“Doanh nghiệp SME không nên tiếp cận, cạnh tranh trực tiếp ngay với các DN nước ngòai ở các mặt hàng tiếp cận thị trường đại chúng mà thay vào đó nên đi vào thị trường ngách…”
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được nhận định sẽ có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, tới từng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời gian tới.
Theo 2 chuyên gia Phạm Chi Lan và Lê Xuân Nghĩa: “Doanh nghiệp SME không nên tiếp cận, cạnh tranh trực tiếp ngay với các DN nước ngòai ở các mặt hàng tiếp cận thị trường đại chúng mà thay vào đó nên đi vào thị trường ngách với việc tìm ra các điểm khác biệt của riêng mình”.
Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa trao đổi về biến động tỷ giá và ảnh hưởng của tỷ giá đến lãi suất, hoạt động của DN SME
Đây chính là quan điểm, chia sẻ của 2 chuyên gia kinh tế hàng đầu tại hội thảo “Cơ hội, thách thức và những giải pháp tài chính hữu hiệu” dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu” do Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) phối hợp với trường doanh nhân PTI tổ chức vào cuối tháng 8/2015.
Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề về cơ hội và sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam khi các hiệp định thương mại được ký kết, những tác động của biến động tỷ giá và cán cân thương mại đối với hoạt động của doanh nghiệp, dự báo tình hình kinh tế vĩ vô và các chính sách kinh tế, bài học kinh nghiệm thực tế dành cho doanh nghiệp….
Hội thảo đã cung cấp cho các doanh nghiệp một bức tranh toàn cảnh về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, những cơ hội và thách thức đang đặt ra để từ đó vạch đường đi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh sự chia sẻ về quan điểm của các chuyên gia, tại hội thảo, đại diện lãnh đạo VPBank đã chia sẻ với doanh nghiệp xuất nhập khẩu những giải pháp tài chính, những gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp dành riêng cho nhóm ngành và cách tiếp cận vốn vay của ngân hàng một cách nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả.
Đại diện lãnh đạo VPBank chia sẻ với doanh nghiệp tại hội thảo
Ông Phạm Phú Khôi – Phó TGĐ VPBank cho biết: “Để chuẩn bị cho môi trường kinh doanh không biên giới và bất định, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm còn nên chuẩn bị kỹ kiến thức tài chính vững vàng, tận dụng các công cụ tài chính hữu ích từ ngân hàng, đảm bảo tận dụng cơ hội biến động tiền tệ, tỷ giá để luôn có lợi trên thị trường khi tham gia xuất nhập khẩu”.
PV