Xiaomi nuôi tham vọng toàn cầu hóa
Là nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Trung Quốc, Xiaomi tỏ rõ tham vọng của mình khi đang có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh sang thị trường Mỹ.
Tính đến hiện tại, hãng điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi đã tạo được tên tuổi cho mình, với các sản phẩm tốt đi cùng mức giá phải chăng. Một câu hỏi được đặt ra: điều gì đã khiến Xiaomi có thể cạnh tranh với các thương hiệu hàng đầu thế giới? Xiaomi – startup công nghệ tai zalo ve may có giá trị nhất hành tinh, đang bắt đầu công cuộc tấn công sang các thị trường tiềm năng khác. Công ty chính thức mở cửa gian hàng online tại Mỹ và các quốc gia châu Âu vào ngày 1/6 vừa qua. Động thái này là một phần trong nỗ lực xây dựng thương hiệu tại các thị trường hấp dẫn.
Không vội vàng, Xiaomi đang tiến hành kế hoạch một cách thận trọng. Smartphone chưa xuất hiện trên cửa hàng trực tuyến, thay vào đó là các phụ kiện như vòng tay theo dõi sức khỏe và tai nghe. Cũng như điện thoại, giá của các sản phẩm này cực kỳ hấp dẫn. Một chiếc tai nghe cao cấp Mi Headphones chỉ có giá 80 USD, vòng thông minh Mi Band 15 USD.
Hãng điện tử Trung Quốc rất có thể đã bán thiết bị của mình ngang hoặc cao hơn chi phí sản xuất một chút, nhằm thu về mức lợi nhuận thấp nhất có thể. Hugo Barra – Phó chủ tịch của Xiaomi toàn cầu – cho biết chính chiến lược độc đáo này đã giúp hãng có được tai camera360 một lực lượng “fan hâm mộ trung thành” đông đảo. Xiaomi đã tiết kiệm khá nhiều chi phí nhờ dựa vào hệ thống kinh doanh trực tuyến, từ đó loại bỏ các cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối. Barra tự hào tuyên bố Xiaomi là nhà bán lẻ thương mại điện tử lớn thứ ba ở Trung Quốc.
Là một nhà cung ứng lớn, Xiaomi đã thương lượng một mức giá cạnh tranh cho các linh kiện. Chẳng hạn, Xiaomi hiện là khách hàng lớn thứ ba của Qualcomm, theo Barra. Tuy nhiên, cách làm này buộc công ty phải từ bỏ lợi nhuận ban đầu, đó là bí quyết. Vị phó chủ tịch của công ty Trung Quốc chia sẻ, trong thời gian đầu của dòng đời, smartphone hoàn toàn không tạo ra lợi nhuận. Khi sản phẩm thâm nhập thị trường, chi phí sản xuất bắt đầu rẻ hơn và lợi nhuận tăng.
Xiaomi sẽ cảm thấy lúng túng nếu nhận được quá nhiều tiền lãi. Khi đó, hãng sẽ giảm giá một hoặc hai lần ở cuối dòng đời thiết bị. “Chúng tôi hạ giá vì muốn duy trì sự tích cực”, ông nói.
Xiaomi tại Mỹ
Barra từ chối tiết lộ thông tin liệu họ có mang smartphone đến thị trường Mỹ hay không. “Chúng tôi không lên một kế hoạch cụ thể”, ông cho hay. “Mặc dù chưa chọn thời điểm để mang điện thoại thông minh của mình đến Mỹ, chúng tôi đang chạm từng ngón chân vào thị trường màu mỡ này”.
Thử thách lớn nhất của Xiaomi là phải xây dựng tên tuổi thương hiệu và tiếp thị tại Mỹ. Các cửa hàng bán lẻ được mở ra nhằm tạo nhận thức cho người tiêu dùng Mỹ, về một cái tên không mấy quen thuộc.
Ngoài ra, các mô hình trợ cấp giúp che khuất mức giá đúng của điện thoại, cũng là trở ngại không nhỏ đối với hãng công nghệ “chân ướt chân ráo” như Xiaomi. Ví dụ, mẫu Mi Note – điện thoại chủ lực của công ty Trung Quốc – có giá hơn 300 USD. Apple iPhone 6 giá khởi điểm 650 USD, nhưng nếu ký hợp đồng 2 năm với nhà mạng, con số này chỉ còn 200 USD. Các dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành tai wechat ve may là thứ bắt buộc phải có. Barra cho rằng để hoàn thành các yêu cầu trên, cần một khoảng thời gian nhiều năm: “Toàn bộ quá trình tốn khá nhiều thời gian. Tôi không thể sống ở Bangalore và San Francisco cùng một lúc, thế nên chúng tôi sẽ lần lượt tiến hành”.
Theo: zing.vn