ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Ấn Độ: ‘Liên minh với Mỹ, Nhật khó nói chuyện với Nga’
Tuesday, August 25, 2015 17:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Theo chuyên gia, chuyến thăm sắp tới bị trì hoãn đến Moscow của Ngoại trưởng Nhật Bản phản ánh sự trượt dốc nhanh chóng trong quan hệ Nga-Nhật.

“Nga không thể không nhận thấy mối đe dọa cân bằng chiến lược từ liên minh hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật, trong khi Moscow luôn coi Quần đảo Kuril có một vị trí đặc biệt quan trọng trong ‘chính sách Bắc Cực’ của mình” – ông Melkulangara Bhadrakumar nhận xét.

  Chuyên gia Ấn Độ: ‘Liên minh với Mỹ, Nhật khó nói chuyện với Nga’ - Ảnh 1 “Tái khởi động” quan hệ Nga – Nhật vào thời điểm này khó có thể xảy ra

Trong một cuộc trò chuyện với báo Asia Times ngày 24/8, nhà nghiên cứu chính trị Ấn Độ, chuyên gia Melkulangara Bhadrakumar cho rằng, sự phức tạp ngoại giao trong quan hệ Nga – Nhật là không thể tránh khỏi sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Washington và mới đây Tokyo ban hành hướng dẫn hợp tác quốc phòng mới giữa Mỹ và Nhật Bản.

Theo chuyên gia, chuyến thăm sắp tới bị trì hoãn đến Moscow của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida phản ánh sự trượt dốc nhanh chóng trong quan hệ Nga – Nhật.

Trước đó, người ta hy vọng rằng, chuyến thăm của ông Kishida đến Moscow vào ngày 31/8 dự kiến nhằm dọn đường chuẩn bị cho chuyến công du vốn đã bị “đóng băng” từ lâu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Nhật Bản trong năm nay để tìm kiếm một bước đột phá trong cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài 60 năm.

  Chuyên gia Ấn Độ: ‘Liên minh với Mỹ, Nhật khó nói chuyện với Nga’ - Ảnh 2 Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố chuyến thăm của Thủ tướng Nga đến Quần đảo Kuril vừa qua sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển đối thoại chính trị giữa Moscow và Tokyo và làm tổn thương tinh thần người Nhật

Tuy nhiên, sự kiện được mong đợi này đã không diễn ra với nhiều lý do, điển hình nhất là cuối tuần qua Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến thăm Quần đảo Kuril. Theo đánh giá, chuyến thăm của ông Medvedev đến Kuril vừa qua có thể sẽ tác động xấu không chỉ đến chuyến thăm dự kiến trong năm nay của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Nhật Bản mà có thể làm “chao đảo” mối quan hệ giữa Moscow và Tokyo.

Một vấn đề nữa mà chuyên gia Ấn Độ cho là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Nga – Nhật đó là bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật. Chuyên gia nhận xét, hướng dẫn hợp tác quốc phòng lần đầu tiên được sửa đổi kể từ sau năm 1997, quy định vai trò tích cực hơn của Nhật Bản trong việc hỗ trợ các chiến dịch do Mỹ đứng đầu. Hơn nữa, tài liệu được ký vào đúng thời gian khi các lợi ích của Moscow và Washington đụng độ tại Đông Bắc Á.

  Chuyên gia Ấn Độ: ‘Liên minh với Mỹ, Nhật khó nói chuyện với Nga’ - Ảnh 3 Hiện nay, Nga không hy vọng vào chính sách đối ngoại độc lập của Nhật Bản

Ngoài ra, ông cũng nhắc đến dự luật do Hạ viện Nhật Bản thông qua, trong đó cho phép Quân đội Nhật Bản tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài. Theo chuyên gia, hiện nay Nga không xem liên minh Mỹ – Nhật như là nhân tố ổn định tại khu vực và không hy vọng vào chính sách đối ngoại độc lập của Tokyo. Xuất phát từ những luận điểm mới trong Học thuyết Quân sự của Nga thì hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa không thể không gây quan ngại cho Moscow.

Đối với Nga, trong kế hoạch chiến lược của mình Moscow luôn coi Quần đảo Kuril mà Nhật Bản đang tuyên bố chủ quyền có một tầm quan trọng đặc biệt. Những động thái mạnh mẽ mà Chính phủ Nga thực thi trong thời gian gần đây để phát triển cơ sở hạ tầng tại Quần đảo này cho thấy Nga đang có xu hướng chú trọng mở rộng đường biển phía Bắc.

Chuyên gia giải thích, hiện nay tất cả mọi người đều biết rằng, Bắc Cực là khu vực chứa nhiều dầu khí, khí đốt, khoáng sản, nước ngọt, cá… chưa được khai thác, nhưng ít ai nhận ra sự hiện diện chiến lược lớn mạnh tại Bắc Cực sẽ cho phép Nga có thể tiếp cận tất cả các vùng biển trên thế giới.

Cuối cùng, ông Melkulangara Bhadrakumar kết luận, Quần đảo Kuril sẽ trở thành “khu vực tiền phương” trong hệ thống phòng thủ quốc gia và an ninh của Nga. Do vậy, để “tái khởi động” quan hệ Nga – Nhật vào thời điểm hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết đòi hỏi hai nước phải có thiện chí và nỗ lực rất lớn.

Nguyễn Hoàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.