ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cha cậu bé di dân Syria chết thảm trên biển từ chối định cư ở Canada
Saturday, September 5, 2015 18:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tin thời sự quốc tế) – “Tôi muốn sống cuộc đời còn lại của mình ở quê nhà, ngồi bên cạnh mồ các con tôi, hàng ngày bón cho chúng ăn…”

Theo hãng tin AP hôm 5/9, sau khi đưa thi thể vợ và hai con, trong đó có “cậu bé di dân” Aylan Kurdi, về quê nhà ở Kobani (Syria) để an táng, ông Abdullah Kurdi đã từ chối đề nghị đi định cư ở Canada.

Sau khi tai nạn bi thảm xảy ra cho gia đình ông Abdullah Kurdi, bà Tina, em gái của ông định cư từ hơn 2 thập niên qua ở Canada đã đề nghị bảo lãnh cho người anh sang Canada nhưng ông Abdullah từ chối.

  Cha cậu bé di dân Syria chết thảm trên biển từ chối định cư ở Canada - Ảnh 1

Cha của cậu bé Syria xấu số

“Tôi muốn sống cuộc đời còn lại của mình ở quê nhà, ngồi bên cạnh mồ các con tôi, hàng ngày đút cơm cho chúng ăn và nước cho chúng uống”, bà Tina kể lại với giọng nói nghẹn ngào, nước mắt rưng rưng sau khi đã nói chuyện với người anh trai của mình.

“Tôi không cần gì nữa ở thế giới này. Cái tôi có đã tuột khỏi tầm tay tôi. Nhưng cái chết của các con tôi, vợ tôi là lời cảnh tỉnh cho thế giới. Hi vọng chính phủ các nước sẽ giúp đỡ những người di dân khác”, bà Tina nhắc lại những câu nói của người anh.

Gia đình của cậu bé Aylan theo một con tàu của những người di dân từ Syria nhắm hướng đến Canada đã gặp nạn ở ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ. Khi biết thông tin này, bà Tina đã vô cùng hối hận và tự trách mình vì đã đẩy gia đình anh trai vào thảm cảnh đau lòng đó.

Bà cho biết chính bà đã gửi 5.000 USD cho người anh để gia đình của ông Abdullah tham gia vào chuyến vượt biển định mệnh dù người anh không có ý định đi vì quá nguy hiểm cho gia đình, đặc biệt là hai đứa con nhỏ, theo AP.

Bà giải thích rằng bà muốn gia đình sang Canada sinh sống vì ở quê nhà tính mạng của họ quá nguy hiểm trước mối đe dọa của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Một người thân trong gia đình của bà đã bị IS chặt đầu, hình ảnh của người này được gửi từ quê nhà sang cho bà nhưng bà đã đốt đi vì quá sợ hãi mỗi khi nhìn tấm ảnh.

Ông Kurdi, 35 tuổi, đã mô tả chi tiết việc các con trai tuột khỏi tay mình ra sao khi cả nhà cố gắng bám lấy chiếc xuồng cao su bị lật trên Địa Trung Hải, trước khi thi thể của họ dạt vào bờ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên do biển động nên khi mới cách bờ 500 mét, tay lái xuồng đã nhảy khỏi con xuồng và bơi vào bờ. Kurdi không còn cách nào khác ngoài việc phải tự lái xuồng. Sau đó, con xuồng bắt đầu bị vào nước, khiến 12 người trên nó hoảng loạn. Cuối cùng con xuồng chìm hẳn.

“Tôi đang nắm tay vợ mình khi hai con tuột khỏi tay. Chúng tôi đã cố bám lấy con thuyền, nhưng nó xẹp xuống quá nhanh,” ông kể.

“Trời rất tối và mọi người đều la hét. Tôi không thể nghe thấy tiếng của vợ con mình. Tôi đã cố bơi vào bãi biển, bằng cách đi theo hướng của các ngọn đèn. Tôi tìm kiếm vợ con mình trên bãi biển, nhưng không thành,” ông đau đớn nói tiếp.

“Tôi tưởng vợ con đã chạy trốn vì sợ bị bắt giữ nên quay về Bodrum. Khi họ không tới điểm hẹn trong thành phố, tôi bèn tới bệnh viện và biết được sự thật cay đắng.”

Thi thể của hai con ông Kurdi đã được một người phục vụ quầy bar ở địa phương là Adil Demirtas tìm thấy. “Trông như hai anh em vẫn còn đang sống, chỉ đang ngủ và còn mỉm cười. Gương mặt, đôi chân và tay của các bé vẫn rất bình thường. Các con tôi có lẽ đã không nằm dưới nước quá một giờ,” ông kể.

Gia đình Kurdi, vốn thuộc tộc người Kurd, đã chuyển từ thành phố này sang thành phố khác để tránh IS, trước khi chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu tiên họ tới Damascus, nơi ông Kurdi kiếm sống nhờ nghề hớt tóc. Tiếp đó họ tới Aleppo và cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ. Họ trở lại Kobane vào đầu năm nay, sau khi IS đã bị đẩy lùi. Nhưng vào tháng 6 vừa qua, IS đã chiếm lại thành phố và gia đình phải trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau sự kiện “cậu bé di dân”, tin tốt lành đã xảy ra, chính phủ nhiều nước ở châu Âu và Canada quyết định mở cửa để tiếp nhận người tị nạn. Mặc dù muộn màng nhưng đối với hàng trăm ngàn dân tị nạn ở khu vực châu Âu và Trung Đông, đó là phép màu.

Thanh Ngọc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.