ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tên lửa của phát xít Đức đã đưa người Mỹ lên vũ trụ ra sao?
Thursday, September 10, 2015 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Hồ sơ tư liệu) – Các loại vũ khí khủng khiếp vốn do các lao động khổ sai sản xuất đã không gây ảnh hưởng bao nhiêu đến cục diện cuộc chiến, nhưng lại có khả năng làm thay đổi thế giới.

“Khi đó đã có một sự tranh giành ngấm ngầm trong việc đoạt lấy công nghệ tên lửa V2,” John Becklake, cựu giám đốc kỹ thuật của Bảo tàng Khoa học London, nói. “Giữa Mỹ, Nga, Pháp và chúng tôi.”

  Tên lửa của phát xít Đức đã đưa người Mỹ lên vũ trụ ra sao? - Ảnh 1

Tên lửa V2

Người đứng đầu chương trình vũ khí Báo thù của Hitler, Wernher von Braun, đã đầu hàng Mỹ vào tháng 5/1945 và được bí mật đưa sang Hoa Kỳ.

Cũng trong tháng đó, Nga tìm được các tài liệu và cơ sở thí nghiệm của Von Braun tại Peenemünde trên bờ biển Baltic.

Pháp thì tập hợp được chừng 40 khoa học gia và kỹ sư tên lửa của Đức, còn Anh chiếm được đủ tên lửa cho một loạt các chuyến bay thử nghiệm.

Được biết đến với tên gọi Chiến dịch Backfire, chương trình của Anh có mục tiêu phóng các tên lửa V2 từ Hà Lan bay lên tới sát rìa bầu khí quyển rồi hạ xuống biển Bắc.

Việc thử nghiệm đã thành công; các tên lửa được báo là đã rơi xuống chỉ cách các mục tiêu định sẵn chỉ ba dặm, tức là chính xác hơn so với những gì người Đức đã đạt được trong cuộc chiến.

Nhóm kỹ sư quan sát các thử nghiệm thấy rằng von Braun đã giải quyết được những vấn đề then chốt trong kỹ thuật tên lửa: ông đã thiết kế động cơ đẩy có kích cỡ lớn, hệ thống bơm tiên tiến để nạp nhiên liệu đủ nhanh và hệ dẫn đường phức tạp.

“Theo nghĩa đen thì khi đó tên lửa đã ra khỏi Trái Đất,” Becklake, người sau này có tham gia trợ giúp khôi phục lại tên lửa V2 để trưng bày trong bảo tàng cho biết. “Các công nghệ cao đã được áp dụng đầy đủ trên chiếc V2.”

  Tên lửa của phát xít Đức đã đưa người Mỹ lên vũ trụ ra sao? - Ảnh 2

Khi đó, các kỹ sư tại Hiệp hội Liên hành tinh Anh quốc ở London thấy rằng công nghệ này có thể giúp họ hiện thực hoá giấc mơ xây dựng tàu vũ trụ, một giấc mơ mới chỉ năm năm trước còn bị coi là hão huyền.

Năm 1946, một thành viên của hiệp hội, nhà thiết kế và nghệ sĩ Ralph Smith đã đưa ra đề xuất chi tiết nhằm chuyển đổi tên lửa V2 thành một loại “tên lửa có thể mang theo người.”

Đề án Megaroc của Smith đưa ra ý tưởng mở rộng và tăng độ chịu tải cho vỏ của tên lửa V2, khiến nó chứa được nhiều nhiên liệu hơn, thay thế đầu đạn nặng 1 tấn bằng khoang chứa người.
Lúc đó, tên lửa không đủ mạnh để đưa người lên quỹ đạo. Thay vào đó, nhà du hành (khi đó chỉ cho phép một người ngồi trong) được phóng lên quỹ đạo hình parabol cách Trái Đất 300.000 mét.

Được phóng lên ở một góc 2 độ, khi lên tới vũ trụ, tên lửa sẽ rớt xuống mặt đất còn phần đầu hình nón sẽ tách ra để lộ phần khoang chở người.

Thiết kế khoang chở người của Smith có hai cửa sổ và phi hành gia trong bộ đồ vũ trụ chịu được độ cao sẽ có vài phút để từ không gian quan sát Trái Đất, bầu khí quyển và Mặt Trời.
Trong thời kỳ đối đầu giữa phương Tây với Liên Xô, Megaroc lẽ ra có thể trở thành dự án lý tưởng phục vụ việc do thám lãnh thổ đối phương.

  Tên lửa của phát xít Đức đã đưa người Mỹ lên vũ trụ ra sao? - Ảnh 3

Sau khoảng năm phút ở trạng thái không trọng lượng, khoang chở người sẽ rơi lại vào Trái Đất, và những tấm cách nhiệt sẽ bảo vệ an toàn cho phi hành gia. Những chiếc dù sẽ bung ra để khoang này đáp xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng.

Thậm chí còn có cả dù riêng dành cho tên lửa giúp việc rơi xuống không gây hư hại, khiến tên lửa có thể dùng đi dùng lại được nhiều lần.

Smith đã tính toán chi tiết, từ kích thước chính xác của tên lửa tới sức đẩy của động cơ và gia tốc hướng tâm mà phi hành gia sẽ phải chịu đựng.

“Thiết kế rất thực tiễn,” David Baker, nhà sử học chuyên về không gian đồng thời là chủ biên tạp chí Spaceflight, người đã nghiên cứu các mẫu thiết kế Megaroc, nói.

“Tất cả các công nghệ này đều đã tồn tại và nếu được triển khai, nó có thể lên vũ trụ trong vòng từ ba tới năm năm.”

Baker, người đã được đào tạo về công nghệ V2 tại Hoa Kỳ và có sự nghiệp hầu như gắn bó với NASA trong vai trò kỹ sư thuộc chương trình tàu con thoi, cho biết khi đó Megaroc đã đi trước thời đại tới 10 năm.

  Tên lửa của phát xít Đức đã đưa người Mỹ lên vũ trụ ra sao? - Ảnh 4

“Tới năm 1951, người Anh đã có thể đưa người lên vũ trụ, bay vào quỹ đạo,” ông nói.

Smith trình thiết kế tàu không gian lên Bộ Vật tư Quốc phòng Anh vào tháng 12/1946 nhưng sau vài tháng thì bị bác. Smith từ bỏ dự án, chuyển sang thiết kế phi thuyền vũ trụ và trạm vũ trụ khổng lồ hoạt động trên quỹ đạo.

Mặc dù đã đi trước với Chiến dịch Backfire, Anh Quốc lại quyết định từ bỏ công nghệ tên lửa V2 và tập trung các nguồn lực hạn hẹp của mình sang nghiên cứu công nghệ hàng không và hạt nhân.

“Nước Anh đã đổ toàn bộ tiền bạc vào việc khác,” Becklake nói. “Chúng tôi đã khánh tận.”

“Đề án của Smith được đưa ra đúng vào thời điểm khó khăn nhất của nước Anh,” Baker cũng đồng ý. “Vào năm 1946-47, đất nước đã kiệt quệ.”

Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, câu chuyện lại khác hẳn.

Quân đội Mỹ đã dành cho Von Braun bất kỳ nguồn lực nào ông cần để phát triển tên lửa V2 sang thế hệ tiếp theo.

Kết quả là tàu Mercury-Redstone đã đưa Alan Shepard, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Mỹ, lên không gian vào năm 1961.

Tàu vũ trụ chở người đầu tiên của Mỹ có thiết kế rất giống với thiết kế của Smith.
“Redstone là phiên bản phát triển từ chiếc V2,” Becklake nói. “Không có thêm một kỹ thuật thực sự mới nào được đưa ra, nhưng chính Redstone đã đưa Alan Shepard lên vũ trụ.”

Giá như Bộ Vật tư Quốc phòng chuẩn thuận dự án thì nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới đã là người Anh.

  Tên lửa của phát xít Đức đã đưa người Mỹ lên vũ trụ ra sao? - Ảnh 5

“Anh Quốc khi đó đã vượt trước người Mỹ tới 10 năm,” DavidBaker nói. “Về bản chất, Megaroc chính là Mercury-Redstone.”

“Thật vô cùng thất vọng,” Baker nói, “nhưng cũng đáng hài lòng ở chỗ điều đó cho thấy nước Anh đã xây dựng được một xã hội tân tiến, cả về tài chính lẫn điều kiện sống, và cũng từng đạt được công nghệ tân tiến.”

Chế tạo ra một con tàu vũ trụ mới tinh, có thể sử dụng lại nhiều lần với một ngân sách khiêm tốn chính là điều các công ty như Virgin Galactic and Xcor đang theo đuổi ngày nay.

Các hãng nhỏ hơn như Reaction Engines của Anh thì đang phát triển các hệ thống tên lửa đẩy tiên tiến chuyên dùng cho tàu vũ trụ trong tương lai.

“Tinh thần của Megaroc vẫn còn mãi,” Baker nói. “Chúng ta cần những chính trị gia đầy cảm hứng, thấu hiểu giá trị thực sự của những ý tưởng này – chúng ta cần chứng minh là có thể làm được và chúng ta phải làm lại một lần nữa.”

Theo BBC

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.