ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phật tử Tây Tạng: Lòng dạ người Hán các ông đã ở trong địa ngục rồi
Tuesday, July 14, 2015 9:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Văn hóa thần truyền Câu chuyện đối thoại giữa một dân địa phương Tây Tạng và khách hành hương dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn hiểu hơn về niềm tin vào Thần Phật. Niềm tin ấy vốn là điều thiêng liêng mà chỉ những con người thành tâm hướng Phật mới thấu hiểu, “Chẳng tiền, chẳng bạc, chẳng giàu sang. Một lòng hướng Phật thênh thang giữa đời”.

Lão Uy: Tôi có thể trò chuyện với ông không?

Vượng Cát: Hì hì, tất nhiên là được rồi.

Lão Uy: Ông có vẻ rất vui thì phải.

Vượng Cát: Tất nhiên rồi, hi hi.

Lão Uy: Chúng ta làm quen một chút nhé, tôi  tên Lão Uy.

Vượng Cát: Tôi tên Vượng Cát.

Lão Uy: Lúc ông vừa mới bắt đầu dập đầu bái lạy Phật, tôi đã ngồi ở đây đếm, ông đã lạy đến 81 lần. Ông không cảm thấy mệt sao?

Vượng Cát: Không mệt, sinh mệnh của chúng tôi đều là do Phật ban cho. Đức Phật từ bi. Tôi không thấy mệt.

Lão Uy: Thời tiết này nóng như đổ lửa vậy, tôi đứng ở đây mới chỉ một chút, mà đầu bị phơi đến muốn nứt cả ra. Một người bạn đồng hành của tôi, mới chỉ đứng dưới nắng có 15 phút mà đã bị trúng nắng. Thế mà đồng bào dân tộc Tây Tạng các ông, dưới ánh nắng chói chang gay gắt thế này, mà từng đoàn từng đoàn người dập đầu bái lạy sát đất, lượng người đông đến thế, nhưng lại không có ai xảy ra vấn đề gì cả……

Vượng Cát: Này, người bạn đồng hành của ông hiện đang ở đâu vậy? Để tôi dẫn ông ấy đi tìm bác sĩ, tôi có quen một bác sĩ tốt nhất ở con phố Cây Hồi.

Lão Uy: Ông ấy đã uống Nhân Đan (một loại thuốc giải nhiệt) rồi, hiện đang nghỉ ngơi dưới bóng mát, cũng thuyên giảm nhiều rồi. Ông thật là tốt bụng, cái trán của ông, còn bàn tay này nữa, đầu gối này, bộ ngực này, đều chi chít vết thương cả, ông nên đi tìm bác sĩ đi, hoặc ít nhất cũng nên uống một chút thuốc, nếu không sẽ bị nhiễm trùng đấy.

Vượng Cát: Cám ơn ông. Người Tạng chúng tôi sẽ không bị nhiễm trùng đâu, bởi vì trong lòng chúng tôi có Phật. Phật có thể chữa được tất cả mọi bệnh tật; bệnh trong lồng ngực, Ngài cũng có thể chữa. Vùng Tây Tạng này là vùng đất của Phật, rất lớn rất lớn, cách trời rất gần. Không có bị truyền nhiễm.

Lão Uy: Ông là người ở đâu? Sống ở nơi nào vậy?

Vượng Cát: Nhà của tôi ở cõi Mây Trắng bên kia, cả họ nữa, những người bái lạy Phật này, đều có nhà là cõi Mây Trắng bên kia, Mây Trắng còn cao hơn cả Mặt trời, dù ông có cưỡi ngựa cũng không đuổi theo đến đó được đâu. Người Tạng chúng tôi sau khi chết đều sẽ đến cõi Mây Trắng bên kia, chim ưng sẽ đưa chúng tôi đi gặp Phật. Phật rất vĩ đại, rất nhiều hóa thân. Chim, gió, Mặt trời, băng tuyết hoặc núi đồi, sông Yarlung Zangbo, đều chính là Phật cả, tiếng hát cũng là Phật vậy.

tây tạng, Phật quốc, Phật gia, Bài chọn lọc,

Lão Uy: Con người cũng là Phật sao?

Vượng Cát: Con người cũng vậy, khi ông muốn giúp đỡ người khác, thì ông chính là Phật.

Lão Uy: Vậy còn chỗ khác biệt giữa người và một vị Phật giữa cõi người là như thế nào?

Vượng Cát: Con người rất nhiều lúc là không muốn giúp đỡ người khác, trái lại còn gạt người, phạm tội; còn những vị Phật giữa cõi người thì họ phổ độ chúng sinh. Các Ngài hết đời này đến đời khác luân hồi chuyển thế, mang theo tâm đại từ bi mà cứu rỗi người lầm lạc. Hiện nay, vùng Potala tạm thời không có Phật giữa cõi người nữa, nên chúng tôi đành phải đến chùa Đại Chiêu mà bái lạy.

Lão Uy: Tôi là lần đầu tiên đến Tây Tạng, cảm xúc rất sâu sắc, nơi này là vùng đất ánh Mặt trời rực sáng, dòng sông và bầu trời đều trong suốt tựa như tấm gương vậy. Con người ta đi trên đường, dù cho ngồi trên xe hay đi bộ, cũng đều giống như ở giữa một tấm gương thật rộng lớn. Lục phủ ngũ tạng của tôi đều được tịnh hóa một lượt, đường ruột đều thông suốt, đầu óc này có phần giống như không còn thuộc về bản thân mình nữa, mà là một phần của Tây Tạng vậy. Đi trên những con phố Lhasa, tôi cảm thấy con người Tây Tạng ai nấy đều rất thân thiện. Họ luôn gật đầu mỉm cười, vẫy tay chào hỏi du khách người Hán xa lạ, rồi còn dạy cho mọi người cách tụng kinh, chúc tụng những lời may mắn tốt đẹp. Vượng Cát, ông cũng thật là thiện lương.

Vượng Cát: Đã vào vùng đất của Phật rồi, đều là anh em cả.

Lão Uy: Nhìn bộ dạng ông có vẻ phong trần mệt mỏi, ông không phải là người Lhasa sao?

Vượng Cát: Tôi là vừa đi vừa bái lạy mà đến đây, mấy trăm dặm đường. Tôi là dân du mục, vừa bán một số cừu dê, trâu bò, lại dùng số tiền bán được đổi thành vàng, một năm đổi một chút. 5 năm có thể đổi được rất nhiều vàng. Lần này, tôi đem hết toàn bộ đến đây, dâng tặng cho chùa, để tu sửa tượng Phật sao cho thật to thật lớn. 5 năm sau nữa, tôi còn có thể đổi được nhiều vàng hơn, để mà dâng tặng cho Phật. 5 năm trước, tôi từng dâng tặng vàng rồi. Lần đó, vị Lạt-ma đã sờ nhẹ lên đầu tôi, tôi mừng đến khóc chảy nước mắt. Bà vợ của tôi, cưỡi ngựa bị thương ở chân, sau khi vị Lạt-ma sờ đầu tôi, chân của bà liền khỏi hẳn. Thật đúng là Thần Phật phù hộ.

Lão Uy: Nhà ông có mấy người vậy?

Vượng Cát: Nhà tôi có 5 người. Một bà vợ già, hai đứa con trai, một đứa con gái. Con gái đã gả chồng rồi. Hai đứa con trai còn lại, tôi đều cho vào chùa cả, phụng sự cho Phật. Chúng nó không biết chữ, không đủ tiêu chuẩn để vào chùa Đại Chiêu, nên đành lưu lại hai năm trong chùa ở vùng chúng tôi, sau đó sẽ vào chùa Tiểu Chiêu. Thật là hạnh phúc, chúng nó không gây chuyện rắc rối ở bên ngoài, mà một lòng hướng Phật, còn học văn hóa nữa, mỗi ngày đều học Tạng văn.

tây tạng, Phật quốc, Phật gia, Bài chọn lọc,

Lão Uy: Con trai của ông đều đi làm hòa thượng cả, trong nhà không lạnh lẽo sao?

Vượng Cát: Có thể được vào chùa, đây chính là tạo hóa của họ, cũng là duyên phận mà cả nhà chúng tôi hướng Phật mà tu nên mới được vậy. Người Tây Tạng chúng tôi, luôn đưa những đứa trẻ thông minh tà giỏi nhất trong nhà vào trong chùa cả.

Lão Uy: Con người đều phải già đi, sau này ông và vợ ông biết làm thế nào đây?

Vượng Cát: Thần Phật sẽ tự có sắp xếp.

Lão Uy: Nhà ông có giàu có không?

Vượng Cát: Ngoài cái ăn, cái dùng và chỗ ở, toàn bộ tài sản chúng tôi đều dâng lên Thần Phật cả. Tài sản dư dả rồi, con người sẽ sản sinh niệm đầu tham lam, rồi dùng nó vào những việc xấu ác.

Ông hãy xem bà lão ở dưới cây cột kia, răng đều không còn nữa, vậy mà vẫn vừa cười vừa ăn bột mì Thanh Khoa. Bà ấy còn khổ hơn tôi đấy, nhưng bà ấy lại sống rất vui vẻ; vì bà ấy ngoài Phật ra, thì không còn những thứ dư thừa nào khác nữa.

Người Hán các ông có thể không lí giải được vì sao bà ấy lại rất vui? Vừa bẩn thỉu, lại không có chỗ nương thân, ăn uống đều rất khó khăn, vậy thì còn vui vẻ cái gì. Nếu không tin, ông hãy qua hỏi bà ấy, ông giơ tay xin bột mì của bà, bà sẽ lập tức đưa cho ông ngay. Bởi ông đã giúp đỡ bà ấy, cho bà ấy cơ hội tích đức hành thiện, như vậy bà ấy sẽ gần với Phật, thành Phật mau chóng hơn. Bà cũng sẽ không cần tiền của ông, nếu như ông vứt xuống đường, bà ấy cũng chẳng thèm nhìn lấy một cái… Bà ấy đang cười đấy, bà biết chúng ta đang nói đến bà. Bà rất nổi tiếng ở vùng này, từng chụp hình với rất nhiều du khách nước ngoài.

Lão Uy: Mắt của bà ấy rất có Thần, bà nghèo đến nỗi không khác gì ăn mày vậy, vậy mà lại cười hiền lành phúc hậu đến thế. Tôi bình thường không dám nhìn bà. Lúc nãy, tôi đã dạo một vòng quanh chùa Đại Chiêu mà không theo cùng nhóm du khách khác, nên đã rẽ sang hướng khác. Chùa này giống như mê cung vậy, tôi không hay không biết nên đi theo bậc thang đất quanh co lên đến đỉnh, không phải là đỉnh của chánh điện, mà là sát góc Tây Bắc, một bên sau miếu.

Chỗ đó không huy hoàng lộng lẫy và nhiều du khách chụp ảnh lưu niệm, ngay đến cả một vị Lạt-ma cũng không có. Chung quanh chỉ có một gian nhà nhỏ. Tôi đã đứng ở đó đúng 15 phút, không hề nghe thấy tiếng động gì cả. Gió mỗi lúc một lớn, tôi vừa định xoay đầu đi xuống, lại nhìn thấy trong căn nhà nhỏ có một ánh mắt sáng đang nhìn tôi. Tôi đã trông thấy rõ một ông cụ từ nơi tối tăm trong căn nhà nhỏ, đang xếp bằng trên tấm bồ đoàn, chiếc bàn nhỏ trước mặt để mấy quyển kinh. Mái tóc bạc của ông đã nói cho tôi biết, ông ấy ít nhất đã hơn 80 tuổi rồi.

tây tạng, Phật quốc, Phật gia, Bài chọn lọc,

Tôi đoán rằng ông cụ này đã dùng cả đời mình để chép Kinh văn. Điều khiến tôi cảm động hơn cả vẫn là đôi mắt, giống như nước dưới ánh Mặt trời vậy, trong chốc lát đã xuyên thấu vào trong trái tim tôi. Ông hợp chưởng nói với tôi rằng: “Bkra shis bde legs.!” (Như ý cát tường !). Tôi cũng đáp lại một câu: “Bkra shis bde legs!”. Ông gật gật đầu, cười giống như một đứa trẻ vậy. Không phải, còn thuần khiết hơn cả những đứa trẻ người Hán chúng tôi. Ông ấy là đứa trẻ trên cõi trời vậy. Và cụ bà kia cũng là đứa bé trên cõi trời. Tôi đã trở về ngôi nhà thật sự của chính mình. Tôi có nhầm lẫn gì không? Tôi là một người Hán đã chìm sâu trong cõi ô trọc, lại cảm thấy ông lão chép kinh đó là cha của của mình? Thật vậy đó, tất cả những điều này giống như một giấc mơ nhưng lại rất đỗi quen thuộc.

Vượng Cát: Những lời ông nói tôi nghe không hiểu cho lắm, nhưng ánh mắt của ông đã nói cho tôi biết rằng ông có Phật duyên. Thật ra, rất nhiều người Hán, còn có rất nhiều người nước ngoài, đều tin vào Phật của chúng tôi, nhưng không ít người quá xem trong tài sản và những chuyện thế tục. Họ trước hết là nghĩ đến bản thân mình, sau đó mới để tâm đến Phật, hoặc chỉ vào những lúc bản thân gặp phải những khó khăn phiền phức, mới nghĩ đến Phật. Điều này sẽ không khiến họ được đắc cứu đâu.

Tôi cũng làm chưa được tốt, vẫn còn làm chuyện của thế tục. Tuy nhiên, Thần Phật phù hộ, tôi và vợ đều rất tốt. Nếu như có một ngày, bà ấy vào Thiên Quốc trước tôi, tôi sẽ phá bỏ nhà cửa, phóng sinh bò cừu, vào trong hang động mà tu hành. Có không ít người đi vào trong hang động ngồi đối diện với vách tường. Tôi nghe con trai kể lại, ở Nepal, còn có người tây phương xuống tóc vào hang động, hễ tu là đến một hai năm, không ra khỏi hang, ngay cả Mặt trời cũng không nhìn thấy. Tôi không có điều kiện kinh tế để đi Nepal, nhưng khi đến lúc, tôi sẽ chuẩn bị trước một đài Thiên Táng, dưới tảng đá Thiên Táng đào một cái hang động mà tu hành.

Lão Uy: Tu hành dưới đài Thiên Táng (*)? Có nói quá không vậy?

(*) Thiên Táng là một hình thức mai táng người chết của người Tây Tạng.

Vượng Cát: Chỗ đó gần Thiên Đường nhất. Ở ngoại ô Lhasa, có một ni cô tụng kinh cả ngày dưới đài Thiên Táng, trải qua mấy năm rồi.

Lão Uy: Đồng bào dân tộc Tạng các ông những lúc bình thường đều cực kỳ thân thiện hòa ái, nhưng những lúc Thiên Táng lại rất hung dữ. Sáng sớm hôm qua chúng tôi đã ghé thăm, chỉ là muốn cảm nhận một chút không khí từ xa, đồng bào tộc Tạng liền bao vây từ bốn phương tám hướng, ném đá đuổi chúng tôi đi.

Vượng Cát: Người ngoài các ông không nên đến đó, Thiên Táng là nghi thức của Thần, không phải là nơi để tham quan. Nếu không, những linh hồn thăng lên thiên quốc sẽ bị quấy nhiễu.

Lão Uy: Đúng vậy, chúng tôi đã chạy rất xa, mới dừng lại, nhưng chúng tôi vẫn nhìn thấy một con chim ưng từ nền trời xanh thẫm bay đến, dừng ở núi Lương Sơn. Tiếp đó Mặt trời từ một khoảng trống nhô lên, chiếu rọi một nửa vùng đồi núi rộng lớn, đàn chim ưng bay đến, lượn vòng quanh không trung, sau đó bổ nhào xuống. Trông thấy cảnh tượng ấy, tóc tôi dựng đứng cả lên.

Vượng Cát: Nếu như chúng ta quen biết sớm hơn, tôi có thể thay các ông xin với người nhà của người đã mất, để cho các ông đến gần và cùng cầu nguyện cho linh hồn người chết được lên cõi trời.

Lão Uy: Ông thật là một người tốt. Tôi để địa chỉ lại cho ông, hoan nghênh ông từ nay về sau nếu đến Thành Đô hãy đến nhà tôi làm khách.

Vượng Cát: Tôi từng đến Thành Đô, cũng từng ghé qua những nơi khác ở Đại Lục.

Lão Uy: Đi chùa thắp nhang phải không?

Vượng Cát: Tôi từng thắp nhang ở mấy nơi đó, nhưng không tin người Hán có Phật.

Lão Uy: Ông như vậy không phải là chủ nghĩa tộc Tạng hay sao? Đều là tín đồ của Phật Thích Ca Mâu Ni cả mà. Phật giáo Đại lục và Tạng truyền Phật giáo cũng là chi nhánh, pháp môn khác nhau mà thôi, nhưng cội nguồn là giống nhau. Kỳ thực, Tạng truyền Phật giáo cũng có chia ra Hoàng giáo và Hồng giáo. Suy cho cùng, Phật Đà là phổ độ chúng sinh, cũng không phải chỉ độ người Tạng, mà không độ người Hán. Viện Văn Thù ở Thành Đô, bất luận là những ngày nghỉ lễ bình thường và ngày lễ Phật giáo, đều chật cứng đến nỗi nước chảy không lọt, nếu gặp ngày giảng Kinh thuyết Pháp công khai, thu nhận cư sĩ, Phật đường chẳng thể chứa hết người. Chỉ riêng nhiệt tình tín ngưỡng tôn giáo, người Hán cũng không hề thua kém người Tạng, chỉ là phong tục không giống nhau mà thôi.

Vượng Cát: Người Hán các ông tín Phật chỉ là vì bản thân mình, thăng quan, phát tài, mạnh khỏe, con cái,……Nói cho cùng tất cả những việc của thế tục, đều yêu cầu Phật, rồi lại hứa hẹn đủ điều.

Lão Uy: Đại lục có Phật học viện, chuyên môn nghiên cứu kinh văn, bồi dưỡng những người xuất gia. Trên lịch sử, những người nổi tiếng vì đã nhìn thấu hồng trần mà xuất gia làm hòa thượng cũng không ít. Có một số minh tinh còn thường xuyên đến chùa miếu để quyên tiền, làm đệ tử tục gia của Phật, họ thật sự không hề vì cái gì cả. 

Vượng Cát: Không vì gì cả ư? Này ông, trong thế giới Phật quốc là không được nói dối đâu. Người Hán các ông tin Phật đều là vì đã nhìn thấu hồng trần, làm quan không được, phát tài cũng không xong, sức khỏe lại có vấn đề, con cái không hiếu thuận, còn có chuyện yêu đương nam nữ không được như ý, nên cảm thấy sống không có ý nghĩa gì nữa cả, thế là muốn giải thoát, xuất gia để trốn tránh chuyện đời, người thì ở trong chùa, còn tâm lại ở thế gian.

Phụ nữ cắt tóc, đàn ông cạo đầu, còn khóc lên khóc xuống, chuyện thế tục vẫn còn lởn vởn trong đầu. Các ông thấy việc tín Phật là điều vô cùng thống khổ, đây là sự bất kính to lớn đối với Phật. Vì trong thế giới Tây phương Cực Lạc, những người thống khổ mãi mãi không thể nào vào được.

Người Tạng chúng tôi coi việc tín Phật là điều vô cùng thần thánh, thiêng liêng và hạnh phúc, ngay từ lúc mới sinh ra từ trong bụng mẹ, chúng tôi đã là người của Phật. Phật quốc vô biên, đâu có những thứ “hồng trần”? Chúng tôi đem vàng bạc châu báu dâng tặng cho chùa, đưa những đứa trẻ giỏi giang nhất phụng sự cho Phật. Chúng tôi suốt dọc đường vừa đi vừa bái lạy đến Thánh điện Lhasa, rất lấy làm hạnh phúc vậy, trong lòng cứ mãi hát ca, cái đầu bái lạy đến chảy cả máu sẽ để lại sẹo, chỉ cần thân này còn sống, máu vẫn còn chưa ngừng chảy. Còn về việc bị đói bị khát, bị bệnh, đều sẽ qua đi, Thần Phật sẽ che chở cho chúng tôi.

Người Hán các ông nhìn không ra trong lòng chúng tôi vui vẻ biết dường nào. Đến và đi đều không chút lưu luyến. Các ông lại khác, những thứ trên thế gian mà người Hán các ông muốn chiếm hữu lại rất nhiều. Phật sẽ không giúp bất kì ai những thứ họ mong cầu đâu. Cái ăn, cái mặc, chỗ ở của các ông đều tốt hơn chúng tôi, cũng giảng vệ sinh hơn chúng tôi, nhưng các ông lại đau khổ, vì lòng của các ông đã ở trong địa ngục rồi.

***

Phật đến thế gian là để độ con người về thiên quốc của Ngài, thế nên chỉ những người đạt tiêu chuẩn của Phật mới được bước vào thế giới lòng lành ấy. Ngài đến thế gian tuyệt không phải vì để tạo ra tiền tài, quan chức, sức khỏe hay nhân duyên để trao đổi với con người. Tâm ràng trong danh lợi, đứng trước mặt Đức Phật uy nghiêm, hẳn lòng sẽ vô cùng hổ thẹn. Nếu quan tước, bổng lộc, tiền tài chỉ cần cầu xin là có được thì chỉ có quỷ ma mới đem tới, cũng là một đổi trao sòng phẳng, người mê muội sẽ chẳng biết được mình đã mất những gì. Xót xa thay!

Phúc cho những ai thành tâm tôn kính Thần Phật, một lòng hướng thiện.

Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV

  • FacebookKhông có bình luận
  • Google PlusKhông có bình luận
Y học Tây Tạng: Hệ thống khoa học hoàn chỉnh của nhân loại
Cũng như nền văn hóa Tây Tạng, nền y học Tây Tạng thấm nhuần giáo lý Phật giáo. Ở đây, các thầy thuốc Tây Tạng tin vào luân hồi và dùng từ bi làm nền tảng chữa trị các căn bệnh cả tâm lẫn thân.

y học Tây Tạng, chữa bệnh, Bài chọn lọc, Bức tượng Phật Dược Sư tại bảo tàng Nghệ thuật Rubin ở Manhattan ngày 8/8/2014. Ngài là vị Phật chính thống của y học Tây Tạng và là hình tượng về lòng từ bi mà các thầy thuốc cố gắng noi theo. (June Fakkert/Epoch Times)

Sau thời gian dài buồn bã và lo lắng về hoàn cảnh của gia đình, bác sĩ Suzanne Soehner đã tìm đến một thầy thuốc Tây Tạng để tìm kiếm liều thuốc cổ truyền giúp cô khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay.

Thật bất ngờ, thay vì được khám và kê đơn thuốc, thì cô lại nhận được hai lời khuyên quý giá như sau:

Lời khuyên thứ nhất: “Khi bạn nhận ra mọi thứ chỉ là một giấc mơ thì khi đó mọi buồn phiền sẽ tan biến”.

Lời khuyên thứ hai: “Phật dạy rằng nguồn gốc của hạnh phúc là biết nghĩ cho người khác. Nguồn cơn của khổ đau là chỉ biết nghĩ cho mình”.

”Phật Dược Sư, ông tổ của y học Tây Tạng, là hình mẫu cho các vị thầy thuốc ở đây học theo. Tôi đã bắt đầu tu theo Phật giáo Tây Tạng để hỗ trợ thêm công việc chữa bệnh của mình. Từ bi là một phần không thể thiếu để có được sức khoẻ và hạnh phúc theo tín ngưỡng này”, cô Elliot Tokar, một bác sĩ người Mỹ chuyên về y học Tây Tạng cho biết.
Cũng theo Dawa Ridak, một thầy thuốc Tây Tạng ở Brooklyn, Mỹ: “Từ bi có thể mang lại khoẻ mạnh cho con người, vì một tinh thần tốt sẽ giúp cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh. Từ bi còn khiến cơ thể duy trì sự cân bằng. Khi Tâm được hạnh phúc, cơ thể bạn sẽ tự nhiên khoẻ mạnh lên”.

Còn một tâm hồn toàn chấp trước vào danh, lợi, tình thì sẽ đánh mất bản tính từ bi. Trong y học Tây Tạng, mọi dục vọng được cho là nguyên nhân dẫn đến hao tổn sức khoẻ con người.

y học Tây Tạng, chữa bệnh, Bài chọn lọc, Bức tranh thuộc y học Tây Tạng mô tả hai phần đối lập khỏe và yếu của một cái cây (Ảnh do bảo tàng Nghệ thuật Rubin cung cấp)

“Nguồn gốc của bệnh tật là chấp trước, ràng buộc. Nếu tâm bạn đầy dục vọng,… nó sẽ đầu độc và làm bạn mất cân bằng”, theo Joseph Choeying Phunstoek, một thầy thuốc Tây Tạng được đào tạo tại Trung tâm y học Tây Tạng ở vùng Bắc Ấn và đang hành nghề ở New York.

Phật giáo giảng, có ba dục vọng cơ bản của con người, đó là: tham, sân, si. Từ những dục vọng này, nó có thể dẫn đến những loại bệnh tật khác nhau.

Ví dụ, một người quá tham lam vật chất có thể dẫn đến rối loạn hệ tuần hoàn, thần kinh và tâm trí. Một người nóng giận có thể bị bệnh liên quan tới Huyết và Gan. Si mê có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh từ Hệ bài tiết đến Hệ tiêu hoá.

Dù y học Tây Tạng tin rằng bệnh tật có thể được chữa trị nhờ các liệu pháp tinh thần nhưng họ cũng thừa nhận vai trò của chế độ ăn uống và các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới điều trị.

Từ hàng nghìn năm nay, các thầy thuốc Tây Tạng đã tự mò mẫm và thử nghiệm để có cái nhìn sâu sắc về sức khoẻ và chữa bệnh, biến y học Tây Tạng trở thành một trong những hệ thống y học toàn diện nhất thế giới ngày nay.

Về Khoa học

y học Tây Tạng, chữa bệnh, Bài chọn lọc, Tranh vẽ của y học Tây Tạng mô tả vị trí nội tạng bên trong cơ thể (Ảnh do bảo tàng Nghệ thuật Rubin cung cấp)

Các phương pháp chữa bệnh của y học Tây Tạng bao gồm tiết chế và điều chỉnh lối sống, thực phẩm thiên nhiên, vật lý trị liệu, bấm huyệt và châm cứu.

Tuy nhiên trước khi chữa trị, thầy thuốc sẽ đánh giá tổng quát sức khoẻ của bệnh nhân. Việc thăm khám bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau trong đó có khám lưỡi, mắt, xem qua nước tiểu và phân.

Các thầy thuốc Tây Tạng cũng bắt mạch và đưa ra nhiều câu hỏi về bệnh sử, thói quen và tiết chế, để hiểu được càng nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ càng tốt.

Kỹ thuật bắt mạch của y học Tây Tạng phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đo nhịp tim. Để bắt mạch, thầy thuốc dùng ba ngón tay đặt lên vùng da cổ tay dưới ngón tay cái. Sau nhiều năm rèn luyện, họ có thể nhận ra nhịp đập mạnh yếu, nhanh chậm phản ánh tình trạng sức khoẻ của các cơ quan khác nhau trong cơ thể như thế nào.

y học Tây Tạng, chữa bệnh, Bài chọn lọc, Một bức ảnh được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Rubin ở Manhattan ngày 8/8/2014, với một thầy thuốc Tây Tạng đang bấm huyệt cho bệnh nhân.(June Fakkert/Epoch Times)

Kỹ thuật này chính xác một cách đáng ngạc nhiên. Epoch Times dẫn lời một nhà báo người Áo đến Hoa Kỳ để tìm hiểu các phương thức chữa bệnh cho biết, ông không tin những lời của thầy thuốc Tây Tạng sau khi bắt mạch và chẩn đoán rằng, ông đang có vấn đề về thận. Một vài tháng sau đó, cơn đau do sỏi thận thật sự khiến ông tin những gì thầy thuốc nói.

Tiết chế và thay đổi lối sống thường là bước đầu tiên trong cách điều trị trị của y học Tây Tạng. Bước tiếp theo là dùng thảo dược Tây Tạng bao gồm từ 3 cho đến hơn 150 loại thảo dược và khoáng chất khác nhau. Những phương thuốc này có công thức rất chính xác và được sản xuất qua quá trình vô cùng phức tạp.

y học Tây Tạng, chữa bệnh, Bài chọn lọc, Thuốc điều chế từ thảo dược Tây Tạng được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Rubin ở Manhattan ngày 8/8/2014. Loại thuốc này được bào chế rất đặc biệt với nhiều thành phần truyền thống.(June Fakkert/Epoch Times)

Khác biệt giữa các phương thuốc này so với nguồn cung từ phương Tây là yếu tố môi trường như giống cây trồng, chất lượng và loại đất, lượng mưa và nắng, thời gian trong ngày và trong năm thu hoạch. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công dụng của thảo dược.

Ở Tây Tạng, mọi người rằng cầu nguyện sẽ mang lại năng lượng. Cầu nguyện trong lúc uống thuốc được cho là giúp thuốc có tác dụng tốt hơn.

Sống trọn vẹn

Sinh ra và lớn lên ở Mỹ quốc, Tokar là một trong những thầy thuốc Tây Tạng phương Tây. Anh trở nên hứng thú với y học Tây Tạng sau khi thấy bạn mình khoẻ mạnh một cách thần kỳ nhờ cách chữa trị này.

Người bạn của anh bị ốm nhiều năm vì bệnh lao, viêm khớp và thấp khớp. Sau đó, cô được chẩn đoán là mắc bệnh viêm xương và viêm tuỷ xương.

Các bác sĩ cho biết, cô cần ít nhất 9 tháng điều trị thuốc và phẫu thuật để khỏi bệnh nhiễm trùng. Do đó, cô đã từ bỏ điều trị bằng Tây y để dùng phương pháp y học Tây Tạng.

Chỉ trong 6 tháng, cô “đã có thể hồi phục lại gần như hoàn toàn sức khoẻ của mình”, theo lời Tokar.

Ông Tokar cho rằng, một phần thành công của y học Tây Tạng trong điều trị là ở việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Tokar đã thấy các thầy của mình điều trị một bệnh nhân, người phụ nữ có dấu hiệu bệnh tâm thần. Cô tìm đến đây vì nghe nói y học Tây Tạng có năng lực tâm linh.

“Thầy của tôi chẩn đoán và hiểu ra ngay… cô ấy không mắc bệnh tâm thần. Cô ấy đã dùng nhiều loại thuốc tâm thần khác nhau để chữa bệnh đau đầu và trở thành một người nghiện thuốc… Mọi người thường cảm thấy chuyện đó có vẻ bí ẩn nhưng thật ra nó rất khoa học”, Tokar nhớ lại. Sau một hồi trao đổi, mọi chuyện mới sáng tỏ rằng người phụ nữ này từ lâu bị đau đầu kinh niên

Thầy của Tokar đã hướng dẫn cho người bệnh đó các bước để cải thiện tình trạng và thoát khỏi bệnh tâm thần. Đầu tiên bệnh nhân cảm thấy bối rối và tức giận vì bị nói mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên sau khi bình tĩnh, cô đã đồng ý với đề nghị trên để tiến hành chữa trị.

“Hạnh phúc là khi ta biết nghĩ về những người khác”, cô Soehner luôn nhắc nhở khi điều trị bệnh nhân.

Cô lý giải rằng, Khi thấy bệnh nhân, tôi hoàn toàn biết mình phải làm gì để giúp họ. Trong đoạn thời gian đó, tôi gần như quên đi chính mình, vì tôi toàn tâm tập trung chữa trị cho họ. Cô cũng nhận ra việc làm tình nguyện cũng là phương thức tốt để giúp người khác nhận ra bệnh tật của mình.

“Giúp đỡ những người kém may mắn hơn không hẳn là công việc tình nguyện. Khi đó, chúng ta có thể hiểu được vấn đề của bản thân và có được thái độ biết ơn, giúp hàn gắn vết thương lòng”, cô Soehner chia sẻ.

 Theo Đại Kỷ Nguyên

Thăm học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất hành tinh qua ảnh

Nằm gần như biệt lập khỏi thế giới hiện đại, Larung Gar hiện là học viện Phật giáo Tây Tạng đồ sộ nhất và có tầm ảnh hưởng rộng khắp hành tinh. Với hơn 40.000 tăng ni Phật tử, cộng thêm tín đồ từ nhiều quốc gia thường đến tham gia các khóa học ngắn hạn, nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa hiếm có và hết sức thú vị.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc,

Nếu không phải là người sùng đạo, thì có lẽ đây không phải là một điểm du lịch dành cho bạn, vì để đến được đây bạn phải bắt được chuyến xe buýt duy nhất từ Thành Đô đến Tứ Xuyên lên, rồi phải mất 15 – 16 tiếng đồng hồ băng qua các nẻo đường gập ghềnh, và lang quê nghèo khó để đến được thung lũng.

Tuy nhiên cũng không dễ để đi bằng đường bộ lên đây, vì đường xá vào mùa mưa thường rất lầy lội, đất lại hay sạt lở, mùa đông tuyết rơi dầy và trời rét buốt, cộng thêm chính sách hà khắc hay kiềm kẹp và đàn áp tín ngưỡng, thế nên đường lên Tây Tạng càng trở nên “gập ghềnh lắt lẻo” hơn bao giờ hết.

Đời sống hàng ngày nơi đây xoay quanh tu luyện và bảo trì giới luật Phật giáo, cư dân giữ đời sống đơn sơ qua nhiều thế hệ, không tivi, nước nóng và các phương tiện giải trí ồn ào khác.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Được xem là Học viện Phật giáo Serthar, đây là “ngôi nhà chung” của 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử đến tu tập bộ môn Phật giáo Tây Tạng.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Những ngôi nhà gỗ màu nâu và đỏ giống hệt nhau tạo thành một khối khổng lồ, tựa vào sườn đồi. Mỗi ngôi nhà có 3 phòng, không hề có toilet hay nước nóng.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Điều kiện sống ở Học viện Phật giáo Larung Gar chỉ ở mức cơ bản. Tăng ni Phật tử phải dùng chung toilet. Điện thoại được sử dụng, nhưng TV thì không. Các sư sãi sống gần các Phật tử đến tu tập, phân chia phòng theo tuổi tác và giới tính. Một bức tường lớn ngăn cách khu tu thiền của sư sãi và ni cô. Giới luật ở đây vô cùng nghiêm ngặt.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma viện theo hệ Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng xa xôi hẻo lánh không có người ở.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Wanson Luk đến Larung Gar sau hành trình 20 tiếng đồng hồ từ Thành Đô (Trung Quốc). Anh cho biết, nơi đây có 2 nhà khách nhỏ nhưng đã kín chỗ, vì vậy anh phải ở gần cổng vào. Luk cho biết, học viện mở cửa cho mọi người, và duy trì cuộc sống bằng tiền quyên góp và các mối làm ăn nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Luk chia sẻ: “Người ở đây có phong tục đám ma kỳ lạ theo phương thức Thiên táng. Hôm đó, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con kền kền đợi ăn 7 xác chết. Một nhà sư cầu nguyện trong buổi lễ, sau đó người chủ lễ bắt đầu cắt những xác chết ra. Khi ông làm xong, tất cả lũ kền kền lao vào. Họ cho rằng càng có nhiều kền kền càng tốt vì kền kền không ăn những xác không tốt”.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Thánh đường trung tâm

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Mọi người thường tụ tập ở đây để tụng niệm và ca hát.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Tuyết rơi trắng trên các sườn đồi vào mùa đông.

tây tạng, Phật giáo, học viên, Bài chọn lọc, Một góc đồi khi chiều xuống.

Bruce Phan, Theo Vision Times

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.