ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần qua
Sunday, November 15, 2015 1:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dường như Mỹ đã để ngoài tai những cảnh báo của TQ, ngày 13/11, Lầu Năm Góc bắn tin cho biết, trong tuần, 2 máy bay B-52 đã thực hiện các chuyến bay áp sát các đảo nhân tạo do TQ xây phi pháp.

Bầu cử lịch sử ở Myanmar

Chuyển động thời sự châu Á nổi bật nhất tuần qua đó là những thông tin về cuộc bầu cử có tính chất lịch sử ở Myanmar với chiến thắng vang đội của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.

Myanmar bắt đầu trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế kể từ khi Tổng thống Thein Sein có quyết định mở đường cho thay đổi và cải cách đất nước. Ông đã được ghi danh lịch sử Myanmar với vai trò là người dẫn đầu tiến trình cải cách không thể đảo ngược tại quốc gia Đông Nam Á.

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần qua - Ảnh 1

Bà Aung San Suu Kyi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp tại Bắc Kinh tháng 6/2015

Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi, một nhà hoạt động chính trị cách đây vài năm vẫn là một tù nhân trong tuần qua đã giành được những chiến thắng quan trọng, số ghế của NLD trong Quốc hội Myanmar đã đủ để kiểm soát cả Thượng và Hạ viện Myanmar.

Không chỉ có vậy, bà Aung San Suu Kyi đã nhận được sự hậu thuẫn của quân đội và toàn thể người dân Myanmar, những người đang trông đợi vào một sự thay đổi kỳ diệu nhằm đưa đất nước đi lên.

Việc làm đầu tiên, vô cùng có ý nghĩa của bà Aung San Suu Kyi sau khi thắng cử là tuyên bố khởi động tiến trình hòa giải dân tộc. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng có lẽ là tiền đề để phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng tiến lên của Myanmar.

Ngay sau khi hay tin về chiến thắng của bà San Suu Kyi, ở bên kia bờ đại dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama – một trong những nguyên thủ nước ngoài đầu tiên gọi điện chúc mừng cá nhân bà Suu Kyi cũng như đảng NLD.

Đối với Mỹ, sự thay đổi ở Myanmar có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi Mỹ đang muốn phổ biến các giá trị tư tưởng dân chủ kiểu phương Tây trên quy mô toàn cầu cũng như khi Washington đang hiện thực hóa chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương.

Đa Chiều, một tờ báo của cộng đồng người Hoa tại Mỹ cách đây không lâu cũng đã có nhận định cho rằng: “Hoa Kỳ đang nỗ lực thiết lập một chính quyền, hay nói khác là một nền dân chủ thân Mỹ tại Myanmar để ngăn chặn bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc giống như những gì Bắc Kinh đang cố gắng đạt được ở khu vực châu Mỹ Latin sau khi gần đây TQ đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với sự tham gia của lãnh đạo các quốc gia Caribbean và châu Mỹ Latin (CELAC) ở thủ đô Bắc Kinh”.

Mục đích đã và đang được thể hiện của Mỹ là kiểm soát, tạo ảnh hưởng của mình trước ba thế lực lớn nhất hiện nay ở Myanmar gồm: quân đội, Liên đoàn vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và cả lực lượng phiến quân du kích ở Kachin.

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần qua - Ảnh 2

Bà Aung San Suu Kyi hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2012.

Với Trung Quốc, sự thay đổi của Myanmar thực sự là một sự kiện khiến Bắc Kinh đứng ngồi không yên bởi một khi Myanmar đi theo con đường của phương Tây, đặc biệt là thân Mỹ thì Trung Quốc sẽ khó lòng có thể can thiệp vào vấn đề chính trị tại quốc gia này. Điều TQ sợ hãi nhất đó là khi chứng kiến các quốc gia láng giềng thay đổi theo mô hình phương Tây.

Bắc Kinh cũng sẽ khó có thể thực hiện những chính sách chiến lược kể cả về kinh tế lẫn chính trị để bành trướng, mở rộng ảnh hưởng xuống phương nam.

Trước khi Myanmar thay đổi đi theo con đường mới, Trung Quốc và Myanmar có hợp tác với nhau trong xây dựng và vận hành các đường ống dẫn dầu chuyển năng lượng từ Myanmar lên đất Trung Quốc. Dự án này là 1 trong 4 tuyến đường cung dầu mỏ nhập khẩu lớn nhất của Bắc Kinh.

Các tuyến đường này chỉ nhỏ hơn về quy mô so với các dự án Trung Quốc – châu Á, Trung Quốc – Nga và hệ thống mạng lưới khai thác dầu dưới biển của Bắc Kinh và nó có một tầm quan trọng chiến lược đối với giới lãnh đạo của TQ. Hệ thống đường ống dẫn dầu mỏ từ Myanmar cho phép chuyển dầu từ Nam Á lên lục địa Trung Quốc mà không cần đi quan khu vực Eo Biển Malacca.

Tuy nhiên, một khi Mỹ thành công trong việc thiếp lập chính quyền mới thân Washington tại Myanmar thì TQ sẽ đứng trước nguy cơ đổ bể các dự án chiến lược, đặt Bắc Kinh vào tư thế bị tổn thương lợi ích nghiêm trọng.

Myanmar đối với Trung Quốc là một khu vực chiếm vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong kế hoạch xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của ông Tập Cận Bình đề ra.

Chính vì vậy, nhận định được tiềm năng, thế đứng và vai trò của bà San Suu Kyi đối với đất nước Myanmar trong tương lai nên ngay từ tháng 6/2015, Bắc Kinh đã xúc tiến một cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và lãnh đạo NLD – San Suu Kyi.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, khi bà San Suu Kyi lên nắm quyền, chính sách của Myanmar đối với Trung Quốc sẽ có sự thay đổi, vì họ cho rằng lãnh đạo NLD có xu hướng thân phương Tây.

Bà Suu Kyi gần như cũng không bao giờ công khai nói về các dự án lớn trong quan hệ với Trung Quốc. Khi gặp ông Tập Cận Bình, dư luận cũng không để ý thấy những cam kết, hứa hẹn với Bắc Kinh cho dù truyền thông TQ khi đó nhấn rất mạnh rằng:

Trung Quốc theo dõi sát sao cuộc tổng tuyển cử lịch sử ở Myanmar và mối quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar sẽ không bị ảnh hưởng cho dù đảng của bà Aung San Suu Kyi chiến thắng.

Tình hình Biển Đông

Một trong những chủ đề nổi bật nhất trong chuyển động thời sự châu Á tuần qua đó là vấn đề Biển Đông khi tình hình khu vực có những động thái, tuyên bố đáng chú ý.

Đầu tiên, liên quan đến an ninh và hợp tác quân sự ở khu vực, báo chí Philippines công khai đánh tiếng cho biết về khả năng Philippines sẽ ký một thoả thuận phòng thủ chiên lược với Hoa Kỳ ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến châu Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC.

Giới bình luận ví von rằng, đây có thể được xem là một món quà lớn, có giá trị chiến lược đối với Hoa Kỳ trước khi người đứng đầu Nhà Trắng đến Manila. Nhận định này có thể đúng bởi ông Obama chỉ công du ra nước ngoài một khi đã nắm trong tay những thỏa thuận, hợp tác mang tính dấu mốc với quốc gia sẽ đến.

Nếu thỏa thuận phòng thủ mới Mỹ ký kết, Philippines có thể sẽ vững tâm và mạng dạn hơn trong cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ với Trung Quốc – nước đang hiện thực hóa mưu đồ nuốt trọn toàn bộ diện tích Biển Đông.

Đối với Mỹ, có được thỏa thuận phòng thủ mới Mỹ đồng nghĩa với việc quân đội của Washington sẽ hiện hiện nhiều hơn tại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines nơi Mỹ đang xoay trục, tranh giành ảnh hưởng với siêu cường mới nổi Trung Quốc.

Liên quan đến tình hình Biển Đông cũng như quan hệ giữa TQ với các quốc gia láng giềng, ngày 10/11/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông qua phát ngôn viên Hồng Lỗi đã lên tiếng phản đối phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter khi quan chức đề cập đến tự do đi lại ở Biển Đông và cho rằng Trung Quốc gần đây đã có các hành động thách thức trật tự quốc tế. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được đưa ra hôm 7/11/2015 vừa qua khi ông có mặt ở California.

Với những lập luận cũ rích và phi lý, Trung Quốc vẫn cố tình nhận vơ quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là “lãnh thổ xa xưa của Trung Quốc” để từ đó đòi hỏi các nước trong đó có Mỹ phải làm theo ý mình. Bắc Kinh cũng không quên cáo buộc ngược lại nhằm vào Mỹ bằng câu hỏi kèm trả lời rằng “Rốt cuộc là ai đang phá hoại trật tự quốc tế, gây ra phiền phức, sự thực đã rất rõ ràng.”

Dường như để ngoài tai những tuyên bố, cảnh báo của Trung Quốc, ngày 13/11/2015, Lầu Năm Góc thông qua truyền thông quốc tế đã bắn tin cho biết, trong tuần, 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đã thực hiện các chuyến bay áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở khu vực không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần qua - Ảnh 3

Oanh tạc cơ B-52 của Không quân Mỹ

Cùng với việc đưa tàu chiến tuần tra quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông cách đây không lâu, sự kiện 2 máy bay ném bom bay gần khu vực TQ đòi hỏi chủ quyền phi lý được xem như là hành động thách thức đối với tham vọng phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Báo Reuters cho biết, khi máy bay ném bom của Mỹ tiếp cận gần các đảo TQ đang hiện diện trái phép đã có liên lạc và phản đối từ các trạm mặt đất nhưng phi công Mỹ đã phớt lờ điều này. Điều đó cho thấy, TQ hoàn toàn nhận biết được sự hiện diện của máy bay ném bom Mỹ nhưng không có tuyên bố gì trên truyền thông cho đến khi chính Mỹ làm điều đó.

Ngay sau khi báo chí quốc tế đưa tin về sự kiện, Trung Quốc mới chính thức lên tiếng bày tỏ phản đối hành động của Mỹ với những lập luận nghe qua cũng có thể biết ngay là ngụy biện và gượng gạo.

Trong tuần, cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về phát biểu sai trái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore liên quan đến chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7/11 vừa qua, ngày 12/11/2015, đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, đồng thời, đóng góp tích cực cho hoà bình và ổn định của khu vực và trên thế giới.

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần qua - Ảnh 4

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Lê Hải Bình

Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Philippines

Tuần qua, mặc dù Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Philippines chưa diễn ra và sẽ chỉ thực sự bắt đầu vào tuần tới nhưng đã có một số thông tin đáng chú ý được cung cấp cho báo chí bằng cách này hay cách khác đó là:

Thứ nhất, Trung Quốc tuyên bố rào trước, sẽ né tránh vấn đề tranh chấp Biển Đông tại diễn đàn APEC và cho rằng đây là diễn đàn hợp tác kinh tế, sẽ không để vấn đề tranh chấp lãnh thổ và chính trị lấn át các vấn đề khác.

Thứ hai, trái với phía Trung Quốc, báo chí Mỹ cho biết, trong chuyến công du châu Á nhân sự kiện tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Philippines, trọng tâm làm việc của Tổng thống Mỹ Obama sẽ là vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, thông tin từ phía Nga cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã đổi ý, không tham dự APEC tại Philippines lần này mà thay ông sẽ là Thủ tướng Medvedev – người được giới quan sát cho là có quan hệ tốt hơn với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Dù không tham dự nhưng phía Nga cũng khẳng định rằng điều này không ảnh hưởng tới những cuộc trao đổi giữa ông với các nhà lãnh đạo khác. Một số cuộc gặp song phương đã được lên kế hoạch ở hội nghị này sẽ được thay thế bằng các cuộc điện đàm, ngoài ra còn một số cuộc gặp khác chưa sắp xếp được.

Hòa Bình

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.