn hộ tống, bao gồm M32, M110, và có thể cả M33 (Thiên hà Tam Giác), tờ Space Facts viết.
Thiên hà Tiên Nữ
Tinh vân Chiếc Nhẫn
Ngoại trừ các vành đai sao Thổ, tinh vân Chiếc Nhẫn (M57) có lẽ là thiên hà nổi tiếng nhất. Sở dĩ nó có hình dáng cổ điển như thế này là do hướng nhìn của chúng ta từ Trái Đất. Gần đây, việc lập bản đồ của cấu trúc 3-D phồng ra của tinh vân Chiếc Nhẫn, dựa trên hình ảnh phóng đại rõ ràng từ Kính viễn vọng Hubble, đã cho thấy tinh vân Chiếc Nhẫn có liên kết tương đối dày đặc, giống như một cái bánh donut được một đám mây khí phát sáng có dạng hình cầu bao quanh, NASA cho biết.
Tinh vân Chiếc Nhẫn
Tinh vân Con Cua
Khi một ngôi sao chết một cách dữ dội, nó bùng cháy và phóng những phần bên trong ra bầu trời, tạo ra một làn sóng lan tỏa khí và bụi còn được gọi là tinh vân siêu tân tinh. Có thể nói những tàn dư của siêu tân tinh M1 là nổi tiếng nhất, nó còn được gọi là tinh vân Con Cua, những vết đốm có thể nhìn thấy được qua ống nhòm thấp, Space.com cho biết.
Tinh vân Con Cua
Cụm sao cầu Vũ Tiên
Cụm sao cầu lớn trong chòm sao Vũ Tiên (Hercules) còn được gọi là Messier 13, hay M13 là một cụm sao cầu nửa phía Bắc của bầu trời. Nó được tìm thấy trong một mô hình sao gọi là Keystone, một hình vuông đặt lệch trong chòm sao Vũ Tiên (Hercules), giữa hai ngôi sao sáng nhất của miền Bắc vào mùa xuân và mùa hè là sao Vega và Arcturus, Tờ Earth Sky viết.
Cụm sao cầu Vũ tiên.
Siêu tân tinh
Một số ngôi sao cư xử như thể tốt hơn hết là bùng cháy rồi dần vụt tắt. Những ngôi sao này kết thúc quá trình phát triển của mình trong các vụ nổ sao khổng lồ được gọi là siêu tân tinh. Khi các siêu tân tinh nổ tung, chúng phóng vật chất ra không gian với vận tốc 9.000 đến 25.000 dặm (15.000 đến 40.000km) mỗi giây. Những vụ nổ này tạo ra nhiều vật chất trong vũ trụ, gồm cả một số nguyên tố như sắt, thứ tạo nên hành tinh chúng ta và cả chúng ta nữa, tờ Địa lý Quốc gia (National Geographic) cho biết.
Siêu tân tinh.
Thiên hà Xoáy Nước
Thiên hà xoáy nước là một thiên hà xoắn ốc cổ điển. Hiện cách chúng ta chỉ có 30 triệu năm ánh sáng và đường kính đĩa thiên hà khoảng 60 nghìn năm ánh sáng. M51 còn được gọi là NGC 5194, là một trong những thiên hà sáng và đẹp nhất trên bầu trời. Hình ảnh này là một sự kết hợp kỹ thuật số của hình ảnh từ kính thiên văn 0,9m đặt tại Đài quan sát quốc gia Kitt Peak và một hình ảnh không gian từ Kính viễn vọng không gian Hubbe, nó làm nổi bật các chi tiết bình thường đủ đỏ để có thể nhìn thấy, NASA viết.
Thiên hà Xoáy Nước.
Cụm sao Tua Rua (cụm sao phân tán M45)
Cụm sao Tua Rua, còn được gọi là Bảy chị em và Messier45, là một đối tượng dễ thấy trong bầu trời đêm do có một vị trí nổi bật trong thần thoại cổ xưa. Cụm sao chứa hàng trăm ngôi sao, trong đó chỉ có một số ít là có thể nhìn bằng mắt thường. Các ngôi sao trong chòm sao Tua Rua được cho là đã hình thành cùng lúc cách đây khoảng 100 triệu năm trước, làm chúng bằng 1/50 độ tuổi của Mặt Trời, và chúng cách chúng ta khoảng 130 parsec (425 năm ánh sáng), trang Naic.edu viết.
Hố đen
Đừng để cái tên đánh lừa bạn: Một hố đen là bất cứ thứ gì chỉ trừ không gian trống rỗng. Thay vào đó, nó là một lượng lớn vật chất được nén vào một khu vực rất nhỏ, hãy nghĩ về một ngôi sao lớn gấp 10 lần Mặt trời được nén vào một quả cầu có đường kính có đường kích khoảng bằng thành phố New York. Kết quả là nó tạo ra một trường hấp dẫn mạnh đến nỗi không có gì, thậm chí cả ánh sáng, có thể thoát ra, NASA cho biết.
Hố đen
Đây sẽ là điểm tham quan thực sự tuyệt vời, nếu bầu trời của chúng ta trông như thế này, chắc sẽ nhiều người đi cắm trại lắm đây.
Theo Tinhhoa.net
Thanh Phong, dịch từ Vision Times