TPP – Cạm bẫy mạ vàng
Friday, October 9, 2015 23:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Dạo này báo chí Việt Nam lăng xê cho TPP hơi bị nhiều theo chiều hướng chỉ có lợi trở lên, thậm chí còn ví như nồi cơm Thạch Sanh. Giữa lúc ấy Trung Quốc lôi kéo Nhật, nam Triều Tiên, New Zealand, Ấn Độ, Úc gia nhập RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership), một tổ chức tương tự như TPP nhằm đối đầu với TPP khu vực Thái Bình Dương và TTIP giữa Mỹ và châu Âu. Nếu RCEP được thành lập, tổ chức này sẽ có 50% dân số, nắm 1/3 kinh tế thế giới và 30% thương mại toàn cầu.
Nhưng điều gì đang xảy ra khi gần như trong cùng một thời điểm, ba tổ chức ra đời trong ba khu vực thuộc châu Á, châu Âu và châu Mỹ: TPP, TTIP, RCEP? Đâu là mặt trái sẽ phát sinh sau khi Việt Nam gia nhập TPP? Gần như không một bài báo nào đề cập tới!
Nếu đơn thuần TPP chỉ là hiệp định thương mại tự do, chỉ là gỡ bỏ hàng rào thuế quan, thiết lập môi trường luật pháp, kinh doanh đồng bộ giữa các quốc gia, một trong những dân đen ủng hộ đầu tiên sẽ có tôi trong đó. Nếu chỉ là tránh đánh thuế hai lần, thậm chí miễn thuế cho các mặt hàng từ các nước trong tổ chức, hỗ trợ kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của người dân thì chẳng cần hỏi bạn cũng hiểu rằng, nội dung đàm phán sẽ được công khai, hiệp định sẽ có trong tay của mỗi người dân và người ta không cần phải đóng cửa khi đàm phán. Nhưng thực tế TPP hay TTIP trọng tâm nằm ở đâu?
Hiệp định thương mại tự do đã có rất nhiều, song phương cũng có, đa phương cũng nhiều. Cho tới thời điểm này, khu vực thương mại tự do lớn nhất là Trung Quốc và ASEAN, thứ hai là khu vực liên minh châu Âu sau đó là NAFTA giữa Mỹ, Canada và Mexico. Như vậy nếu thêm ba tổ chức kia chính thức được các nước thông qua, hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trong các tổ chức sẽ chồng chéo lên nhau và sẽ có giá trị thế nào với những nước cùng một lúc có chân trong nhiều tổ chức chẳng hạn Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand?
Thực tế TPP cũng như TTIP chỉ chú trọng vào một vấn đề chính, đó là bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nói cho rõ thì khi ấy chính phủ các nước nhỏ về quyền hành cũng chỉ tương đương một tập đoàn lớn và mọi nền dân chủ đã và đang phát triển sẽ bị bóp chết từ trong trứng nước và nhà nước khi ấy chỉ còn vị trí điều hành trên danh nghĩa. Tuy nhiên ngoài việc trích dẫn chung chung từ các quan chức về những khó khăn có thể khi tham gia TPP, cho tới giờ chưa có bài báo nào phân tích cụ thể về mặt trái, những thứ được đàm phán trong bí mật của TPP.
Dẫn chứng một số những vụ kiện nhà nước xuất phát từ các tập đoàn thời gian qua:
- Ai Cập bị tập đoàn Veolia của Pháp kiện vì thông qua qui định lương tối thiểu, vi phạm điều khoản trong hiệp định bảo vệ nhà đầu tư ký năm 1974. 82 triệu USD là số tiền mà Veolia đòi chính phủ Ai Cập phải trả. Diễn biến vụ kiện cho tới nay chưa rõ vì nằm trong bí mật. Tuy nhiên theo thông tin ban đầu, chính phủ Ai Cập sẽ thua
- Ecuador bị thua kiện do bảo vệ một số khu vực thiên nhiên trong Amazona, không chấp nhận cho khoan thăm dò và khai thác dầu mỏ. 8 tỷ USD là số tiền mà tòa án Mỹ phán quyết Ecuador phải trả.
- Arghentina bị kiện vì muốn hủy việc tư hữu hóa nước sạch trước đó. Vụ kiện này các tập đoàn cũng thắng và Arghentina đã phải trả một khoản tiền rất lớn.
Bên cạnh đó còn nhiều vụ kiện khác đang diễn ra trên toàn thế giới nhắm vào các chính phủ, phần lớn thuộc các nước đang phát triển. Nhưng các vụ kiện diễn biến ra sao? Tòa án qui mô như thế nào? Thực tế theo các chuyên gia luật của Đức cho biết (tôi không rành luật nên không nắm rõ), các vụ kiện tương tự ở trên được đưa ra xem xét trong một tổ trọng tài bao gồm 3 luật sư ngồi họp trong phòng kín với nhau, không luật sư biện hộ, bên bị không mà bên đơn cũng không và tư cách của bất cứ chính phủ nào khi bị đưa ra kiện cũng chỉ là mấy tờ giấy, quyền lợi của bất kỳ đất nước nào cũng chỉ tương đương lợi nhuận của một doanh nghiệp. Bạn còn ủng hộ TPP nữa hay không? Tôi thì chắc chắn không!
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo