ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Một mình Mỹ sẽ không thể ngăn chặn tham vọng của TQ ở Biển Đông’
Wednesday, October 28, 2015 16:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình Biển Đông) – Việc Mỹ triển khai tàu chiến tuần tra Biển Đông tỏ ra muộn màng và không thể thành công nếu không có sự ủng hộ của đồng minh châu Á cũng như các quốc gia khác trong khu vực.

Theo tác giả Peter Jennings, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia, việc Mỹ đưa tàu chiến đến đi qua vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông đã khẳng định những bất đồng trong lợi ích chiến lược của hai nước ở Biển Đông.

Sự kiện này không dẫn đến xung đột trên diện rộng nhưng có thể sẽ tạo nên một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở châu Á.

  'Một mình Mỹ sẽ không thể ngăn chặn tham vọng của TQ ở Biển Đông' - Ảnh 1

Ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia.

Việc Bắc Kinh cải tạo đảo nhân tạo ở Biển Đông đã nằm trong chiến lược của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông Tập nắm vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương vào năm 2012. Ông Tập nhắm đến chính sách ở Biển Đông cũng như vấn đề an ninh mạng để củng cố quyền lực trong quân đội.

Mặc dù Trung Quốc luôn bày tỏ mối quan hệ thân thiện với các quốc gia láng giềng nhưng Bắc Kinh đã đơn phương theo đuổi lợi ích chiến lược trong việc quân sự hóa đảo nhân tạo, nhằm kiểm soát Biển Đông, theo ông Jennings.

Trung Quốc về cơ bản luôn muốn đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực bờ biển của nước này càng xa càng tốt. ĐIều này nếu thành công sẽ khiến các lực lượng Mỹ khó khăn hơn trong việc triển khai quân sự bảo vệ vùng lãnh thổ Đài Loan hay đồng minh Nhật Bản.

Nhằm ngăn chặn kịch bản này, Trung Quốc hướng đến chiến lược thống trị hàng hải, khiến cho bất cứ lực lượng quân sự nào muốn tấn công phải suy nghĩ kỹ.

Mục đích thứ hai của Trung Quốc nhằm bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Các tàu ngầm này dễ dàng bị phát hiện ở vùng nước nông, do vậy Trung Quốc cần đưa các tàu ngầm hạt nhân đến vùng nước sâu ở Thái Bình Dương.

Mối đe dọa trả đũa hạt nhân của Trung Quốc đã khiến quan hệ Mỹ-Trung rơi vào căng thẳng tương tự như Nga-Mỹ. Bắc Kinh sẽ chủ động hơn trong các chiến lược ở khu vực khi đã làm chủ lực lượng hạt nhân ở mặt đất, trên biển và trên không.

Trung Quốc đã hoàn thiện đường băng dài 3.000 m trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang xây dựng thêm hai đường băng nữa.

Những đường băng này có thể không tồn tại lâu nếu như xung đột xảy ra nhưng góp phần tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động trên không và trên biển trong khu vực.

Chiến lược của Mỹ cho đến nay đã không phát huy hiệu quả, theo ông Jennings. Bắc Kinh có thể bất ngờ nhưng quyết định điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen đến tuần tra vùng 12 hải lý là khá muộn màng.

Trung Quốc hiện đang gây sức ép đối với Mỹ bằng các tuyên bố ngoại giao cứng rắn. Hai bên có thể tổ chức cuộc hội đàm cấp cao nhưng quan điểm khác biệt sẽ khiến cuộc gặp khó có thể tạo nên đột phá.

Đây là thời điểm mà Australia và các quốc gia khác trong khu vực cần thể hiện quan điểm ủng hộ hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi Bắc Kinh sẽ chỉ mong muốn rằng, không có quốc gia nào khác ngoài Mỹ dám thách thức khả năng của Trung Quốc.

Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và các quốc gia khác cũng cần biến lời nói thành hành động, khẳng định quyền tự do hàng hải trong khu vực vùng biển quốc tế. Bởi một thất bại cũng sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn đến việc kiểm soát một trong những tuyến đường giao thương trên biển quan trọng nhất thế giới.

Australia hiện đang cân nhắc khả năng đưa tàu đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa để tuần tra cùng với Mỹ.

Một quan chức quốc phòng khác, tham gia vào việc lập kế hoạch cho Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne, xác nhận các hoạt động tuần tra trên biển đã được chuẩn bị, mặc dù chưa chính thức được triển khai.

Tác giả Jennings kết luận, nhiệm vụ tuần tra của tàu khu trục tên lửa USS Lassen và phản ứng của Trung Quốc đã nhấn mạnh hiện thực cạnh tranh đầy khó khăn ở khu vực châu Á.

Đăng Nguyễn (theo The Australian, WSJ)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.