ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đến Mỹ, ông Tập sẽ cùng Tổng thống Obama giải bài toán Triều Tiên?
Wednesday, September 23, 2015 16:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Obama vào ngày 25/9 tới, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên chắc chắn sẽ là một trong những chủ đề được ưu tiên hàng đầu.

Truyền thông thế giới hiện đang tập trung vào chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các vấn đề nóng bỏng như tình hình Biển Đông, an ninh mạng, đàm phán hiệp định song phương Mỹ-Trung và việc Trung Quốc giảm giá đồng Nhân dân tệ.

Đây là những vấn đề nếu tạo nên bước đột phá, sẽ góp phần làm giảm căng thẳng giữa hai nước cũng như phát triển một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới”. Tuy vậy, một thách thức khác đang chờ đợi ông Tập và Tổng thống Mỹ Barack Obama đó là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

  Đến Mỹ, ông Tập sẽ cùng Tổng thống Obama giải bài toán Triều Tiên? - Ảnh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khi đến thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ).

Ngày 10/10 tới, Triều Tiên sẽ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên (KWP). Bình Nhưỡng có thể phóng vệ tinh hay tên lửa đạn đạo tầm xa và không ngoại trừ khả năng thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4.

Tính chất quan trọng của vấn đề này có thể sẽ buộc ông Tập và Tổng thống Mỹ Obama đạt được một thỏa thuận chung. Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bình Nhưỡng nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên

Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã có dấu hiệu lạnh nhạt kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân vào năm 2013. Mối quan hệ càng xấu đi sau khi ông Kim Jong-un xử tử người chú rể Jang Song Thaek, vốn có quan hệ gần gũi với Bắc Kinh.

Trong dịp lễ duyệt binh hồi ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này, Triều Tiên chỉ cử Ủy viên Bộ Chính trị Choe Ryong-hae đến dự. Có nguồn tin nói rằng, ông Choe chỉ được sắp xếp ngồi xa khu trung tâm trong khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lại ngồi gần ông Tập.

Trên thực tế, ông Choe không nắm giữ vị trí quan trọng trong chính phủ và như vậy việc phải xếp sau các nhà lãnh đạo, thủ tướng các quốc gia là một điều bình thường. Sự sắp xếp này phản ánh quan điểm của Trung Quốc về việc duy trì mối quan hệ truyền thống với Triều Tiên.

Không loại trừ khả năng ông Choe đã có những cuộc hội đàm riêng với các quan chức Trung Quốc, về những vấn đề nhạy cảm mà hai bên quan tâm.

Việc duy trì một mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên ổn định là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của ông Tập Cận Bình. Điều nà cũng giúp Bắc Kinh cải thiện trao đổi kinh tế trong khu vực đông bắc vốn hết sức cần thiết.

Các nhà phân tích cho rằng, dựa trên nền tảng của mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên và tầm quan trọng của việc duy trì các kênh đối thoại cởi mở, Bắc Kinh có thể vẫn sẽ gửi phái đoàn các quan chức cấp cao đến Bình Nhưỡng vào ngày 10/10 tới. Mặc dù theo truyền thông Hàn Quốc, Trung Quốc không nằm trong danh sách các nước được mời tới dự quốc lễ trọng đại này.

Vấn đề Triều Tiên và chuyến thăm Mỹ của ông Tập

  Đến Mỹ, ông Tập sẽ cùng Tổng thống Obama giải bài toán Triều Tiên? - Ảnh 2

Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng.

Nếu như Triều Tiên phóng vệ tinh trong dịp lễ kỷ niệm, điều này có thể đẩy Trung Quốc vào tình thế khó xử. Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên vừa mới được cải thiện có thể sẽ lại trở nên đóng băng.

Mặt khác, nếu Bắc Kinh không phản ứng mạnh mẽ, Mỹ và cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ gây sức ép lên Trung Quốc. Hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm vì vậy cũng sẽ bị hoen ố.

Chuyến thăm Mỹ của ông Tập là cơ hội để Trung Quốc giải thích chính sách đối với Triều Tiên, nhằm tránh khả năng hiểu lầm trên quy mô quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Trung-Mỹ tìm kiếm giải pháp cho bài toán Triều Tiên.

Theo The Diplomat, ông Tập nên khẳng định rõ quan điểm rằng, khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là vấn đề của Trung Quốc mà còn là của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Tập cũng cần hối thúc Mỹ đề xuất phương án giải quyết thay vì chỉ gây sức ép bằng lệnh trừng phạt.

Trong bối cảnh ông Obama đã bước vào quãng thời gian hai năm cuối của nhiệm kỳ Tổng thống, ông chủ Nhà Trắng đã thành công trong việc khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba và mở cách cửa hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Iran.

Bên cạnh Cuba và Iran, Triều Tiên là một trong 3 quốc gia mà chính sách ngoại giao của Mỹ cần tạo nên bước đột phá thực sự. Nếu như ông Obama thực sự quan tâm đến giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, chắc chắn Tổng thống Mỹ sẽ cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc.

Đăng Nguyễn (theo The Diplomat)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.