ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Mỹ: Washington hãy quên mộng lập vùng cấm bay ở Syria
Saturday, October 24, 2015 17:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình chiến sự ở Syria) – Việc Mỹ cố gắng lập vùng cấm bay ở Syria trong thời điểm hiện tại sẽ chỉ khiến cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp, dẫn đến những hệ quả khó lường.

Ít nhất 19 lần trong những năm qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận về việc thay đổi chiến lược quân sự ở Syria. Và lần này, vấn đề được đưa ra thảo luận là khả năng Mỹ thiết lập vùng cấm bay ở Syria.

Đây là nội dung mà các ứng viên Tổng thống ở cả hai Đảng dân chủ và Cộng hòa, đặc biệt là bà Hillary Clinton tranh cãi kịch liệt với ông Obama thời gian gần đây.

  Chuyên gia Mỹ: Washington hãy quên mộng lập vùng cấm bay ở Syria - Ảnh 1

Phi công Nga tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố ở Syria.

Theo chuyên gia Aaron David Miller, Phó chủ tịch Trung tâm Học giả quốc tế Woodrow Wilson và từng là cựu cố vấn về Trung Đông của Mỹ, Washington sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét mọi khả năng có thể nếu lập vùng cấm bay ở Syria.

Chuyên gia Miller cho rằng, ý tưởng lập vùng cấm bay ở Syria hiện tại là không khả thi. Washington hiện không có một chiến lược quân sự toàn diện nhằm buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức, tái xây dựng đất nước Syria cũng như đề ra kế hoạch đảm bảo phiến quân Hồi giáo IS không củng cố quyền lược trong thời hậu Assad.

Mỹ thực tế chưa từng xây dựng được kế hoạch quy mô như vậy. Quốc hội và người dân Mỹ chắc chắn vẫn còn nhớ những bài học ở Iraq và Afghanistan. Việc tăng cường can thiệp vào Syria sẽ chỉ khiến Hoa Kỳ tiêu tốn thêm hàng nghìn tỷ USD trong một thí nghiệm kiểu khoa học xã hội.

Kế hoạch lập vùng cấm bay dường như trở lại dựa trên nhiều yếu tố khách quan bao gồm cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu hay chiến dịch không kích chống khủng bố ở Syria của Tổng thống Nga Putin. Trong năm cuối của nhiệm kỳ, dường như chính quyền Tổng thống Mỹ Obama đang cố gắng tìm cách giải quyết cuộc xung đột Syria, tránh một thảm kịch tương tự như ở Rwanda có thể xảy ra.

Chuyên gia Miller nhấn mạnh, trong bối cảnh Mỹ không có chiến lược quy mô, vùng cấm bay ở Syria sẽ không đem lại bất cứ thay đổi lớn nào.

Đây là điểm hoàn toàn khác biệt so với những gì từng diễn ra trong những năm 1990. Khi đó Mỹ cùng các đồng minh tiến hành cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nhằm bảo vệ người Kurd ở Iraq khỏi chế độ Saddam Hussein. Washington thiết lập vùng an toàn, nhằm đảm bảo tính mạng cho người Kurd cũng như tạo cơ hội để họ trở về nhà.

Với sự đồng thuận mạnh mẽ của quốc tế, Mỹ chỉ phải đối đâu với cựu Tổng thống Saddam Hussein cũng như sẵn sàng đưa bộ binh vào một số khu vưc nhằm chống lại các hành động xâm nhập của đối phương.

Ngày nay, ở Syria, nhiều các phe phái chiến đấu vì những mục đích riêng khiến cho tình hình trở nên hỗn loạn. Nga và Syria đã mở chiến dịch nhằm vào phiến quân IS cũng như phe đối lập. Mỹ chỉ muốn tiêu diệt IS trong khi nội bộ các nhóm cực đoan như al-Qaeda, IS và Nusra Front chĩa súng vào nhau.

Chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh trong hơn một năm qua đã không phát huy hiệu quả thì liệu việc thiết lập vùng an toàn có thể ngăn cản các tay súng cực đoan? Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng không sãn sàng cho kế hoạch triển khai bộ binh đến Syria.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự ở Syria sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro trước các máy bay Nga trên bầu trời. Điều gì sẽ xảy ra nếu như phi công Mỹ bị IS bắt giữ? Liệu Washington có thể được lợi ích gì?, chuyên gia Miller đặt câu hỏi.

Ông Miller cho rằng, Mỹ hiện cũng chưa xác định kế hoạch lập vùng cấm bay sẽ phục vụ cho mục đích gì, nhằm buộc Moscow phải đàm phán, bảo vệ thường dân hay tạo cơ hội để phe đối lập được huấn luyện và bảo vệ.

Nhà văn Mark Twain nổi tiếng với câu nói “lịch sử sẽ không bao giờ lặp lại chính nó nhưng tất cả đều có chung vần điệu”. Mỹ và NATO đã dấn thân vào cuộc chiến trên không ở Libya trong 8 tháng để rồi lật đổ nhà độc tài Moammar Gadhafi vào năm 2011. Nhưng điều gì đã và đang xảy ra tiếp sau đó?

Chuyên gia Miller kết luận, trước khi đi đến quyết định, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên suy nghĩ kỹ về những hệ quả cũng như bài học trong quá khứ. Mỹ có tiềm lực và sức mạnh để can thiệp vào Syria nhưng liệu Washington đã sẵn sàng cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Đăng Nguyễn (theo Wall Street Journal)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.